Giáo án Toán học 7 - Tuần 17

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố các kiến thức về mặt phẳng tọa độ, cách xác định một điểm khi biết tọa độ của nó

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hệ trục tọa độ Oxy, xác định tọa độ của một điểm

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi xác định tọa độ điểm

II. Chuẩn bị

1. GV: Thước thẳng, SGK và các dụng cụ dạy học

2. HS: Thước thẳng và các dụng cụ học tập

III. Tiến trình dạy học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Tiết PPCT: 35 Ngày soạn: 13.12.09 Ngày dạy: 14.12.09 ÔN TẬP CHƯƠNG II I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố các kiến thức về mặt phẳng tọa độ, cách xác định một điểm khi biết tọa độ của nó 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hệ trục tọa độ Oxy, xác định tọa độ của một điểm 3. Thái độ - HS có thái độ học tập tích cực, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi xác định tọa độ điểm II. Chuẩn bị 1. GV: Thước thẳng, SGK và các dụng cụ dạy học 2. HS: Thước thẳng và các dụng cụ học tập III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong bài 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết -GV: Yêu cầu HS trình bày định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận và hai đại lượng tỉ lệ nghịch -HS: Trình bày -GV: Chốt lại -GV: Yêu cầu HS trình bày tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận và hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Mặt phẳng tọa độ Oxy là gì? Đồ thị hàm số y =ax có dạng như thế nào? I. Lý thuyết Hoạt động 2: Bài tập -GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 48 -HS: Đọc bài -GV: Hai đại lượng như thế nào với nhau ? -HS: Trả lời -GV: Yêu cầuHS lên trình bày bài giải -HS: Trình bày -GV: Nhận xét, sửa chữa -GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 49/ SGK -HS: Đọc bài -GV: Hai đại lượng như thế nào với nhau ? -HS: Trả lời -GV: Yêu cầuHS lên trình bày bài giải -HS: Trình bày -GV: Nhận xét, sửa chữa -GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 50 SGK -HS: Đọc đề -GV: Yêu cầu HS trình bày 2 cách giải bài toán -HS: Trình bày -GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày -HS: Thực hiện -GV: NHận xét, sửa chữa -GV: Yêu cầu HS đọc tọa độ các điểm trong hình 32 -HS: Đọc tọa độ -GV: Nhận xét và sửa chữa -GV: Yêu cầu HS vẽ tọa độ các điểm A,B,C trong bài 52 -HS: Thực hiện -GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK -HS: Trả lời -GV: Nhận xét, sửa chữa Bài 48/76 SGK Gọi lượng muối có trong 250g nước biển là x Vì lượng nước biển và lượng muối tỉ lệ thuận với nhau nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có: gam Bài 49/76 Sgk Vì m = V.D và m là hằng số (có khối lượng bằng nhau) nên V và D là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau với hệ số tỉ lệ dương. Theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch ta có: = = = 1,45 Vậy V sắt lớn hơn và lớn hơn khoảng 1,45 lần Bài 50/77 Sgk Cách 1: Theo đề bài V = h.S chiều cao h và diện tích đáy S (khi thể tích V không đổi) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Vì chiều dài và chiều rộng đáy bể đều giảm một nữa nên S (dt đáy) giảm 4 lần. Vậy chiều cao phải tăng lên 4 lần. Cách 2: Gọi x và y là chiều rộng và chiều dài của bể nước hình chữ nhật Thể tích bể là : V = S . h Với S = x.y Vì chiều rộng và chiều dài đều giảm một nửa nên diện tích đáy của bể hiện giờ là: S'= Vì thể tích bể không đổi nên : V = S'.h' = S.h Hay Þ h'= 4h hay chiều cao phải tăng 4 lần Bài 51/77 Sgk Đọc tọa độ các điểm A, B, C, D, E, F, G như sau: A(-2 ; 2) B(-4 ; 0) C(1 ; 0) D(2 ; 4) E(3 ; -2) F(0 ; -2) G(-3 ; -2) Bài 52/77 Sgk Tam giác ABC là tam giác vuông tại B A B C -5 -1 3 5 · · · y O x 4. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các bài tập đã sửa. - BTVN: 53, 54, 55, 56 Sgk - Chuẩn bị tiết ôn tập học kỳ I IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 17 Tiết PPCT: 36 Ngày soạn: 13.12.09 Ngày kiểm tra:14.12.09 KIỂM TRA CHƯƠNG II I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Hệ thống và củng cố kiến thức cơ bản của chương. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng giải bài tập trong chương. - Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học. 3. Thái độ Rèn tính chăm chỉ. II. Chuẩn bị 1. GV: Giáo án 2. HS: Xem trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Đề A. Trắc nghiệm. (4 điểm) Câu 1: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức:y = kx (với k là hằng số khác 0) thì ta nói A. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k B. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k C. Một đáp án khác Câu 2: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay xy=a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. A. y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. B. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a. C. Một đáp án khác Câu 3: Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì A. Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi B. Tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia C. Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn thay đổi D. Cả A và B đều đúng Câu 4: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15. Tìm hệ số tỉ lệ? A. 12 B. 8 C. 120 D. 15/8 Câu 5: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 6 thì y = 4. Tìm hệ số tỉ lệ? A. B. C. D. Câu 6: Cho hàm số y = 5x-1. Tính =? A. 6 B. 5 C. 4 D. 1 Câu 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) là A. một đường thẳng B. một đường cong C. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ D. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ Câu 8: Cho hàm số y = 3x2 + 1. Tính =? A. 27 B. 28 C. 10 D. 11 B. Tự luận.(6điểm) Câu 1: (2đ) Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm và đồng, khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam niken, kẽm và đồng để sản xuất 150kg đồng bạch? Câu 2. (2đ) Cho hàm số y = 3x+2. Tính f(0), f(1), f(-1), f(2). Câu 3. (2đ) Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x. Bằng đồ thị hãy tìm f(2), f(-2) ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm (4đ) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A D C B C D B II. Tự luận.(6điểm) Câu 1: Gọi khối lượng của Ni ken, Kẽm, Đồng lần lượt là x, y, z 0.25 Ta có: = = và x+y+z = 150 0.25 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: = = = = = 7,5 0.5 Vậy x = 7,5.3 = 22,5 0.25 y = 7,5.4 = 30 0.25 z = 7,5.13 = 97,5 0.25 Vậy khối lượng của Ni ken, Kẽm, Đồng lần lượt là: 22,5 : 30 : 97,5kg 0.25 Câu 2: (2đ) Cho hàm số y = 3x+2. f(0) = 3.0 + 2 = 2 0.5 f(1) = 3.1 + 2 = 5 0.5 f(-1) = 3. (-1) +2 = -1 0.5 f(2) = 3.2 + 2 = 8 0.5 Câu 3: (2đ) Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x. Đồ thị hàm số y = 3x đi qua O(0;0), A (1;3) 0.5 f(2) = 3.2 = 6 0.25 f(-2) = 3.(-2) = -6 0.25 Duyệt của TCM GVBM Tuần: 17 Tiết PPCT: 37 Ngày soạn: 15.12.09 Ngày dạy: 18.12.09 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực. - Hệ thống hoá kiến thức của chương II về 2 đại lượng tỉ lệ thuận, 2 đại lượng tỉ lệ nghịch (định nghĩa, tính chất). 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kỹ năng giải toán về đại lưọng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. Chia một số thành các thành các thành phần tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch với các số đã cho. - Tiếp tục rèn kỹ năng thực hiện các phép tính trong tập hợp số hữu tỉ, số thực để tính giá trị các biểu thức. Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết 3. Thái độ - Thấy rõ ý nghĩa thực tế của toán học với đời sống. II. Chuẩn bị 1. GV: Thước thẳng, SGK và các dụng cụ dạy học 2. HS: Thước thẳng và các dụng cụ học tập III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Ôn tập về số hữu tỉ số thực, tính giá trị của biểu thức: -H: Nêu tên các tập hợp số đã học? -H: Số hữu tỉ là gì? -H: Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào? + Số vô tỉ là gì? + Số thực là gì? + Trong tập hợp R các số thực ta đã biết các phép toán nào? -GV: Treo bảng phụ mô tả quan hệ giữa các tập hợp số. -HS: Đọc để nêu cách làm câu a tương tự câu b *Gợi ý: dùng tính chất : a: m + b: m = (a+b): m Gọi 2 HS mỗi em 1 câu ở dưới lớp làm vào vở -H: Căn bậc hai của một số a không âm là một số như thế nào? -HS : Nêu cách tính -H : Nêu cách tìm x ở câu a -GV: chuyển các số hạng không chứa biến về một vế, số hạng khôngchứa biến x về một vế,từ đó tìm x Lưu ý =B A=B hoặc A=-B (B ≥0) I. Ôn tập về số hữu tỉ số thực, tính giá trị của biểu thức: Trong tập hợp R các số thực ta đã biết các phép toán là: cộng, trừ, nhân chia, luỹ thừa và căn bậc hai của số không âm. Bài1: Thực hiện các phép tính sau: a) = 10 : =-14 b) 12. = 12.= 12. = c) - + = 6 - 3 + (-8) = -5 Bài 2: Tìm x, biết : a) x = - b) = Ta có: 2x += hoặc 2x += - x = hoặc x = - Hoạt động 2:Ôn tập về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, tìm x: -H: Tỉ lệ thức là gì? Nêu các tính chất cơ bản của tỉ lệ thức? -H: Trong tỉ lệ thức tìm a như thế nào? Tương tự đối với b, c, d -HS làm BT vào bảng phụ -H: Để tìm được x, y, z ta vận dụng tính chất nào? Hãy nêu tính chất đó? -H: Để vận dụng được tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta cần biến đổi dãy tỉ số như thế nào? *Chú ý: Trong tỉ lệ thức chỉ có t/c tổng , hiệu tỉ lệ chứ không có t/c nhân chia tỉ lệ II. Ôn tập về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, tìm x: 1. Tìm x trong tỉ lệ thức sau: => x = x= -15 2. Tìm các số x, y, z biết và x +y+z = 49 áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: = =12 x =18 ; y =16 ; z =15 Hoạt động 3. Ôn tập lý thuyết chương II -GV: yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa, tính chất, chú ý của hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch. -HS: nhắc lại Tương tự hàm số là gì? Mặt phẳng tọa độ là gì? Đồ thị hàm số y=ax III. Lý thuyết (sgk) Hoạt động 4. Bài tập -GV ghi bài tập 15 (SBT) -HS làm vào vở, GV gọi 1 em lên bảng trình bày. -GV ghi bài tập 49 (SGK) -GV hướng dẫn HS tóm tắc đề. -H: Hai thanh sắt và chì có khối lượng bằng nhau, vậy thể tích và khối lượng riêng của chúng là 2 đại lượng như thế nào? Lập tỉ lệ thức? -GV ghi bài tập 50 (SGK). -H: Nêu công thức tính V của bể. -H: V không đổi, vậy S và h là 2 đại lượng quan hệ thế nào? -H: Nếu cả chiều dài và chiều rộng đáy bể đều giảm đi một nữa thì S thay đổi như thế nào? Vậy h phải thay đổi thế nào? -GV: hướng dẫn HS làm bài 55 sgk Thay hoành độ và tung độ của mỗi điểm vào công thức y=3x-1. Nếu được đẳng thức, ta kết luận điểm đó thuộc đồ thị. Nếu không được đẳng thức (hai vế khác nhau) ta kết luận điểm đó không thuộc đồ thị. -GV: Hướng dẫn HS làm bài 54 Sgk IV. Bài tập Bài 15 SBT Gọi số đo độ các góc A, B, C lần lượt là a, b, c. Ta có: a = 3.12 = 36 (độ) b = 5.12 = 60 (độ) c = 7.12 = 84 (độ) Số đo của các góc trong là 360, 600, 840 Bài 49/76 SGK Thể tích Khối lượng riêng Khối lượng Sắt V1 D1 = 7,80 m1 Chì V2 D2 = 11,3 m2 Bài 50/77 Sgk V = S.h Với S : Diện tích đáy h : Chiều cao bể * S và h là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch * S đáy giảm đi 4 lần. Để V không đổi thì chiều cao h phải tăng lên 4 lần. Bài 55/77 Sgk Điểm B và D thuộc đồ thị hàm số y = 3x– 1. Điểm A và C không thuộc đồ thị hàm số trên. 4. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các bài tập đã sửa - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị thi học kỳ I IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT17.DS7.HKI.doc
Giáo án liên quan