I>Mục Tiêu:
- HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B, trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
- Rèn luyện kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
II>Chuẩn Bị: GV: - Địa điểm thực hành cho các tổ.
- Các giác kế và cọc tiêu để các tổ thực hành.
HS:- Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm:
+ 4 cọc tiêu,mỗi cọc dài 1,2 m
+ 1 giác kế
+ 2 sợi dây, mỗi sợ dài khoảng 10 m
+ 1 thước đo độ dài.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết: 42 và 43 - Bài 9: Thực hành ngoài trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 42 và 43 Bài 9: THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
Tuần:24 và 25
I>Mục Tiêu:
HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B, trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
Rèn luyện kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
II>Chuẩn Bị: GV: - Địa điểm thực hành cho các tổ.
- Các giác kế và cọc tiêu để các tổ thực hành.
HS:- Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm:
+ 4 cọc tiêu,mỗi cọc dài 1,2 m
+ 1 giác kế
+ 2 sợi dây, mỗi sợ dài khoảng 10 m
+ 1 thước đo độ dài.
III> Phương pháp dạy học:
Vấn đáp, luyện tập và thực hành, tình huống có vấn đề, hoạt động theo nhóm nhỏ.
IV>Tiến trình lên lớp:
Ổn định
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm:
GV đưa hình 149 lên bảng phụ và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
-GV vừa nêu các bước làm, vừa vẽ dần để được hình 150 SGK
Cho trước hai điểm A và B, giả sử hai điểm đó bị ngăn cách bởi 1 con sông nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy B nhưng không tới được. Đặt giác kế tại điểm A, vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
- Sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng xy vuông góc với AB ?
GV cùng hai HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xyAB
- Sau đó lấy một điểm nằm trên xy.
- Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
-Làm thế nào để các định được điểm D ?
-Đặt giác kế tại D, vạch tia Dm vuông góc với AD. Cách làm như thế nào ?
-Dùng cọc tiêu, xác định trên tia Dm điểm C sao cho B, E, C thẳng hàng.
-Đo độ dài CD.
-Yêu cầu HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm (tr 138-SGK)
Cả lớp lắng nghe.
HS: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua A.
- Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và hai khe hở ở thanh quay thẳng hàng.
- Cố định mặt đĩa, quay thanh quay 900, điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với hai khe hở ở thanh quay.
Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy.
-Có thể dùng dây đo đoạn thẳng AE rồi lấy trên tia đối của tia EA điểm D sao cho ED = EA.
Hoặc: Có thể dùng thước đo để được ED = EA.
-Cách làm tương tự như vạch đường thẳng xyAB
HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm.
1. Nhiệm vụ:
Cho trước hai cọc A và B, trong đó ta nhìn thấy cọc B nhưng không đi được đến B. Hãy xác định khoảng cách từ A đến B giữa hai chân cọc.
2. Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Chuẩn bị thực hành:
- Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ.
- GV ghi nhận việc báo cáo.
-Các nhóm trưởng báo cáo.
Hoạt động 3: Tiến hành thực hành:
GV cho HS tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ. Với mỗi cặp điểm A-B có hai nhóm cùng làm để đối chiếu kết quả, hai nhóm lấy điểm E1, E2 nên lấy trên hai tia đối nhau gốc A để không vướng nhau khi thực hành.
-Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn thêm cho HS.
Các nhóm thực hành như GV đã hướng dẫn.
-Trong thời gian thực hành, thư kí của mỗi nhóm ghi nhận tình hình, thái độ và kết quả thực hiện.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HAI NHÓM THỰC HÀNH:
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Thu các kết quả của các nhóm.
- Kiểm tra tại chỗ và nêu nhận xét, đánh giá, ghi điểm thực hành của từng tổ.
- Điểm thực hành của từng học sinh có thể thông báo sau.
Các tổ tổng kết tình hình và kết quả thực hành nộp cho GV.
Hoạt động 5: Dặn dò:
Vệ sinh chân tay cá nhân.
Cất giữ dụng cụ.
Yêu cầu HS chuẩn bị để tiết sau ôn tập chương:
+ Soạn trả lời các câu hỏi ôn tập chương II (tr123 – SGK tập I)
+ Compa, bút chì để vẽ hình.
+ Làm bài tập 67; 68 (tr140; 141 –SGK tập I)
Hướng dẫn:
BT67: Có thể làm trực tiếp vào SGK.
BT68: Xem lại các định lí đã học ở SGK tập I và làm vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET42-43.doc.DOC