I. Mục tiêu bài dạy.
Qua bài này học sinh cần:
* Nắm được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
* Có kỹ năng vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm.
* Rèn luyện tư duy: Biết được vị trí của hai đường thẳng trên măth phẳng; vẽ chính xác đường thẳng đi qua hai điểm.
II. Chuẩn bị của thày và trò.
G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, mô hình 2 đường thẳng xoay quanh một trục, bảng phụ.
H_Chuẩn bị bài ở nhà, giấy ô ly.
III. Tiến trình lên lớp.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3
Đường thẳng đi qua hai điểm
I. Mục tiêu bài dạy.
Qua bài này học sinh cần:
* Nắm được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
* Có kỹ năng vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm.
* Rèn luyện tư duy: Biết được vị trí của hai đường thẳng trên măth phẳng; vẽ chính xác đường thẳng đi qua hai điểm.
II. Chuẩn bị của thày và trò.
G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, mô hình 2 đường thẳng xoay quanh một trục, bảng phụ.
H_Chuẩn bị bài ở nhà, giấy ô ly.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Chữa bài 10a (Sgk/106).
Câu hỏi 2: Chữa bài 10b,c (SBT/96).
Câu hỏi 3: Chữa bài 12 (Sgk/107).
HD: a, N
b, M
c, N; P
Câu hỏi 4: Chữa bài 13 (SBT/97).
H_Trả lời miệng.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
T
nội dung
G_Cho điểm A bất kỳ.
_Vẽ đường thẳng đi qua A; vẽ được mấy đường như vậy ?.
H_Vẽ vào vở nháp.
_ Nhận xét số đường thẳng vẽ được.
G_Cho thêm điểm B, hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ?.
H_Thực hiện vào vở nháp.
_Cách vẽ.
_Nhận xét số đường thẳng vẽ được.
* Củng cố: Bài tập 15 (Sgk/109).
HD: a, Đúng b, Sai
G_Vẽ 3 đường thẳng.
G_Hướng dẫn HS cách đọc tên 3 đường thẳng đó.
H_Ghi lại tên cua các đường thẳng.
G_Nhấn mạnh: Ngoài cách đặt tên thộng thường, người ta còn gọi tên đường thẳng bằng tên của hai điểm bất kỳ thuộc đường thẳng hoặc dùng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng.
G_Cho HS làm phần Sgk/108.
H_Thực hiện nhanh.
G_Sáu đường thẳng trên có điều gì đặc biệt
1. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
* Cách vẽ. (Sgk/107)
* Nhận xét. (Sgk/107)
2. Tên đường thẳng.
H_Trùng nhau.
G_Vậy hai đường thẳng bất kỳ có thể có vị trí như thế nào với nhau ?.
G_Cho HS quan sát hình 19; 20 nêu số điểm chung của hai đường thẳng.
G_Nêu cách gọi và hình vẽ minh hoạ.
G_Cho HS đọc phần chú ý.
3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng.
* Hai đường thẳng trùng nhau, có vô số điểm chung.
* Hai đường thẳng phân biệt, xảy ra:
+ Hai đường thẳng cắt nhau, có 1 điểm chung.
+ Hai đường thẳng song song, không có điểm chung.
* Chú ý (Sgk/109)
4. Củng cố bài.
G_Cho HS nhắc lại: + Cách đặt tên đường thẳng.
+ Các vị trí của hai đường thẳng, số điểm chung.
H_Làm bài 16b, (Sgk/109).
HD: + Kẻ đường thẳng đi qua A và B.
+ Kiểm tra xem C có nằm trên đường thẳng AB không.
H_Làm bài 17 (Sgk/109).
HD: Có 6 đường thẳng là AB; AC; AD; BC; BD; CD.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
* Xem lại về 3 điểm thẳng hàng; cách gọi tên, vị trí tương đối của hai đường thẳng.
* Làm bài tập: 18; 19; 20; 21 (Sgk/109; 110); BT: 14; 15; 16 (SBT/98).
* Chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm
_________________________________________
Ngày.....tháng......năm...........
Giám hiệu ký duyệt
__________________________________________________________________
File đính kèm:
- H6t3.doc