A.Mục tiêu
Qua bài này , HS :
ã Giải thích được thế nào là 2 đường thẳng vuông góc nhau.
ã Công nhận tính chất : có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và vuông góc đường thẳng a.
ã Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
ã Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.
ã Biết vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
ã Bước đầu tập suy luận.
B.Chuẩn bị :SGK, êke , giấy rời.
C.Tiến trình dạy học
I.ổn định lớp (1p)
II.Kiểm tra bài cũ (5p)
Gọi 1 HS lên bảng trả lời :
+Thế nào là 2 góc đối đỉnh.
+ Tính chất 2 góc đối đỉnh
+ Vẽ góc đối đỉnh của góc 900
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Hai đường thẳng vuông góc
Tiết 3
Ngày soạn : 26/8/09 Ngày dạy : 27/8/09
A.Mục tiêu
Qua bài này , HS :
Giải thích được thế nào là 2 đường thẳng vuông góc nhau.
Công nhận tính chất : có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và vuông góc đường thẳng a.
Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.
Biết vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
Bước đầu tập suy luận.
B.Chuẩn bị :SGK, êke , giấy rời.
C.Tiến trình dạy học
I.ổn định lớp (1p)
II.Kiểm tra bài cũ (5p)
Gọi 1 HS lên bảng trả lời :
+Thế nào là 2 góc đối đỉnh.
+ Tính chất 2 góc đối đỉnh
+ Vẽ góc đối đỉnh của góc 900
III.Bài giảng
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc (10p)
Cho cả lớp làm ?1
Dùng bút vẽ theo nếp gấp , quan sát các góc tạo thành bởi 2 nếp gấp ?
vẽ 2 đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O , góc xOy = 900. Giải thích tại sao các góc đều vuông ? (dựa vào bài tập 9)
Ta nói 2 đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc nhau. Vậy thế nào là 2 đường thẳng vuông góc?
Ta kí hiệu như sau :
Nêu cách diễn đạt như SGK trang 84.
2.Vẽ 2 đường thẳng vuông góc(12p)
Muốn vẽ 2 đường thẳng vuông góc nhau ta làm thế nào ?
Ngoài ra còn cách vẽ nào khác ?
Yêu cầu 1HS lên làm ?3, cả lớp làm vào vở.
Yêu cầu HS làm ?4 theo nhóm
Điểm O nằm ở đâu?
Với mỗi điểm O thì có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc đường thẳng a cho trước ?
Ta thừa nhận tính chất sau :
Tính chất (sgk)
Bài tập :
Điền vào chỗ trống :
Hai đường thẳng vuông góc với nhau là 2 đường thẳng …
Cho đường thẳng a và điểm M , có một và chỉ một đường thẳng b đi qua M và …
đường thẳng xx’ vuông góc đường thẳng yy’ , kí hiệu là …
2.Câu nào đúng , câu nào sai ?
a- Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
b- Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
3.Đường trung trực của đoạn thẳng (10p)
V ẽ đoạn thẳng AB, trung điểm I của nó; vẽ đường thẳng d đi qua I và vuông góc AB?
Gọi 2 HS lên vẽ.
Ta nói d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Vậy thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng AB?
Định nghĩa (sgk)
Chú ý 2 điều kiện : đi qua trung điểm và vuông góc.
Ta nói A và B đối xứng nhau qua d nếu d là trung trực của AB.
Muốn vẽ đường trung trực vủa 1 đoạn thẳng ta làm thế nào ?
Cho CD = 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của CD?
Làm như hình 3a,3b
Thu được hình vẽ :
x
x’
y’
y
O
Nhận xét : các góc đều vuông
Là 2 đường thẳng cắt nhau và tạo thành 1 góc vuông.(hay 4 góc vuông).
a
Làm như BT9
a’
Làm ?4 theo nhóm
Điểm O có thể nằm trên đường thẳng a hoặc nằm ngoài đường thẳng a.
Quan sát hình 5,6 và vẽ theo
Chỉ có duy nhất 1 đường thẳng đi qua O và vuông góc a.
Làm bài :
1.Điền thêm vào :
- cắt nhau và tạo thành 1 góc vuông
vuông góc a
2.a.đúng b.Sai(có thể góc không vuông)
I
A
B
d
2 HS vẽ trên bảng , cả lớp vẽ vào vở:
Là đường thẳng vuông góc với AB tại trung điểm của nó.
Đọc lại định nghĩa.
Nhắc lại .
Ta dung thước và êke để vẽ.
Vẽ vào vở , 1 HS lên bảng vẽ.
I
C
D
d
+ vẽ CD = 3cm
+ xác định I trên CD sao cho CI =1,5cm
+Qua I vẽ d vuông góc CD.
IV. củng cố (5p)
Nhắc lại định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng?
Câu nào đúng , câu nào sai :2 đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc nhau :
2 đường thẳng cắt nhau tại O.
2 đường thẳng cắt nhau tạo thành 1 góc vuông.
2 đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 góc vuông.
Mỗi đường thẳng là phân giác 1 góc bẹt.
2 HS nhắc lại
Cả 4 câu đều đúng
V.Hướng dẫn về nhà (2p)
Học thuộc lòng định nghĩa và tính chất.
Luyện vẽ 2 đường thẳng vuông góc và đường trung trực của đoạn thẳng.
Làm bài tập 13,14,15,16 (sgk-86,87)
Bài 10,11(sbt)
********************************
File đính kèm:
- Tiet 3.doc