I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thông qua tiết luyện tập, củng cố các kiến thức về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dáy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.
3. Thái độ
- HS mở rộng vốn sống thông qua các bài toán tính chất thực tế
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn:12-11-2013
Tiết 27. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thông qua tiết luyện tập, củng cố các kiến thức về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dáy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.
3. Thái độ
- HS mở rộng vốn sống thông qua các bài toán tính chất thực tế
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
Hai người xây 1 bức tường hết 8 h. Hỏi 5 người xây bức tường đó hết bao nhiêu lâu (cùng năng suất)
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Bài 16.
- Gv treo bảng phụ thể hiện đề bài.
- Gọi 1 HS nhắc lại yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài câu a, câu b làm cá nhân, (có giải thích) 2’.
- Gọi một vài HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV xem xét và chốt lại.
- GV: các em tiếp tục suy nghĩ câu c).
- HS làm câu c).
- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV chốt lại.
Bài 19
- HS đọc kĩ đầu bài, tóm tắt.
? Cùng với số tiền để mua 51 mét loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II, biết số tiền 1m vải loại II bằng 85% số tiền vải loại I
- Cho học sinh xác định tỉ lệ thức
- HS có thể viết sai
- HS sinh khác sửa
- Y/c 1 học sinh khá lên trình bày
Bài 19 (tr62 - SGK)
- HS đọc kĩ đầu bài
? Hãy xác định hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- HS: Chu vi và số vòng quay trong 1 phút
- GV: x là số vòng quay của bánh xe nhỏ trong 1 phút thì ta có tỉ lệ thức nào.
- HS: 10x = 60.25 hoặc
- Y/c 1 học sinh khá lên trình bày.
Bài 16. Hai đại lượng x và y là tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch
a)
x
-1
1
3
5
y
-5
5
15
25
Là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì: y = 5x
b)
x
-5
-2
2
5
y
-2
-5
5
2
Là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì: x.y =10
c)
x
-4
-2
10
20
y
6
3
-15
-30
Là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì: 1,5
Bài 19
Cùng một số tiền mua được :
51 mét vải loại I giá a đ/m
x mét vải loại II giá 85% a đ/m
Vid số mét vải và giá tiền 1 mét là hai đại lượng tỉ lệ nghịch :
(m)
TL: Cùng số tiền có thể mua 60 (m)
Bài 19 (tr62 - SGK)
Số vòng quay trong 1 phút tỉ lệ nghịch với chu vi và do đó tỉ lệ nghịch với bán kính. Nếu x gọi là số vòng quay 1 phút của bánh xe thì theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có:
TL: Mỗi phút bánh xe nhỏ quay được 150 vòng
4. Củng cố:
Cách giải bài toán tỉ lệ nghịch?
HD: - Xác định chính xác các đại lượng tỉ lệ nghịch
- Biết lập đúng tỉ lệ thức
- Vận dụng thành thạo tính chất tỉ lệ thức
5. Hướng dẫn về nhà :
- Ôn kĩ bài.
- Làm bài tập 20; 22 (tr61; 62 - SGK); bài tập 28; 29 (tr46; 47 - SBT)
- Chuẩn bị bài Hàm số.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12-11-2013
Tiết : 30
§5. hµm sè
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS biết được khái niệm hàm số
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3. Thái độ Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra:
Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận? Viết công thức liên hệ?
Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Viết công thức liên hệ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG
1.Một số ví dụ về hàm số.
GV: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho bởi bảng sau:
x
– 2
– 1
1
2
y
4
1
1
4
Hỏi :
a) y có phải là một hàm số của x hay không ?
b) x có phải là một hàm số của y hay không ?
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
*HS : Trả lời.
*GV : Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 (SGK/ 63)
Khối lượng m(g) của một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8g/cm3 tỉ lệ thể tích V(cm3) theo công thức: m = 7,8V.
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
*HS :Trả lời.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?1.
Tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4.
*HS : Thực hiện.
*GV :Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 3(SGK/ 63)
Thời gian t (h) của một chuyển động đều trên quãng đường 50 km tỉ lệ nghịch với vận tốc v(km/h) của nó theo công thức .
*HS : Thực hiện.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v = 5; 10; 25; 50.
*HS : Thực hiện.
*GV : Nhận xét.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Qua ba ví dụ trên có nhận xét gì ?.
*HS : Trả lời.
2.Khái niệm hàm số.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Hãy kể tên các hàm số ở mỗi ví dụ trên?
*HS : Trả lời.
*GV : Đưa ra chú ý:
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x) ; y = g(x) ;…
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết : f(3) = 9
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
1.Một số ví dụ về hàm số.
Ví dụ 1: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho bởi bảng sau:
x
– 2
– 1
1
2
y
4
1
1
4
Ví dụ 2: (SGK- trang 63)
m = 7,8V
?1
Ví dụ 3(SGK- trang 63)
.
?2.
v(km/h)
5
10
25
50
t (h)
10
5
2
1
*Nhận xét.
- Có một đại lượng phụ thuộc vào đại lượng còn lại.
- Với mỗi giá trị của đại lượng này thì xác định được chỉ một đại lượng còn lại.
2. Khái niệm hàm số.
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ:
Ở ví dụ 1: T là hàm số của t;
Ở ví dụ 2: m là hàm số của V;
* Chú ý:
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết
y = f(x) ; y = g(x) ;…
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết : f(3) = 9
4. Củng cố:
* Lớp 7A Làm bài tập 24 (tr64 - SGK)
y = f(x) = 3x2 + 1
* GV hướng dẫn HS thực hiện bài 24
- Y/c học sinh làm bài tập 25 (tr64 - SGK) (Cho thảo luận nhóm lên trình bày bảng)
5. Hướng dẫn về nhà :
- Nẵm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
- Làm các bài tập 26 29 (tr64 - SGK)
IV. Rút kinh nghiệm:
KÍ DUYỆT TUẦN 14
File đính kèm:
- TUẦN 14- 01.doc