A. Mục tiêu : Thông qua bài học giúp học sinh :
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức; Đơn thức thu gọn ; Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.
- Biết nhân 2 đơn thức ; Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
- Rèn tính cẩn thận trong công việc.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi?1.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 53, 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 - Tiết 53
Ngày dạy: 06/03/08
Đ3. đơn thức
A. Mục tiêu : Thông qua bài học giúp học sinh :
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức; Đơn thức thu gọn ; Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.
- Biết nhân 2 đơn thức ; Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
- Rèn tính cẩn thận trong công việc.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi ?1.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
I. Kiểm tra bài cũ (6phút)
- Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ?
- Làm bài tập 9 (SGK-Trang 29).
II. Dạy học bài mới(30phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đưa ?1 lên bảng phụ, bổ sung thêm 9; ; x; y
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh trình bày.
- GV: các biểu thức như câu a gọi là đơn thức.
? Thế nào là đơn thức.
? Lấy ví dụ về đơn thức.
- Giáo viên thông báo.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Giáo viên đưa bài 10 (SGK-Trang 32) lên bảng phụ.
? Trong đơn thức trên gồm có mấy biến ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào.
- Giáo viên nêu ra phần hệ số.
? Thế nào là đơn thức thu gọn.
? Đơn thức thu gọn gồm mấy phần.
? Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chú ý.
? Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn.
? Xác định số mũ của các biến.
? Tính tổng số mũ của các biến.
? Thế nào là bậc của đơn thức.
- Giáo viên thông báo
- Cho biểu thức A = 32.167 ; B = 34. 166
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép tính A.B
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
? Muốn nhân 2 đơn thức ta làm như thế nào.
1. Đơn thức.
?1
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Làm theo yêu cầu của SGK.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- 3 học sinh trả lời.
- 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
Định nghĩa: (SGK).
Ví dụ: 2x2y; ; x; y ...
- Số 0 cũng là một đơn thức và gọi là đơn thức không.
?2
Bài tập 10 (SGK-Trang 32).
Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5-x)x2 đây không phải là đơn thức.
2. Đơn thức thu gọn.
Xét đơn thức 10x6y3
Gọi là đơn thức thu gọn
10: là hệ số của đơn thức.
x6y3: là phần biến của đơn thức.
- 3 học sinh trả lời.
- 3 học sinh lấy ví dụ và chỉ ra phần hệ số, phần biến.
Chú ý (SGK).
- Học sinh: 4xy2; 2x2y; -2y; 9
3. Bậc của đơn thức.
Cho đơn thức 10x6y3
Tổng số mũ: 6 + 3 = 9
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
Định nghĩa: (SGK).
- Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
- Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
4. Nhân hai đơn thức.
Ví dụ: Tìm tích của 2 đơn thức 2x2y và 9xy4
(2x2y).( 9xy4)
= (2.9).(x2.x).(y.y4)
= 18x3y5.
- 2 học sinh trả lời.
III. Củng cố (7ph)
Bài tập 13 (SGK-Trang 32). (2 học sinh lên bảng làm)
a)
b)
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Học theo SGK. Bài tập 11, 12, 14 (SGK-Trang 32)
- Làm các bài tập 14; 15; 16; 17; 18 (SBT-Trang 11, 12).
- Đọc trước bài ''Đơn thức đồng dạng''
HD bài 13:
a) ta có bậc của đơn thức là 3 + 4 = 7
HD bài 14:
- 9xy ; 9x2y ; - 9xy2 ; 9x4y ...............
Tuần 25 - Tiết 54
Ngày dạy: 08/03/08
Đ4. đơn thức đồng dạng
A. Mục tiêu : : Thông qua bài học giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm 2 đơn thức đồng dạng, nhận biết được các đơn thức đồng dạng.
- Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng ; Rèn kĩ năng cộng trừ đơn thức.
- Giáo dục ý thức tìm hiểu các danh nhân văn hóa, lòng tự hào dân tộc.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi bài tập.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
I. Kiểm tra bài cũ (6phút)
- Học sinh 1: Đơn thức là gì ? Lấy ví dụ 1 đơn thức thu gọn có bậc là 4 với các biến là x, y, z.
- Học sinh 2: Tính giá trị đơn thức 5x2y2 tại x =1; y = 1.
II. Dạy học bài mới (27phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đưa ?1 lên bảng phụ.
- Đại diện một nhóm trình bày.
Các đơn thức của phần a là đơn thức đồng dạng.
? Thế nào là đơn thức đồng dạng.
- Giáo viên đưa nội dung ?2 lên bảng phụ.
- Giáo viên cho học sinh tự nghiên cứu SGK.
? Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3
- Giáo viên đưa nội dung bài tập lên bảng phụ.
1. Đơn thức đồng dạng:
?1
- Học sinh hoạt động theo nhóm, viết ra giấy.
- 3 học sinh phát biểu.
- Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Chú ý: SGK
?2
- Học sinh làm bài: bạn Phúc nói đúng.
2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
- Học sinh nghiên cứu SGK khoảng 3' rồi trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Cả lớp làm bài.
- 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
?3
Bài tập 16 (SGK-Trang34).
Tính tổng 25xy2; 55xy2 và 75xy2.
(25 xy2) + (55 xy2) + (75 xy2) = 155 xy2
III. Củng cố (10ph)
Bài tập 17 (SGK-Trang 35) (cả lớp làm bài, 1 học sinh trình bày trên bảng).
Thay x = 1; y = 1 vào biểu thức ta có:
(Học sinh làm theo cách khác)
Bài tập 18 (SGK-Trang 35) Giáo viên đưa bài tập lên bảng phụ và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.
- Học sinh điền vào giấy: LÊ VĂN HƯU
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Nắm vững thế nào là 2 đơn thức đồng dạng.
- Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- Làm các bài 15 (SGK-Trang 34).
- Làm các bài 19, 20, 21, 22 (SBT-Trang 12).
File đính kèm:
- Dai 53+54.DOC