Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng- Trường THCS Long Vĩnh

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

2. Kỹ năng :

- Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.

- Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.

3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP :

1/ Chuẩn bị : Gv: SGK , máy tính , thước , ê ke , sợi dây, biểu bảng ,

Hs: SGK , máy tính , thước có chia khoảng , com pa , ôn tập các kiến thức về “Khi nào AM +MB = AB?”, đọc trước bài tr 124-125 SGK ,

2/ Phương pháp : Đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan, gợi tìm,hướng dẫn.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC :

On định lớp : KTSS

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng- Trường THCS Long Vĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Tiết : 12 NS : ND : BÀI 10-TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức :Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. 2. Kỹ năng : - Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng. - Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng. 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy. II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP : 1/ Chuẩn bị : Gv: SGK , máy tính , thước , ê ke , sợi dây, biểu bảng ,… Hs: SGK , máy tính , thước có chia khoảng , com pa , ôn tập các kiến thức về “Khi nào AM +MB = AB?”, đọc trước bài tr 124-125 SGK ,… 2/ Phương pháp : Đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan, gợi tìm,hướng dẫn. III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC : Oån định lớp : KTSS HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra (7’) Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra HS: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN Hs: 1 Hs lên bảng Hs: Vẽ hình M nằm giữa O và N (vì ON > OM) Nên: OM + MN = O MN = ON – OM = 6 – 3 = 3cm Mà OM = 3cm MN = OM Gv: Gọi 1 Hs lên bảng Gv: Cho hs nhận xét . Gv: ĐVĐ : Ta thấy M nằm giữa O và N MN = OM. Khi đó M là gì của ON ? Hs: Nhận xét . Hs: Theo dõi . HOẠT ĐỘNG 2 : TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (19’) Gv:Vẽ hình 61 lên bảng phụ GV: Hãy cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. GV: Hãy cho biết hai đoạn thẳng AM và MB như thế nào ? Gv: M trên hình 61 là trung điểm của đoạn thẳng AB . Gv: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ? GV: Yêu 3 HS khác lần lượt đứng lên nêu lại định nghĩa trung điểm M của đoạn thẳng AB Gv: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta suy ra điều gì và ngược lại? Gv: Chốt lại ghi bảng định nghĩa ở dạng KH: M là trung điểm của đoạn thẳng AB GV: Cho HS đọc BT 65 tr 126 Gv: Vẽ hình lên bảng phụ GV: Gọi một HS lên bảng đo các đoạn thẳng AB , BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống: a/ Điểm C là trung điểm của …. vì ….. b/ Điểm C không là trung điểm của …………vì C không thuộc đoạn thẳng AB c/ Điểm A không là trung điểm của BC vì……….. GV: Cho Hs nhận xét GV: Nhận xét chung Hs: Quan sát hình trên bảng . HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B Hs: MA = MB HS: Theo dõi Hs: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA =MB). 3 HS lần lượt đứng lên nhắc lại Hs: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta suy ra M nằm giữa A và B , M cách đều A và B . Hs: Theo dõi và ghi vở . Hs:Đọc bt 65 tr 126 Hs:Quan sát hình vẽ . 1HS lên bảng thực hiện các HS khác cùng thực hiện HS tham gia nhận xét Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA =MB).Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB M là trung điểm của đoạn thẳng AB Bài tập 65 tr 126 a/ Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD vì CB = CD = BD. b/ Điểm C không là trung điểm của đoạn thẳng AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB . c/ Điểm A không là trung điểm của BC vì A không nằm giữa B và C. HOẠT ĐỌNG 3 : 2- CÁCH VẼ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (8’) Gv: Ghi VD lên bảng: Đoạn thẳng AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB. GV: Gọi 1 HS lên bảng tìm độ dài đoạn thẳng MA và MB. GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ điểm M trên tia AB sao cho AM = 2,5cm GV: Cho HS khác lên bảng kiểm tra lại hình vẽ. Gv: Còn cách nào vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB ? Gv: Cho hs thực hiện trên giấy để xác định trung điểm . Gv: Cho hs quan sát hình 63 SGK để làm . Gv: Cho hs làm ? SGK tr 125 Gv: Yêu cầu hs nêu cách làm ? Gv: Cho hs nhận xét . Hs: Đọc nội dung VD HS lên bảng rìm MA, MB HS nhận xét HS lên bảng vẽ, Hs khác cùng vẽ HS lên bảng kiểm tra Hs: Trả lời : Vẽ bằng cách gấp giấy . Hs: Thực hiện trên giấy để xác định trung điểm . Hs: Quan sát hình 63 Hs: Làm ? SGK tr 125? Dùng sợi dây để đo độ dài thanh gỗ thẳng . Chia đôi đoạn đây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ , dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm của thanh gỗ . Hs: Nhận xét . Ví dụ : Ta có : MA + MB = AB Mà MA = MB Nên MA =MB = AB = .5 = 2,5cm Cách 1 : Trên tia AB , vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm Cách 2: Gấp giấy Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà (8’) Gv:Cho hs diễn đạt trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau ? Hs: Diễn đạt trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau M là trung điểm của đoạn thẳng AB Gv: Cho hs làm bt 60 SGK tr 125 Gv: Gọi hs đọc đề bài Gv: Yêu cầu hs tóm tắt đề bài Gv: Gọi 1Hs lên bảng Gv: Cho hs nhận xét . GV: Nhận xét chung Hs: Làm bt 60 SGK tr 125 Hs: Đọc đề bài Hs: Tóm tắt đề bài Ox, OA =2 cm , OB = 4cm a/ A nằm giữa O và B ? b/ So sánh OA và AB c/ A là trung điểm của OB ? Hs: 1Hs lên bảng Hs: Nhận xét . BT 60 SGK TR 125 a/ Điểm A nàm giữa O và B (Vì A,B Ox , OA <OB) b/ Ta có : OA + AB = OB 2 + AB = 4 AB = 4 – 2 AB = 2 cm Vậy AB = OA c/ A là trung điểm của đoạn thẳng OB.Vì OA = AB = OB Hướng dẫn về nhà ( 3’ ) - Hiểu được trung điểm M của đoạn thẳng AB . - Biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng . -Học thuộc và ghi thành thạo kí hiệu trung điểm của đoạn thẳng . - Làm bài tập 61, 62, 63, 64 tr 126.` Hướng dẫn BT 62: DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docGA HH6 TUAN 12.doc