Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 25: Tam giác

A- MỤC TIÊU

ã Kiến thức cơ bản: - Định nghĩa được tam giác.

- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?

ã Kĩ năng cơ bản: - Biết vẽ tam giác

- Biết gọi tên và ký hiệu tam giác.

-Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.

B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

ã GV: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi. Thước thẳng, com pa, thước đo góc, phấn mầu.

ã HS: SGK, thước thẳng, com pa, thước đo góc.

C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. ổn định tổ chức.

2. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 25: Tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/04 Ngày giảng:11/04 Tiết 25 : tam giác A- Mục tiêu Kiến thức cơ bản: - Định nghĩa được tam giác. - Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì? Kĩ năng cơ bản: - Biết vẽ tam giác - Biết gọi tên và ký hiệu tam giác. -Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác. B- Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh GV: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi. Thước thẳng, com pa, thước đo góc, phấn mầu. HS: SGK, thước thẳng, com pa, thước đo góc. C- Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS: Chữa bài tập 41 (92 SGK) Xem hình. So sánh AB + BC + AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ. GV nhận xét và cho điểm HS. HS: Tiến hành dự đoán bằng mắt, rồi dùng com pa đặt liên tiếp 3 đoạn thẳng AB, BC, CA trên tia OM (thực hiện trên đèn chiếu) A B C O N P M Nhận xét: AB + BC + AC = ON + NP + PM = OM. HS nhận xét câu trả lời và bài tập của bạn, đề nghị cho điểm. Hoạt động 2: 1. Tam giác ABC là gì? GV chỉ vào hình vẽ vừa kiểm tra và giới thiệu đó là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì? GV vẽ hình: B A C | | | Hỏi: hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA như trên có phải là tam giác ABC hay không? Tại sao? HS: Quan sát hình vẽ rồi trả lời: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. HS: đó không phải là tam giác ABC vì ba điểm A, B, C thẳng hàng. GV yêu cầu HS vẽ tam giác ABC vào vở, GV vẽ tam giác ABC lên bảng. Ký hiệu tam giác ABC: DABC. GV giới thiệu cách đọc và kí hiệu khác: DACB, DBAC. Tương tự em hãy nêu cách đọc khác của D ABC. HS vẽ tam giác ABC vào vở. A B C HS: DBCA, DCAB, DCBA. Có 6 cách đọc tên DABC. GV: Các em đã biết D có 3 đỉnh, 3 cạnh, 3 góc. - Hãy đọc tên 3 đỉnh của DABC - Đọc tên 3 cạnh của DABC HS đọc: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C HS đọc: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CA. - Có thể đọc cách khác không? HS: có thể đọc cách khác là cạnh BA, cạnh CB, cạnh AC. - Đọc tên 3 góc của DABC. HS đọc: góc BAC, góc ABC, góc BCA hoặc góc CAB, góc CBA, góc ACB hoặc góc A, góc B, góc C GV yêu cầu HS làm bài tập 43 (94 SGK). Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: Gọi 2 HS lên bảng điền hai câu: a) Hình tạo thành bởi ..... được gọi là tam giác MNP. b) Tam giác TUV là hình .... (GV viết bài tập lên bảng phụ để HS lên điền) a) Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi M, N, P không thẳng hàng gọi là DMNP. b) Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU, UV, VT trong đó T, U, V không thẳng hàng. Bài 44 (95). Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau: HS hoạt động theo nhóm Tên tam giác Tên 3 đỉnh Tên 3 góc Tên 3 cạnh D ABI A, B, I BAI,ABI, AIB AB, BI, IA D AIC A, I, C IAC,AIC, ACI AI, IC, AC D ABC A,B, C BAC.ABC,ACB AB,BC,CA A B I C Hãy đưa các vật có dạng D? HS đưa 1 số vật có dạng D như ê ke, miếng gỗ hình D, mắc treo áo có dạng D ... GV lấy điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) và giới thiệu đó là điểm nằm bên trong tam giác (còn gọi là điểm trong của tam giác) GV lấy điểm N (không nằm trong D, cũng không nằm trên tam giác), giới thiệu điểm đó là nằm bên ngoài tam giác. A F N D M B E C GV yêu cầu HS lấy điểm D nằm trong D, điểm E nằm trên D, điểm F nằm ngoài D. - Một HS lên bảng lấy các điểm D, E, F. Hoạt động 3: 2) Vẽ tam giác Ví dụ: Vẽ tam giác ABC biết ba cạnh BC = 4 cm, AB = 3 cm, AC = 2 cm. GV chỉ cho HS hình HS1 kiểm tra đầu giờ đã vẽ và hỏi. Để vẽ được DABC ta làm thế nào? HS quan sát lại hình vẽ và nêu cách vẽ (như SGK) GV vẽ 1 tia Ox và đặt đoạn thẳng đơn vị trên tia. | | | | | | x 0 1 2 3 4 5 cm GV làm mẫu trên bảng vẽ DABC có BC = 4 cm; AB = 3 cm; AC = 2 cm. HS vẽ vào vở theo các bước GV hướng dẫn. A B C GV yêu cầu làm bài tập 47 SGK. Vẽ đoạn thẳng IR = 3 cm. Vẽ điểm T sao cho TI = 2,5 cm, TR = 2 cm. Vẽ DTIR. HS vẽ hình vào vở, 1 HS lên bảng vẽ (sử dụng đơn vị quy ước trên bảng) Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà Học bài theo SGK. Bài tập 45, 46(b) trang 95 SGK. Tiết sau : Luyện tập

File đính kèm:

  • doct25 hinh 6.doc
Giáo án liên quan