Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 1

I/ MỤC TIÊU :

* Kiến thức cơ bản :

- Hiểu điểm là gì ? đường thẳng là gì ?

- Hiểu được quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng .

* Kĩ năng cơ bản :

- Biết vẽ điểm, đường thẳng.

- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng .

- Biết kí hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng các kí hiệu

II/ CHUẨN BỊ :

GV: Thước thẳng, bảng phụ.

HS: Thước thẳng, xem trước bài học.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1) Ổn định lớp :

2) Giới thiệu môn hình học 6; giới thiệu chương I “Đường thẳng”

3) Giảng bài mới :

Giới thiệu bài 1 “Điểm đường thẳng”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25/08 Chương I : ĐOẠN THẲNG Tiết 1 §1. ĐIỂM . ĐƯỜNG THẲNG I/ MỤC TIÊU : * Kiến thức cơ bản : - Hiểu điểm là gì ? đường thẳng là gì ? - Hiểu được quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng . * Kĩ năng cơ bản : - Biết vẽ điểm, đường thẳng. - Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng . - Biết kí hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng các kí hiệu II/ CHUẨN BỊ : GV: Thước thẳng, bảng phụ. HS: Thước thẳng, xem trước bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1) Ổn định lớp : 2) Giới thiệu môn hình học 6; giới thiệu chương I “Đường thẳng” 3) Giảng bài mới : Giới thiệu bài 1 “Điểm đường thẳng” TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Kiến thức * Hoạt động 1 : Điểm GV: cho HS quan sát hình 1 SGK. GV: Đọc tên các điểm; cách viết điểm; cách biểu diễm điểm GV: cho HS quan sát hình 2 ? Hãy đọc tên các điểm trong hình, nhận xét gì về điểm A và C. GV: giới thiệu thuật ngữ trùng nhau. GV: thông báo hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau. GV: Giới thiệu tập hợp điểm, điểm cũng gọi là 1 hình; đó là hình đơn giản nhất. GV: yêu cầu HS lấy ví dụ điểm ở bảng con và đặt tên. GV: nhận xét, sửa sai . HS: quan sát HS: đọc các điểm còn lại. HS: đọc tên điểm A và điểm C. Một điểm mang hai tên. HS: Lấy ví dụ về điểm và đặt tên. 1. Điểm : A · B · M · D · N (H1) (H2) - Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm. - Dùng các chữ cái in hoa A,B,C…để đặt tên cho các điểm. Quy ước : Nói hai điểm không nói gì thêm thì hiểu đó là hai điểm phân biệt Chú ý : Bất kỳ hình nào cũng là tập hợp các điểm * Hoạt động 2 : Đường thẳng GV: Cho HS đọc mục 2 SGK . ? Hãy nêu hình ảnh của đường thẳng. Yêu cầu HS quan sát hình 3 và đọc tên các đường thẳng . GV: giới thiệu cách viết và cách vẽ ? ? Trên đường thẳng có bao nhiêu điểm. GV: Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía? Vẽ đường thẳng bằng cách nào ? GV: Khi vẽ cần tưởng tượng vạch thẳng được kéo dài về hai phía . GV: gọi HS vẽ đường thẳng và đặt tên ở bảng con; dùng chữ cái in thường để đặt tên. HS : Quan sát sợi dây, mép bảng, cạnh bàn... HS : Trả lời HS : Nghe giáo viên giảng bài. HS : Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó HS : Cả lớp cùng thực hiện vào vở. Dùng nét bút và thước thẳng kéo dài về hai phía của những đường thẳng 2) Đường thẳng : - Sợi dây căng thẳng, mép bảng ... cho ta hình ảnh đường thẳng. - Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng p a - Đặt tên đường thẳng dùng chữ cái in thường a ; b ; m ; n... - Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. * Hoạt động 3 : Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng A · · B d GV : Trong hình vẽ, có những điểm nào ? Đường thẳng nào ? Hỏi : Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đó ? GV : Giới thiệu - Điểm A thuộc đường thẳng d ; ký hiệu : A Ỵ d Đọc : - Điểm A nằm trên đường thẳng d - Đường thẳng d đi qua điểm A. - Đường thẳng d chứa điểm A. GV giới thiệu tương tự đối với điểm B với ký hiệu Ï Hỏi : Quan sát hình vẽ ta có nhận xét gì ? HS : Quan sát hình vẽ và trả lời : - Có đường thẳng d và các điểm A và B HS : Điểm A nằm trên đường thẳng d và điểm B không nằm trên đường thẳng d. HS : Nghe GV giới thiệu HS nhận xét : Với bất kỳ đường thẳng nào có những điểm thuộc đường thẳng và có những điểm không thuộc đường thẳng. 3) Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng. A · · B d Điểm A thuộc đường thẳng d. Ký hiệu : A Ỵ d Ta còn nói : - Điểm A nằm trên đường thẳng d. - Đường thẳng d đi qua điểm A. - Đường thẳng d chứa điểm A. Điểm B không thuộc đường thẳng d. Ký hiệu : B Ï d Ta còn nói : - Điểm B nằm ngoài đường thẳng d. - Đường thẳng d không đi qua điểm B - Đường thẳng d không chứa điểm B. * Hoạt động củng cố : - Điểm là gì, Đường thẳng là gì ? - Khi nào điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng ? - Hãy vẽ điểm, đường thẳng và đặt tên cho điểm, đường thẳng. - Bài 3 : Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. - Bài 4 : Vẽ điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng * Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết học tiếp theo : - Xem lại cách quy định về điểm, đường thẳng. - Học bài theo SGK. - Làm các bài tập 2,5,6SGK - Xem trước bài ba điểm thẳng hàng. IV/ RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docSH6T1.doc