Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 25: Đường tròn

I/ Mục tiêu:

+ Kiến thức:

HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.

+ Kỹ năng :

Sử dụng compa thành thạo vẽ đường tròn, cung tròn.

+ Thái độ :

- Nghiêm túc , chính xác khi sử dụng compa vẽ hình, hợp tác trong học tập

II/ Chuẩn bị:

+ Giáo viên :

- SGK , SBT , bài soạn , bảng phụ.

+ Học sinh :

- SGK , SBT , bảng phụ nhóm .

III/. Các hoạt động dạy và học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 25: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : .... Ngày giảng : ................... Tiết 25 đường tròn I/ Mục tiêu: + Kiến thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. + Kỹ năng : Sử dụng compa thành thạo vẽ đường tròn, cung tròn. + Thái độ : - Nghiêm túc , chính xác khi sử dụng compa vẽ hình, hợp tác trong học tập II/ Chuẩn bị: + Giáo viên : - SGK , SBT , bài soạn , bảng phụ. + Học sinh : - SGK , SBT , bảng phụ nhóm . III/. Các hoạt động dạy và học: 1. tổ chức(1') 2. Kiểm tra 3. bài mới: Hoạt động của giáo viên &học sinh t/g Nội dung GV: Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì? HS: Trả lời GV: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2 cm, trên đường tròn lấy các điểm A, B, C, M. Chúng cách O một khoảng bằng bao nhiêu? HS: Trả lời GV: Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R? HS: Trả lời => Định nghĩa GV: Cho (O; 1,7) em hiểu điều này ntn? HS: Trả lời GV: Vẽ các điểm N, M, P. So sánh ON, OP với OM? HS: So sánh và trả lời GV: Giới thiệu điểm nằm trong, nằm ngoài, nằm trên đường tròn GV: Giới thiệu hình tròn, yêu cầu HS so sánh đường tròn và hình tròn GV: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Cung tròn là gì? Dây cung là gì? Thế nào là đường kính của đường tròn? HS: Nghiên cứu và trả lời GV: Vẽ hình và chốt lại khái niệm cung, dây cung, đường kính. Mối quan hệ giữa đường kính và bán kính? GV: Giới thiệu công dụng khác của compa. Yêu cầu HS đọc nội dung SGK. Ngoài vẽ đường tròn, compa còn dùng để làm gì? HS: Trả lời GV: Cho HS trả lời miệng bài 38 D C A O GV: Đưa nội dung bài 39 lên bảng phụ, yêu cầu HS đọc và làm bài tập HS: Làm bài tập ít phút GV: Gọi từng HS đứng tại chỗ trả lời HS: Trả lời hoàn thiện bài toán GV: Chốt lại nội dung bài. 1. Đường tròn và hình tròn: B C 2cm O A M Các điểm A, B, C, M cách O 1 khoảng bằng 2 cm *Định nghĩa: SGK Đường tròn tâm O bán kính R ký hiệu: (O; R). Ta có: A, B, C, M ẻ(O; R). P M N O ON < OM: N là điểm nằm trong đường tròn OP > OM: M là điểm nằm ngoài đường tròn M nằm trên đường tròn *Định nghĩa hình tròn: SGK 2. Cung và dây cung: A B O D C A, B ẻ(O; R). Hai điểm này chia đường tròn thành 2 cung tròn. Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung. Đường kính là dây cung đi qua tâm 3. Một công dụng khác của compa: * Ví dụ 1: SGK . Dùng compa để so sanh 2 đoạn thẳng * Ví dụ 2: SGK . Dùng compa để đặt đoạn thẳng trên tia. Bài 38/SGK/92: Đường tròn (O; 2 cm) đi qua O và A vì CO = CA = 2 cm Bài 39/SGK/92: a) CA = 3 cm, CB = 2 cm DA = 3 cm, DB = 2 cm b) Có I nằm giữa A và B nên: IA + IB = AB => AI = AB – IB AI = 4 – 2 = 2 (cm) => AI = IB = = 2 (cm) => I là trung điểm của AB c) IK = 1 cm 4. Củng cố ( 3' ) 5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà ( 1 ' ) - Học bài nắm vững các khái niệm: đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây . - Bài tập về nhà: 40 - 42/SGK, 35 – 38/SBT. - Đọc trước: Đ9. Tam giác.

File đính kèm:

  • doc6-25.doc
Giáo án liên quan