I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết trường hợp bằng nhau G - C - G của hai tam giác; biết vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó.
2. Kĩ năng: Sử dụng trường hợp bằng nhau G - C - G của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc, tương ứng bằng nhau, vẽ hình, phân tích và chứng minh
3. Thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết liên hệ với thực tế.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, giấy trong ghi bài toán, ?1, ?2 hệ quả, bút dạ, đèn chiếu
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c - c - c ; c - g - c )
III – PHƯƠNG PHÁP: Đặt và giải quyết vẫn đề ;
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 14 đến tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày dạy: 23/ 11/ 2010
Tiết 27: trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác
góc – cạnh – góc ( g.c.g )
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết trường hợp bằng nhau G - C - G của hai tam giác; biết vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó.
2. Kĩ năng: Sử dụng trường hợp bằng nhau G - C - G của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc, tương ứng bằng nhau, vẽ hình, phân tích và chứng minh
3. Thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết liên hệ với thực tế.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, giấy trong ghi bài toán, ?1, ?2 hệ quả, bút dạ, đèn chiếu
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c - c - c ; c - g - c )
iii – phương pháp: Đặt và giải quyết vẫn đề ;
III - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
1. Phát biểu 2 trường hợp bằng nhau của hai tam giác đã học.
Minh hoạ hai trường hợp bằng nhau này qua 2 tam giác cụ thể DABC và DA’B’C’
2. Đặt vấn đề: GV chiếu hình vẽ.
Hỏi: Với các trường hợp đã bằng nhau của 2 tam giác đã học có thể chứng minh hai tam giác này bằng nhau không? Vì sao? Để 2 tam giác này bằng nhau ta cần thêm điều kiện gì nữa?
Làm thế nào để biết được AB và A’B’ (hoặc AC và A’C’) có bằng nhau hay không?
=>Từ vấn đề trên ta thấy cần vẽ lại ABC và A’B’C’ sau đó đo và so sánh AB và A’B’.
Hoạt động 3: Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề
- Quan sát hình trên, với các số liệu đã biết em hãy nêu cách vẽ ABC và A’B’C’?
- GV yêu cầu 2 học sinh cùng lên bảng vẽ 2 tam giác đó
- Nhận xét, bổ sung.
- G lưu ý H: Trong DABC, góc B và góc C là 2 góc kề cạnh BC. Khi nói 1 cạnh và hai góc kề ta hiểu hai góc này ở vị trí kề cạnh đó.
- Trong DABC, cạnh AB kề với những góc nào ?
- Những góc nào kề cạnh AC ?
1. Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề:
Bài toán:
Vẽ ABC biết: BC = 3cm; B = 700; C = 500
Cách vẽ:
+ Vẽ BC = 4cm
+ Trên cùng nửa mặt phẳng bờ BC vẽ Bx và
Cy sao cho xBC = 600; BCy = 400; Bx cắt Cy ở A
Hoạt động 4: Trường hợp bằng nhau thứ 3
- Bằng đo đạc có nhận xét gì về AB và A’B’?
- áp dụng 2 trường hợp bằng nhau của 2 tam giác: có kết luận gì về ABC và A’B’C’?
GV: Giới thiệu: Bằng đo đạc kiểm nghiệm ta thấy: ABC = A’B’C’ => ta thừa nhận tính chất sau .... => HS phát biểu t/c ....
GV: Có thể phát biểu ở dạng nếu….thì…
- Gv giới thiệu trường hợp bằng nhau g-c-g của 2 tam giác
Củng cố: câu hỏi 2:
O
2. Trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc (g-c-g):
Tính chất: (sgk/121)
DABC = DA’B’C’ có:
A = A’ ; AB = A’B’ ; B = B’
=> DABC = DA’B’C’ (g-c-g)
?2.
H 94: xét ∆DAB và ∆BCD
Có: D1 = B2 ; Cạnh DB chung ; B1 = D2
=> ∆DAB = ∆BCD (g – c – g )
H 95: F và E ở vị trí so le trong bằng nhau (gt) => EF // HG => E = G
xét ∆OEF và ∆OGH
Có:E = F(gt) ; EF = HG(gt) ; E = G(c/m trên
=> ∆OEF = ∆OGH (g – c – g )
Hoạt động 5: luyện tập
- Gv đưa ra bài tập 37/ sgk - tr 123
- HS đọc đề, xác định yêu cầu của bài?
H 101 DABC và DEDF có những yếu tố nào bằng nhau? Cần thêm điều kiện gì để DABC và DEDF bằng nhau?
H 102 DGHI và DKLM có thể bằng nhau không? Vì sao?
DEDF có E +D +F = 1800 (đli tổng 3 góc)
Hay E + 800 + 600 = 1800
=> E = 1800 - 800 - 600 = 400
Xét DABC và DEDF có:
B = D (=800) ; BC = DE (=3) ; C = E (=400)
=> DABC = DEDF ( g - c - g )
DHIG và DKML không bằng nhau vì các yếu tố của DKML không theo thứ tự ( g - c - g )
DNPR có: NRP = 1800 -600 -400 = 800
DRQN có: RNQ = 1800 -600 -400 = 800
Xét DNPR và DRQN có:
PNR = NRQ (=400)
Cạnh NR chung
PRN = RNQ (=800)
=> DNPR = DRQN ( g - c - g )
Hoạt động 6: Củng cố
- Phát biểu lại trường hợp bằng nhau g - c - g. Qua những bài học trước và bài này có mấy cách chứng minh hai tam giác bằng nhau ?
- Làm bài tập 34/123 (làm miệng)
Xét ∆ABC và ∆ABD có:
A1 = A2 (gt)
Cạnh AB chung
B1 = B2 (gt)
∆ABC = ∆ABD (g - c - g )
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc và hiểu rõ trường hợp bằng nhau g-c-g của hai tam giác.
- BTVN: 34/hình 99, 35, 36, 37/123 (SGK)
Ngày dạy: 25/ 11/ 2010
Tiết 28: trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác
góc – cạnh – góc ( tiếp theo )
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết thêm 2 trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông (Cạnh.gv - góc nhọn kề cạnh ấy) và (cạnh huyền - góc nhọn)
2. Kĩ năng: Sử dụng trường hợp bằng nhau G - C - G của tam giác thường và 2 trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau ; vẽ hình, phân tích và chứng minh
3. Thái độ: Vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết liên hệ với thực tế.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, giấy trong ghi bài toán, ?1, ?2 hệ quả, bút dạ, đèn chiếu
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c - c - c ; c - g - c )
iii – phương pháp: Đặt và giải quyết vẫn đề ;
III - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
HS1: Hình 96. ∆ABC và ∆EDF có bằng nhau không? Vì sao?
HS2: Cho hình vẽ. ∆ABC và ∆EDF có bằng nhau không? Vì sao?
HS1: H 96:
Xét ∆ABC và ∆EDF
Có: A = E = 900 ; AC = EF (gt) ; C = F (gt)
=> ∆ABC = ∆EDF (g – c – g )
HS2: Có C + B = D + F = 900
Mà C = F (gt) => B = D
Xét DABC và DEDF có:
C = F (gt) ;
BC = DF (gt) ;
B = D (c/m trên)
=> DABC = DEDF (g - c - g )
Hoạt động 3: Hệ quả
- Nhìn vào hình 96 cho biết hai tam giác vuông bằng nhau khi nào ?
- Phát biểu thành lời hệ quả.
3. Hệ quả:
a. Hệ quả 1: (SGK- 122)
DABC(A = 900) và DEDF(E = 900) có:
AB = ED(gt) ; B = D (gt)
=> DABC = DEDF(C.gv - góc nhọn kề cạnh)
- DABC = DA’B’C’ (cạnh huyền - góc nhọn) khi nào?
- Phát biểu thành lời hệ quả?
b. Hệ quả 2: (sgk - tr 122)
DABC(A = 900) và DEDF(E = 900) có:
BC = DF (gt) ; C = F (gt)
=> DABC = DEDF (cạnh huyền - góc nhọn)
Hoạt động 4: Luyện tập
- Gv chiếu bài tập 39 => HS đọc xác định yêu cầu.
Bài 39 (sgk - tr 124):
H 105:
Xét ∆ABH (H = 900) và ∆ACH (H = 900)
Có: BH = CH (gt) ; Cạnh AH chung
=> ∆ABH = ∆ACH (C.gv – C. gv)
H 106:
Xét ∆DEK (K = 900) và ∆DFK (K = 900)
Có: Cạnh DK chung ; D1 = D2 (gt)
=> ∆DEK =∆DFK (C.gv - Góc nhọn kề cạnh ấy
- H 105 :
+ Có những tam giác nào ?
+ ∆ABH và ∆ACH đã có những yếu tố nào bằng nhau ? Đủ điều kiện để hai tam giác bằng nhau chưa ? Theo trường hợp nào ?
+ Em hãy lên bảng trình bày lời giải.
- H 106, 107 và H 108 GV hướng dẫn tương tự H 105 => HS lên bẳng trình bày
H 107:
Xét ∆ABD (B = 900) và ∆ACD (C = 900)
Có: Cạnh AD chung ; A1 = A2 (gt)
=> ∆ABD = ∆ACD (C.huyền - góc nhọn)
H 108:
+) Xét ∆ABD (B = 900) và ∆ACD (C = 900)
Có: Cạnh AD chung ; A1 = A2 (gt)
=> ∆ABD = ∆ACD (C.huyền - góc nhọn)
+) Xét ∆EBD (B = 900) và ∆HCD (C = 900)
Có: DB = DC (vì ∆ABD = ∆ACD )
D1 = D2 (đối đỉnh)
=> ∆EBD = ∆HCD (C.gv - Góc nhọn kề cạnh ấy
+) Có AB = AC (∆ABD = ∆ACD)
BE = CH (∆ABD = ∆ACD)
=> AB + BE = AC + CH Hay AE = AH
Xét ∆AED và ∆AHD
Có: AD chung ; A1 = A2 (gt) ; AE = AH
=> ∆AED = ∆AHD ( g - c - g )
Hoạt động 5: Củng cố
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác: c - c - c ; c - g - c ; g - c - g
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông: c.gv - c.gv ; c.gv - góc nhọn kề cạnh ấy ;
c.h - góc nhọn
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 38, 39, 40, 41, 42 (sgk – tr 124)
Tuần 15
Ngày dạy: 01/ 12/ 2009
Tiết 29: luyện tập
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về 3 trường hợp bằng nhau của tam giác c - c - c ; c - g - c ; g - c - g và 3 trường hợp bằng nhau của tam giác vuông : c.gv - c.gv ; c.gv -góc nhọn kề cạnh ấy ; c.h - góc nhọn.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các cặp cạnh tương ứng bằng nhau và các cặp góc tương ứng bằng nhau; Rèn kỹ năng vẽ hình và phân tích chứng minh bài toán hình học.
3. Thái độ: Giáo dục khả năng quan sát, suy luận có căn cứ.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ vẽ hình 100 - 103, 105 - 108.
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, eke
III - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
- Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác đã học?
Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập.
- HS đọc đề, xác định Gt, Kl của bài toán.
- Gv hướng dẫn HS vẽ lại hình 104 lên bảng.
A
1
B
C
D
2
2
1
- Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta có những cách nào?
- Với dữ kiện đã biết của bài ta chọn cách nào?
- Ta cần chứng minh 2 tam giác nào bằng nhau?
- DACD và DDBA đã có những yếu tố nào bằng nhau rồi?
- HS lên bảng trình bày chứng minh
- Gv cho học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn
Bài 38 /sgk – tr 124 (Bài 25/vbt):
GT AB // CD ; AC // BD
KL AB = CD ; AC = BD
Giải:
Có AB // CD (gt) => A1 = D2 (2 góc so le trong)
Có AC // BD (gt) = A2 = D1 (2 góc so le trong)
Xét DACD và DDBA có
A1 = D2 ; A2 = D1 ; AD là cạnh chung
=> DACD = DDBA (g-c-g)
=> AC = BD (cặp cạnh tương ứng)
AB = CD (cặp cạnh tương ứng)
- HS đọc đề bài.
- Học sinh vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
- Dự đoán so sánh BE và CF
- Làm thế nào để chứng minh BE = CF
- Có cách khác để chứng minh 2 tam giác trên bằng nhau không.
xOy ; O1 = O2 ; K ẻ Ot
AB ^ Ot = {K} ; A ẻ Ox ; B ẻ Oy
C ẻ Ot
OA = OB
CA = CB ; OAC = OBD
Bài 40 / sgk – tr 124:
DABC (AB ạ AC) ; MB = MC
GT BE ^ Ax ; CF ^ Ax
KL So sánh BE và CF
Chứng minh:
Xét DBEM(E = 900) và DCFM(F = 900) có:
EMB = CMF (đối đỉnh)
BM = CM (gt)
=> DBEM = DCFM (c.h - góc nhọn)
=> BE = CF (2 cạnh tương ứng)
Bài 35 / sgk – tr 123 (Bài 23/vbt):
a) Xét DAOK(K = 900) và DBOK(K = 900) có:
Cạnh OK chung
O1 = O2 (gt)
=> DAOK = DBOK (C.gv - góc nhọn kề cạnh ấy)
=> OA = OB (2 cạnh tương ứng)
b) Xét DAOC và DBOC có:
OA = OB (Câu a)
O1 = O2 (gt)
Cạnh OC chung
=> DAOC = DBOC (c - g - c)
=> CA = CB ( 2 cạnh tương ứng)
OAC = OBC (2 góc tương ứng)
Hoạt động 4: Củng cố
- Trong tiết học đã vận dụng kiến thức nào ? Cần lưu ý gì khi chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn ở nhà
- Học thuộc và nắm chắc 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác, hệ quả. BTVN: 43 - 45/125
- Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập học kỳ I:
Câu 1: Thế nào là hai góc đối đỉnh, tính chất của hai góc đối đỉnh, chứng minh ?
Câu 2: Thế nào là hai đường thẳng song song, nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, vẽ hình và minh hoạ ?
Câu 3: Phát biểu tiên đề Ơclit và minh hoạ. Nêu tính chất của 2 đường thẳng song song.
Câu 4: Định lý và tính chất hai đường thẳng song song có quan hệ gì ? Định lý và tiên đề có gì giống và khác nhau ?
Câu 5: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ? Vẽ hình minh hoạ và viết giả thiết, kết luận.
Tuần 16
Ngày dạy: 8/ 12/ 2009
Tiết 30: ôn tập học kì i
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập một cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I về khái niệm, định nghĩa, tính chất của hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, tổng các góc trong tam giác, 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
2. Kĩ năng: Luyện tập kỹ năng vẽ hình, phân biệt giả thiết, kết luận, bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh.
3. Thái độ : Vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết liên hệ với thực tế.
II - Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ ghi hệ thống kiến thức.
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, eke
iii – phương pháp: Phân tích, tổng hợp ; so sánh ; thực hành ; luyện tập; đặt và giải quyết vấn đề ; thảo luận nhóm
vI - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập.
Hoạt động 3: Ôn tập lí thuyết
a
+ Hai góc đối đỉnh: a ầ b = {O}
2
1
O
b
GT O1, O2 là hai góc đối đỉnh
KL O1 = O2
+ Hai đường thẳng song song - dấu hiệu nhận biết.
+ Quan hệ giữa tính vuông góc và song song - ba đường thẳng song song.
+ Tiên đề Ơclit: M ẽ a, $ ! đường thẳng b sao cho M ẻ b & b // a
+ Tính chất hai đường thẳng song song.
GT a // b , c ầ a = A , c ầ b = B
A1 = B4;
KL A2 = B3
A2 + B4 = 180o
+ Tổng ba góc trong một tam giác: DABC có A + B + C = 180o
+ Góc ngoài của tam giác: ACx là góc ngoài của DABC tại C
C2 = A1 + B1
C2 > A1 ; C2 > B2
+ Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
1) AB=A’B’, AC=A’C’, BC=B’C’ (c-c-c)
DABC=DA’B’C’ Û hoặc 2) AB=A’B’ , A=A’ , B=B’ (g-c-g)
hoặc 3) AB=A’B’ , A=A’ , AC=A’C’ (c-g-c)
Hoạt động 4: Luyện tập bài tập
G đưa đề bài qua bảng phụ.
a) Vẽ DABC
Qua A vẽ AH^BC (HẻBC)
Từ H vẽ HK^AC (K ẻ AC)
- Qua K vẽ đường thẳng // BC, cắt AB tại E.
b) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình? Giải thích ?
DABC
AH ^ BC (H ẻ BC)
GT AK ^ AC (K ẻ AC)
KE // BC (E ẻ AB);
b) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau
KL c) AH ^ EK
d) Kẻ Am ^ AH ; CM rằng: m // EK
c) Chứng minh AH^ EK
d) Qua A vẽ đường thẳng m ^ AH
Chứng minh rằng: m // EK
Câu a: 1HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở.
Câu b: Đứng tại chỗ trình bày.
Câu c, d: Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày.
Giải:
b) E1 = B1 ; K2 = C1 (đồng vị EK//BC)
K1 = H1 (so le trong do EK // BC)
K2 = K3 (đối đỉnh)
AHC = HKC = 90o
c) Vì
(Quan hệ giữa tính vuông góc và //)
d)
(Quan hệ giữa tính vuông góc và //)
H lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
Làm việc theo nhóm.
G kiểm tra bài của các nhóm còn lại.
Bài 41:
DABC: B1 = B2 ; C1 = C2
GT ID ^ AB ; IE ^BC
IF ^AC
KL ID = IE = IF
Hướng dẫn chứng minh:
Chứng minh:
DBDI = DBIE (hệ quả 2)=> ID=IF
DCIE = DCIF (hệ quả 2)=> IE=IF
=> ID = IE = IF
Hoạt động 5: Củng cố
- Hãy nêu các cách để chứng minh hai đường thẳng song song.
- Muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc có mấy cách.
Hoạt động 6: Giao việc về nhà
- Ôn tập lại các định nghĩa, định lý, tính chất đã học trong học kỳ.
- Chú ý rèn kỹ năng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
- Làm các bài tập: 44 - 49/SBT/82, 83
- Tiết sau ôn tập tiếp.
Tuần 17
Ngày dạy: 15/ 12/ 2009
Tiết 31: ôn tập học kì i
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập cho HS hệ thống kiến thức của học kỳ I về khái niệm, định nghĩa, tính chất của: hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, tổng các góc trong tam giác, 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác thông qua các bài tập.
2. Kĩ năng: Luyện tập kỹ năng vẽ hình, phân biệt giả thiết, kết luận. Rèn tư duy suy luận và cách trình bày lời giải bài tập hình.
3. Thái độ : Vẽ hình cẩn thận, chính xác, biết liên hệ với thực tế.
II - Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ ghi bài tập.
2. Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, eke
iii – phương pháp: Phân tích, tổng hợp ; so sánh ; thực hành ; luyện tập; đặt và giải quyết vấn đề ; thảo luận nhóm
vI - Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ổn định lớp.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập.
Bài 11 Tr 99 SBT
Cho tam giác ABC có . Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC ( H BC).
a) Tính
b) Tính
c) Tính
GT DABC: ,
Phân giác AD ; AHBC
KL a)
b)
c)
Bài 11 (SBT - Tr 99:
Giải:
a)ABC :
,(gt)
-GV yêu cầu 1 HS đọc to đề bài cả lớp theo dõi.
-1 HS khác vẽ hình và ghi GT, KL trên bảng cả lớp làm vào vở.
- Theo giả thiết , tam giác ABC có đặc điểm gì ?
Hãy tính góc BAC.
- Để tình góc HAD ta xét đến những tam giác nào?
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhận xét bảng phụ 2
-Sau khi HS làm xong, các nhóm nhận xét chéo.
- GV hiển thị phần trả lời để HS đối chiếu và đánh giá kết quả các nhóm
b) Xét ABH có :
(gt)
hay
c)Xét AHD có:;
? phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
- Bài tập: Cho ABC, AB = AC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD
a) CMR: ABM = DCM
b) CMR: AB // DC
c) CMR: AM BC
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- 1 học sinh ghi GT, KL
? Dự đoán hai tam giác có thể bằng nhau theo trường hợp nào ? Nêu cách chứng minh.
- PT:
ABM = DCM
AM = MD , , BM = BC
GT đối đỉnh GT
- Yêu cầu 1 học sinh chứng minh phần a.
? Nêu điều kiện để AB // DC.
- Học sinh: có các cặp góc ở vị trí đặc biệt: so le trong (đồng vị) bằng nhau, trong cùng phía bù nhau.
? CM
? làm c)
Bài tập a
GT
ABC, AB = AC
MB = MC
MA = MD
KL
a) ABM = DCM
b) AB // DC
c) AM BC
Chứng minh:
a) Xét ABM và DCM có:
AM = MD (GT)
(đối đỉnh)
BM = MC (GT)
ABM = DCM (c.g.c)
b) ABM = DCM ( chứng minh trên)
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong AB // CD.
c) Xét ABM và ACM có
AB = AC (GT)
BM = MC (GT)
AM chung
ABM = ACM (c.c.c)
, mà
AM BC
Hoạt động 3: Củng cố
- Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác gồm : .............
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại lí thuyết, xem lại các bài tập đã làm để chuẩn bị thi học kì I.
Tuần 18
Ngày dạy: / 12/ 2010
Tiết 32: trả bài kiểm tra học kì i
I - Mục tiêu:
- Chữa bài kiểm tra học kì I phần hình học.
- Giúp HS nhận ra những điểm sai, thiếu sót trong bài thi cũng như trong việc tiếp thu kiến thức của học kì I. Từ đó HS biết bổ sung phần kiến thức bị hổng của mình.
II – nội dung:
đáp án bài thi
Biểu điểm
A/ Trắc nghiệm:
Câu
6
7
8
Đáp án
D
A
C
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
B/ tự luận:
Bài 4:
(3 đ)
Vẽ hình chính xác cho phần a
0,5điểm
a/ Ta có: Ô1 = Ô2 (gt) , OM chung , M1 = M2 (=900)
=> DOMA = DOMB (g.c.g)
0,75 điểm
0,5 điểm
b/ Ta có DOMA = DOMB => MA = MB (cạnh tương ứng)
Mà M1 = M2 (=900) và CM chung
=> DCMA = DCMB (c.g.c)
Suy ra C1 = C2 (góc tương ứng) hay CM là tia phân giác của góc ACB
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
III – một số lỗi học sinh thường mắc:
a) Một số HS viết DOMA = DOMB (cạnh gv - góc nhọn)
=> đáp án đúng là DOMA = DOMB (cạnh gv - góc nhọn kề cạnh ấy)
hoặc DCMA = DCMB (c. g. c)
b) chứng minh CM là phân giác của góc ACB một số HS xét DCOA và DCOB nhưng không chứng minh được góc COA bằng góc COB
File đính kèm:
- Hinh7 tuan 1417.doc