I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết khái niệm đường trung trực của 1 tam giác và mỗi tam giác có ba đường trung trực.
- Chứng minh được hai định lý. Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
* Trọng Tâm:
Khái niệm đường trung trực của tam giác, cm hai định lý
II/ Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, bút dạ, thước kẻ, êke compa.
HS: Thước hai lề, ê ke, phấn mầu.
III/ Các hoạt động dạy học
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 61: Tính chất ba đường trung trực của tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Soạn ngày:22/4/2007
Dạy ngày:27/4/2007
Tiết 61
tính chất ba đường trung trực của tam giác
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết khái niệm đường trung trực của 1 tam giác và mỗi tam giác có ba đường trung trực.
- Chứng minh được hai định lý. Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
* Trọng Tâm:
Khái niệm đường trung trực của tam giác, cm hai định lý
II/ Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, bút dạ, thước kẻ, êke compa.
HS: Thước hai lề, ê ke, phấn mầu.
III/ Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10’
1. Kiểm tra bài cũ
Cho tam giác ABC dùng thước và compa dựng 3 đường trung trực của 3 cạnh AB, BC, CA có nhận xét gì về ba đường trung trực này.
Gọi HS lên bảng thực hiện
3 đường trung trực này cùng đi qua 1 điểm.
10’
2. Đường trung trực của tam giác
GV vẽ tam giác ABC và đường trung trực của cạnh BC rồi giới thiệu “trong 1 tam giác đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó.
1 tam giác có mấy đường trung trực
Trường hợp nào đường trung trực đo qua đỉnh đối diện với cạnh ấy.
Vật trong 1 tam giác cân đường phân giác của góc ở đỉnh đồng thời là đường trung trực của cạnh đáy cũng đồng thời là đường trung tuyến của tam giác.
HS vẽ hình theo GV
HS: 1 tam giác có 3 đường trung trực.
HS: Trong 1 tam giác cân đường trung trực của cạnh đáy đi qua đỉnh đối diện với cạnh đó.
HS phát biểu định lý.
15’
3. Tính chất ba đường trungtrực của tam giác.
Vừa rồi khi vẽ 3 đường trung trực của tam giác em đã có nhận xét gì về 3 đường trung trực.
Y/C HS đọc định lý trang 78 SGK.
GV vẽ hình 48 và trình bày như SGK
Nêu gt, kl của định lý.
Chú ý: GV giới thiệu đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác để xđ tâm đường tròn ngoại tiếp ta cần vẽ mấy đường trung trực của tam giác.
HS: 3 đường trung trực này đi qua 1 điểm.2 HS đọc định lý.
Học sinh khác vẽ hình vào vở.
gt
DABC
b là đường trung trực của AC
c là đường trung trực của AB
b cắt x tại O
kl
O nằm trên trung trực của BC
OA = OB = OC
HS trình bày phần cm như SGK.
HS cần vẽ 2 đường trung trực của D
10’
4. Luyện tập, củng cố
Bài 64 (SBT – 31)
Bài 53 (SGK – 80)
HS điểm O cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC. O là giao của các đường trung trực của tam giác.
HS: Coi địa điểm 3 gia đình là 3 đình của tam giác. Vị trí để trọn đào giếng là giao điểm các đường trung trực của tam giác đó.
5. Hướng dẫn.
- Ôn tập các định lý về t/c 3 đường trung trực của 1 đoạn thẳng, t/c 3 đường trung trực của tam giác cách vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
- BT về nhà số 54; 55 (SGK – 80).
File đính kèm:
- TIET 61.doc