I. MỤC TIÊU:
Qua bài này học sinh cần :
- Biết góc là gì ?
- Góc bẹt là góc như thế nào ?
- Có kỹ năng vẽ góc,đọc tên góc, ký hiệu góc, nhận biết điểm nằm trong góc .
II. CHUẨN BỊ:
SGK,SHD, thước kẻ,com pa,phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 17: Góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: GÓC
I. MỤC TIÊU:
Qua bài này học sinh cần :
Biết góc là gì ?
Góc bẹt là góc như thế nào ?
Có kỹ năng vẽ góc,đọc tên góc, ký hiệu góc, nhận biết điểm nằm trong góc .
II. CHUẨN BỊ:
SGK,SHD, thước kẻ,com pa,phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra- Tạo tình huống học tập (8’)
HS 1 :Cho đường thẳng a và 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Biết đoạn thẳng AB và BC đều cắt đường thẳng a, A,B, C đều không thuộc đường thẳng a.
Đọc tên hai nửa mặt phẳng bờ a .
Đoạn thẳng AC có cắt đường thẳng a không ?
HS 2 : Cho hình vẽ bên, biết A, B, C thẳng hàng.
Đọc tên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AC .
Đọc tên hai tia đối nhau
Tia BE nằm giữa hai tia nào ?
Tia BC nằm giữa hai tia nào ?
Tia Ba có nằm giữa hai tia BD và BE không ?
Hai học sinh lên bảng trả lời
Cả lớp theo dõi và nhận xét
Hoạt động 2: Định nghĩa góc - góc bẹt 15’)
Các tia trên hình bài kiểm 2 có đặc điểm chung gì ? ( chung gốc)
Góc là gì ? GV giưói thiệu khái niệm góc, đỉnh, cạnh của góc , ký hiệu và cách đọc tên góc .
HS chỉ rõ hai cạnh của góc ABC . Nhận xét đặc điểm của hai cạnh góc này . GV giới thiệu góc bẹt .
HS Làm bài tập ? SGK .
Đọc tên , nêu đỉnh, cạnh của góc bẹt trong bài kiểm . Góc DBC có phải là góc bẹt không ? Vì sao ?
Định nghĩa :
Góc là hình gồm hai tia chung gốc .
Góc
Đỉnh
Cạnh
Ký hiệu
xOy
O
Ox, Oy
ÐxOy, xOy
MON
O
OM,ON
ÐO, xOy
ABC
B
BA, BC
ÐABC
* Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
Hoạt động 3: Vẽ góc :(10’)
Muốn vẽ được một góc ta cần phải biết các yếu tố nào ? (đỉnh, cạnh)
Làm thế nào để vẽ được một góc ? (vẽ hai tia chung gốc)
Làm thế nào để đặt tên góc gọn và ký hiệu các góc có chung đỉnh trên hình vẽ để dễ phân biệt .
Quan sát hình 5 SGK, hãy viết các tên góc khác của các góc Ô1 ; Ô2
HS làm bài tập 8 SGK
Hoạt động 4:Điểm nằm bên trong góc :(10’)
HS quan sát hình 6 và trả lời các câu hỏi sau : + Các tia Ox, Oy có đối nhau không ?
+ Tia OM có nằm giữa hai tia Ox, Oy không ?
GV giới thiệu khái niệm điểm nằm bên trong góc .
Khi nào ta có điểm M nằm trong góc xÔy ?
HS làm bài tập 9 SGK .
§iÓm M n»m bªn trong gãc x¤y
Tia OM n»m gi÷a hai tia Ox, Oy
Hoạt động 4:Củng cố - Hướng dẫn về nhà(7’)
Vẽ góc tUv . Vẽ điểm N nằm bên trong góc tUv . Vẽ tia UN . Đọc tên các góc có trong hình vẽ . Ghi ký hiệu các góc đó .
Làm bài tập 6 SGK tại lớp .
HS học kỹ bài học theo SGK và làm các bài tập 7 và 10 SGK .
Tiết sau : Số đo góc .
File đính kèm:
- Tuần 20- Hình học.doc