A.MỤC TIÊU:
+Cho hai đường thẳng song song và một cắt tuyến cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại.
+Vận dụng được tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song để giải bài tập.
+Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài giải.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke
-HS: Thước thẳng, thước đo góc
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 9, 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 5 : Ngaứy 15/9/2008-20/9/2008
Tiết 9: Luyện tập-kiểm tra viết 15 phút
A.Mục tiêu:
+Cho hai đường thẳng song song và một cắt tuyến cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại.
+Vận dụng được tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song để giải bài tập.
+Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài giải.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke
-HS: Thước thẳng, thước đo góc
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bàI cũ (5 ph).
Hoạt động của giáo viên
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài theo câu hỏi trên bảng phụ.
-Câu hỏi:
+Phát biểu tiên đề Ơclít?
+ Phaựt bieồu tớnh chaỏt cuỷa hai ủửụứng thaỳng song song .
Hoạt động của học sinh
-HS 1:
+Phát biểu tiên đề Ơclít.
+ Phaựt bieồu t/c
-Các HS khác nhận xét phaựt bieồu của bạn.
II.Hoạt động 2: Luyện tập (22 ph).
HĐ của Giáo viên
-Yêu cầu làm nhanh BT 35/94 SGK.
-GV vẽ DABC lên bảng.
-Yêu cầu HS trả lời, GV vẽ lên hình.
-Yêu cầu HS ghi vở BT.
-Cho điểm HS trả lời đúng.
HĐ của Học sinh
-1 HS đọc đầu bài 35/94.
-1 HS trả lời:
Chỉ vẽ được 1 đường thẳng a, 1 đường thẳng b vì theo tiên đề Ơclít qua 1 điểm ở ngoài 1 đường thẳng chỉ có 1 đường thẳng // với nó.
-HS khác làm vào vở BT trang 100 bài 21.
Ghi bảng
1.Bài 21 (35/94 SGK):
A a
C
B
b
a //BC; b //AC là duy nhất.
-Yêu cầu HS làm BT 36/94 SGK (Bài 22/100 vở BT in)
-GV treo bảng phụ ghi nội dung BT 36, yêu cầu HS điền vào chỗ trống.
-Yêu cầu đọc BT 37/95 SGK.
-Yêu cầu xác định các cặp góc bằng nhau của hai tam giác đã cho và giải thích.
-Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời.
-Yêu cầu HS khác sửa chữa
-Đọc đầu bài 36/94 SGK.
-Mỗi HS điền 1 chỗ trống trên bảng phụ.
-HS khác điền vào vở BT.
-Đọc BT 37/95 SGK.
-Tự làm vào vở BT in bài 23 trang 100.
-1 HS trả lời.
-HS khác bổ xung , sửa chữa
2.Bài 22 (36/94 SGK):
a)Â1 = B3
b)Â2 = B2
c)= 180o (vì là hai góc trong cùng phía)
d)(vì là hai góc đối đỉnh)
3.Bài 23 (37/95 SGK):
B A b
C
D E a
a // b
CAB = CDE (vì là hai góc so le trong)
CBA = CED (vì là hai góc so le trong)
ACB = DCE (vì là hai góc đối đỉnh)
III.Hoạt động 3: Kiểm tra viết (15 ph).
-GV phát đề kiểm tra 15 phút cho mỗi học sinh một bản.
-Đề kiểm tra:
Câu 1: Thế nào là hai đường thẳng song song ?
Câu 2: Trong các câu sau hãy chọn câu đúng:
a)Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
b)Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b mà trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b.
c) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b mà trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a // b.
d)Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng b đi qua M và song song với đường thẳng a là duy nhất.
e)Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Câu 3: Cho hình vẽ biết a // b.
Hãy nêu tên các cặp góc bằng nhau D E b
của hai tam giác CAB và CDE.
Hãy giải thích vì sao. C
A B a
IV.Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (3 ph).
-Học lại các bài tập đã chữa.
-BTVN: 38, 39/95 SGK; 29, 30/79 SBT.
Tiết 10: Đ6. Từ vuông góc đến song song
Ngày dạy: Từ 14/10/2004
A.Mục tiêu:
-Kiến thức cơ bản:
+Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
-Kỹ năng cơ bản:
+Biết phát biểu chính xác một mệnh đề toán học.
-Tư duy, thái độ: Bước đầu tập suy luận, cẩn thận khi vẽ hình.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
-GV: Thước thẳng, êke, thước đo góc, bảng phụ.
-HS: Thước thẳng, êke, thước đo góc, bảng phụ nhóm, bút viết bảng.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
I.Hoạt động 1: kiểm tra (10 ph).
Hoạt động của giáo viên
-Câu 1:
+Hãy nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
+Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c vuông góc với d.
-Câu 2:
+Phát biểu tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song
+Trên hình bạn vừa vẽ, dùng êke vẽ đường thẳng d’ đi qua M và d’ c
-Cho HS cả lớp nhận xét đánh giá kết quả của các bạn trên bảng.
-ĐVĐ: Qua hình các bạn vẽ trên bảng. Em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường thẳng d và d’ ? Vì sao?
-Sau khi HS nhận xét GV nói: Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng.
-Cho ghi đầu bài.
Hoạt động của học sinh
-HS 1:
+Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. c
+Vẽ hình: Vẽ c d
d’ M
d
-HS 2:
+Phát biểu tiên đề Ơclít và t/c hai đường thẳng song song.
+Vẽ tiếp đường thẳng d’ c.
-NX: Đường thẳng d // d’ vì có 1 cặp góc so le trong bằng nhau.
-Ghi đầu bài.
II.Hoạt động 2: Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng (16 ph).
-Cho HS quan sát hình 27/96 trả lời ?1.
-Yêu cầu vẽ lại hình và ghi chép.
-HS đứng tại chỗ trả lời ?1.
-Vẽ lại hình 27 vào vở và ghi câu trả lời.
1.Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song:
*?1: a c và b c
a)a có song song với b.
b)Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau nên a // b.
-Em hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba?
-Cho ghi tóm tắt dưới dạng kí hiệu theo hình vẽ.
-Đưa bài toán trên bảng phụ: Nếu có a // b và c a thì quan hệ giữa đường thẳng c và b thế nào? Vì sao?
-Gợi ý:
+Liệu c có không cắt b được không? Vì sao?
+Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu? Vì sao?
-Qua bài toán rút ra nhận xét gì?
-Đó là nội dung tính chất 2.
-Yêu cầu một số HS nhắc lại hai tính chất trang 96.
-Yêu cầu HS viết t/c dưới dạng kí hiệu.
-Yêu cầu so sánh nội dung tính chất 1 và tính chất 2.
-Cho củng cố t/c bằng BT 40/97 SGK:
-Điền từ vào chỗ trống.
-HS phát biểu nhận xét như SGK trang 96.
-Vài HS phát biểu lại tính chất.
-Ghi theo GV.
-HS đọc bài toán trên bảng và suy nghĩ.
-Suy luận theo gợi ý của GV:
+Nếu c không cắt b thì c // b. Gọi c a tại A. Như vậy tại A có hai đường thẳng a và c cùng // với b, trái với tiên đề Ơclít vậy c cắt b.
+Cho c cắt b tại B , vì a // b nên phải có hai góc so le trong bằng nhau và bằng 90o hay c b.
-HS phát biểu tính chất 2 SGK trang 96.
-Ghi tóm tắt theo kí hiệu.
-Hai tính chất ngược nhau.
-Làm miệng nhanh BT 40/ 97 SGK.
-1 HS đứng tại chỗtrả lời.
*Tính chất 1: c
a
b
Nếu a c và b c
thì a // b
*Tính chất 2:
Nếu a // b và c a
thì c b
*BT 40/97 SGK:
Điền từ
a)thì a //b
b)thì c b
III.Hoạt động 3: hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng (10 ph).
-Yêu cầu đọc mục 2 trong 2 phút.
-Yêu cầu hoạt động nhóm làm ?2 trong 5 phút
-Yêu cầu HS phát biểu tính chất trang 97 SGK.
-Tự đọc mục 2 SGK
-Hoạt động nhóm làm ?2 vào bảng nhóm có hình vẽ.
-Đại diện 1 nhóm bằng suy luận giải thích câu b
-Vài HS phát biểu tính chất trang 97 SGK.
2.Ba đường thẳng song song:
*?2: Biết d’ // d ; d” //d
a)Dự đoán d’ // d”
b)Vẽ a d
+a d’ vì a d và d // d’
+a d” vì a d và d // d”
+d’ // d” vì cùng vuông góc với a.
*Tính chất:
Nếu d’ // d ; d” //d
thì d’ // d”
Viết d // d’ // d”
-Củng cố bằng BT 41/ 97
-Yêu cầu làm miệng
-Làm miệng BT 41/97 SGK
-1 HS đứng tại chỗ trả lời.
*BT 41/97 SGK:
Điền từ: thì a // b
IV.Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (7 ph).
-Yêu cầu làm BT 42/98 SGK (bài 26/102 vở BT).
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
-Yêu cầu làm BT 43/98 SGK (bài 27/102 vở BT)
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
-Tự làm bài 26 trong vở BT:
Vẽ hình theo yêu cầu của đầu bài và trả lời câu hỏi.
-1 HS lên bảng làm.
-Tự làm bài 27 trong vở BT:
Vẽ hình theo yêu cầu của đầu bài và trả lời câu hỏi.
-1 HS lên bảng làm.
*Bài 26 (42/98 SGK):
c
a
b
+Vẽ c a
+Vẽ b c thì a // b vì a và b cùng vuông góc với c.
+Phát biểu t/c: SGK trang 96.
*Bài 27 (43/98 SGK):
+Vẽ c a
+Vẽ b // a thì c b vì b // a và c a.
+Phát biểu t/c: SGK trang 96.
V.Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph).
+BTVN: 44, 45, 46/ 98 SGK ; 33, 34/80 SBT.
+Yêu cầu học thuộc ba tính chất của bài.
+Tập diễn đạt các tính chất bằng hình vẽ và kí hiệu toán học.
File đính kèm:
- T9,10.doc