Giáo án Toán học 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê – Tần số

I/ Mục tiêu:

- Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo và nội dung). Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra làm quen với khái niệm tần số của 1 giá trị.

- Biết các ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.

* Trọng Tâm:

Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê ban đầu.

II/ Chuẩn bị

GV: Bẳng phụ, thước thẳng.

HS: Bảng nhóm, thước thẳng, học bài làm bài tập

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê – Tần số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh Soạn ngày: Dạy ngày: Tiết 41 Chương III – thống kê Thu thập số liệu thống kê – tần số I/ Mục tiêu: - Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo và nội dung). Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra làm quen với khái niệm tần số của 1 giá trị. - Biết các ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. * Trọng Tâm: Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê ban đầu. II/ Chuẩn bị GV: Bẳng phụ, thước thẳng. HS: Bảng nhóm, thước thẳng, học bài làm bài tập III/ Các hoạt động dạy học Tgian Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1. Thu thập số liệu, bảng liệu thống kê ban đầu VD: (SGK – 4) GV treo bảng số liệu thống kê (SGK) Lập bảng số liệu thống kê ban đầu của số con trong từng gia đình, trong 1 xóm. GV hướng dẫn học sinh lập bảng cho hs họat động theo nhóm HS nghe giáo viên giới thiệu - Việc làm của người điều tra được gọi là thu thập số liệu. - Các số liệu ghi trong bảng được gọi là bảng số liệu thống kê. HS họat động nhóm STT Tên chủ hộ Số con 1 Nguyễn Văn Hùng 3 2 Hoàng Văn Mạnh 2 3 Phạm Quang Tiến 2 ….. ………………….. ….. 2. Dấu hiệu a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra. ? Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì? GV: Vấn đề hay hiện tượng người điều tra tìm hiểu gọi là dấu hiệu (thường được ký hiệu bằng các chữ in hóa X, Y…) ? Dấu hiệu X trong bảng 1 là gì? ? Mỗi lớp 1 đơn vị điều tra vậy trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra. ? Lớp 6B trồng được bao nhiêu cây? ? Lớp 8C trồng được bao nhiêu cây? Mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu. Số giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (thường ký hiệu là N) HS: Số cây trồng được của mỗi lớp HS Dấu hiệu X ở đây là số cây trồng được của mỗi lớp Trong bảng 1 có 12 đơn vị điều tra. HS 6B trồng được 30 cây. 8C trồng được 35 cây. HS nghe GV giới thiệu. 3. Tần số của mỗi giá trị. ?5: Có bao nhiêu số khác nhau trong cột cây trồng được? Nêu cụ thể các số đó. ?6: Có bao nhiêu đơn vị trồng được 30 cây (giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X). Hãy trả lời tương tự với các giá trị 35, 50. Giáo viên: Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. - Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là x. - Tần số của dấu hiệu ký hiệu là n. Cho học sinh làm bài tập ?7 đọc phần đóng khung trong SGK. - Có 3 số khác nhau. - Giá trị 30 xuất hiện 3 lần. - Giá trị 35 xuất hiện 5 lần. - Giá trị 50 xuất hiện 1 lần. Chú ý (SGK – 7) 4. Luyện tập, củng cố. Bài tập 2 (SGK-7) a. Dấu hiệu x trên bảng là thời gian đi từ nhà đến trường ( tính bằng phút). - Có tất cả 10 giá trị. b. Có tất cả 5 giá trị khác nhau. 5. Hướng dẫn. - Học bài, nhớ các khái niệm. - Làm bài tập 1, 3, 4 (SGK-7, 8, 9)

File đính kèm:

  • docTIET 41.doc
Giáo án liên quan