I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
- Kỹ năng: Có kĩ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệucũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
- Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
GV:Bảng phụ ghi bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS:Chuẩn bị một vài bài điều tra, bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 42: Thu thập số liệu thống kê, tần số (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09.01.2010
Tiết: 42
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
Kỹ năng: Có kĩ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệucũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
GV:Bảng phụ ghi bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS:Chuẩn bị một vài bài điều tra, bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 1ph
2. Kiểm tra bài cũ: 7ph
HS1:a) Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị của dấu hiệu làgì?
b) Lập bảng số liệu thống kê ban đầu theo chủ đề mà em tự chọn. Sau đó tự đặt câu hỏi và trả lời.
HS2:Chữa bài tập 1/3 SBT(Đưa bảng phụ ghi đề bài )
Đáp án :
1 . Định nghĩa ( SGK )
2 . a) Để có được bảng trên người điều tra phải gặp lớp trưởng của từng lớp để lấy số liệu.
b) Dấu hiệu: Số HS nữ trong một lớp.
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 24; 25; 28 với tần số tương ứng là: 2; 1; 3; 3; 3; 1; 4; 1; 1; 1.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10ph
10ph
10ph
5ph
HĐ1: Bài tập 3/8 SGK
-Đưa bảng phụ ghi đề bài
Thời gian chạy 50 m của các HS lớp 7 được thầy thể dục ghi lại trong hai bảng 5 và 6.
Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng)
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng)
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng
(đối với từng bảng)
HĐ2: Bài 4/9 SGK:
-Đưa bảng phụ ghi đề bài
Goi HS lần lượt làm từng câu hỏi.
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hệu và tần số của chúng.
HĐ3: Bài 3/ 4 SBT:
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề
Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ (tính theo kwh) trong một xóm gồm 20 hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau:
75
100
85
53
40
165
85
47
80
93
72
105
38
90
86
120
94
58
86
91
-Theo em thì bảng số liệu này còn thiếu sót gì và cần phải lập bảng như thế nào?
-Bảng này phải lập như thế nào?
HĐ4: Củng cố
GV bổ sung câu hỏi:
-Cho biết dấu hiệu là gì? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của từng giá trị đó?
HS trả lời
a) Dấu hiệu : Thời gian chạy 50m của mỗi HS(nam, nữ)
b) Đối với bảng 5: Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 20 5.
Đối với bảng 6: Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 20 4.
c) Đối với bảng 5:
Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8.
Tần số của chúng lần lượt là:2; 3; 8; 5; 2.
Đối với bảng 6: Các giá trị khác nhau là:8,7; 9,0; 9,2; 9,3.
Tần số của chúng lần lượt la:3; 5; 7; 5.ø
- HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu .
a)Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
Số các giá trị: 30.
b)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:5
c) Các giá trị khác nhaulà 98; 99; 100; 101; 102.
Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là:3; 4; 16; 4; 3.
-1 HS đọc to đề bài.
-HS trả lời câu hỏi
Bài tập 3/8 SGK
a) Dấu hiệu:Thời gian chạy 50m của mỗi HS(nam, nữ)
b) Đối với bảng 5: Số các giá trị là 20.
Số các giá trị khác nhau là 5 .
Đối với bảng 6: Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 4 .
c) Đối với bảng 5:
Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8.
Tần số của chúng lần lượt là:2; 3; 8; 5; 2.
Đối với bảng 6: Các giá trị khác nhau là:8,7; 9,0; 9,2; 9,3.
Tần số của chúng lần lượt la:3; 5; 7; 5.ø
Bài 4/9 SGK:
a)Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
Số các giá trị: 30.
b)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:5
c) Các giá trị khác nhau là 98; 99; 100; 101; 102.
Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là:3; 4; 16; 4; 3.
Bài 3/ 4 SBT:
-Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ của từng hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền.
-Phải lập danh sách các chủ hộ theo một cột và cột khác ghi lượng điện tiêu thu ïtương ứng với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được.
-Dấu hiệu là số điện năng tiêu thụ (tính theo kwh) của từng hộ.
-Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 28; 40; 47; 53; 58; 72; 75; 80; 85; 86; 90; 91; 93; 94; 100; 105; 120; 165.
Tần số tương ứng của các gía trị trên lần lượt là: 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1;2; 2; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1.
4. Hướùng dẫn về nha và chuẩn chuẩn bị cho tiết sau: 2ph
- Học kĩ lí thuyết ở tiết 41.
- Tiếp tục thu thập số liệu, lập bảng số liệu thống kê ban đầu và đặt câu hỏi có trả lời về kết quả thi học kì môn văn của lớp.
Làm bài tập sau: Số lượng HS nam của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
18
14
20
27
25
14
19
20
16
18
14
16
Cho biết:
Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu.
Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tấn số của từng giá trị đó.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiet 42THU THAP SO LIEU .doc