Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiêt1 đến tiết 13

I . Mục tiêu bài dạy :

Kiến thức:

- Học sinh hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì ?

- Hiểu quan hệ điểm thuộc ( không thuộc ) đường thẳng .

Kỹ năng:

- Biết vẽ điểm , đường thẳng . Biết đặt tên cho điểm , đường thẳng , biết ký hiệu điểm , đường thẳng , biết sử dụng ký hiệu

Thái độ:

Cẩn thận, chính xác khi đặt tên cho điểm, đường thẳng, kí hiệu

II . Chuẩn bị :

- Thầy : cc thiết bị dạy học(Bảng phụ , thước thẳng , phấn màu )

- Trò: thước thẳng , bảng con .

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

IV.Các hoạt động dạy học trên lớp :

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiêt1 đến tiết 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 CHƯƠNG I : ĐOẠN THẲNG Tiết : 1 § 1. ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: - Học sinh hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì ? - Hiểu quan hệ điểm thuộc ( không thuộc ) đường thẳng . Kỹ năng: - Biết vẽ điểm , đường thẳng . Biết đặt tên cho điểm , đường thẳng , biết ký hiệu điểm , đường thẳng , biết sử dụng ký hiệu Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đặt tên cho điểm, đường thẳng, kí hiệu II . Chuẩn bị : Thầy : các thiết bị dạy học(Bảng phụ , thước thẳng , phấn màu…) Trò: thước thẳng , bảng con . III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : Kết hợp giảng bài mới v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: j Nêu hình ảnh về điểm : . B .E . C . D Giáo viên nêu hình ảnh về điểm như sách giáo khoa - Gọi học sinh tìm ví dụ về điểm . - Gv giới thiệu cách đặt tên một điểm Vẽ hình 1 . Đọc tên các điểm . Sau đó giáo viên giới thiệu cách viết tên điểm , cách vẽ điểm . Treo bảng phụ : Gọi HS tìm điểm C . Sau đó đọc tên các điểm trên hình vẽ . GV vẽ hình 2 . gọi học sinh đọc tên điểm . Giới thiệu 2 điểm trùng nhau ( có thể hiểu 1 điểm mang 2 tên ) - Hai điểm không trùng nhau gọi là 2 điểm phân biệt - Bất cứ hình nào cũng là tập hợp điểm . Điểm cũng là 1 hình đơn giản nhất . Điểm : Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm . * Hạt cát , ngôi sao trên bầu trời …   A . B . M Dùng chữ cái in hoa A , B , C, M , N ... Để đặt tên cho điểm . HS 1 : Đứng lên chỉ rõ và đọc A . C A và C là 2 điểm trùng nhau . HOẠT ĐỘNG 2: k Hình ảnh của đường thẳng GV nêu những hình ảnh đường thẳng như sách giáo khoa . Gọi hs nêu ví dụ về đường thẳng . Gv vẽ hình 3 sgk lên bảng ồi giới thiệu cách đọc tên , cách viết , cách đọc . H : Em hãy lên bảng vẽ 1 đường thẳng và đặt tên đường thẳng đó . Các hs khác vẽ ở bảng con . Gv vẽ hình 4 sgk . Gv nói : Điểm A nằm trên đường thẳng d , ta còn nói điểm A thuộc đường thẳng d . Viết A Ỵ d, hay nói đường thẳng d đi qua điểm A , đường thẳng d chứa điểm A . Điểm B không thuộc đường thẳng d . Viết B Ï d, hay nói đường thẳng d không đi qua điểm B , đường thẳng d không chứa điểm B . Đường thẳng : Sợi chỉ căng thẳng mép bàn . . . cho ta hình ảnh đường thẳng . a - Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía . - Dùng chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng . Điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng . d A . .B Ký hiệu : A Ỵ d B Ï d HOẠT ĐỘNG 1: k Cũng cố a C . . E Hs làm câu a , b . Gv treo bảng phụ vẽ sẳn hình 7 . m n B p A C q D * Gọi HS 1 : trả lời câu a . * HS viết câu trả lời vào bảng con . * 1 học sinh 2 : Lên bảng làm câu c. * HS làm bài tập theo nhóm 2 phút . * HS 1 : trả lời câu a Điểm A thuộc các đường thẳng q và n . A Ỵ q ; A Ỵ n Những đường thẳng đi qua điểm B là m , n , p . B Ỵ m , B Ỵ n , B Ỵ p . D Ỵ q D Ï m , D Ï n , D Ï p HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút ) Học bài theo vở ghi và sách giáo khoa . Làm bài tập 2 , 4 , 5 , 6 SGK Tr 104 – 105 Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 2009 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần 2 § 2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG Tiết : 2 I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: - Nắùm vững khái niệm ba điểm thẳng hàng , điểm nằm giữa hai điểm , trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại . - Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng , sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía , nằm khác phía , nằm giữa . Kỹ năng: - Sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác . Thái độ: Cẩn thận chính xác khi vẽ 3 điểm thẳng hàng, quan hệ ba điểm thẳng hàng. II . Chuẩn bị : Thầy : các thiết bị dạy học( bảng phụ , thước thẳng , phấn màu .) Trò : thước thẳng , bảng con . III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : + HS 1 : Làm bài 4C sgk /tr 105 . + HS2 : Làm bài tập 6 sgk /tr 105 .I .A .E .K m .B a) .C a b . B Bài 6/tr 105 a) A Ỵ m , B Ï m b) E Ỵ m , K Ỵ m c) B Ï m , I Ï m v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 2: j Thế nào là 3 điểm thẳng hàng. Gv nêu câu hỏi cả lớp vẽ . * Đường thẳng a điểm A Ỵ a , C Ỵ a , D Ỵ a . * Đường thẳng b , điểm S Ï b , T Ỵ b R Ï b . Sau đó gv nêu khái niệm 3 điểm thẳng hàng , hs nhắc lại và ghi . H : Như vậy , muốn vẽ 3 điểm thẳng hàng ta làm như thế nào ? Cho hs làm bài 10/tr 106 Các em khác làm trong vở bài tập . Hs cả lớp làm BT 8/tr 106 . D · C · A· S T · · b · R - Khi 3 điểm A , C , D cùng thuộc một đường thẳng , ta nói chúng thẳng hàng . - Khi 3 điểm S , R , T không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào , ta nói chúng không thẳng hàng . + Một hs lên bảng làm BT 10a /tr 106 : + 1 hs khác làm bài 10b - Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm B và C , ta thấy cạnh thước thẳng không đi qua A . Ta nói : 3 điểm A,B,C không thẳng hàng - Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm M vàN , ta thấy cạnh thước thẳng không đi qua A . Vậy : 3 điểm A,M,N thẳng hàng . HOẠT ĐỘNG 3: k Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng Gv vẽ hình 9 sgk / tr 106 . Giới thiệu 2 điểm cùng phía đối với điểm thứ ba . hai điểm khác phía đối với điểm thứ ba . GV nêu rõ nhận xét , yêu cầu học sinh nắc lại vài lần . A. B. C . Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C ta nói : - Hai điểm C và B nằm cùng phía với điểm A . - Hai điểm A và C nằm khác phía với điểm B . - Hai điểm A và B nằm cùng phía với điểm AC . - Điểm B nằm giữa hai điểm A và B * Nhận xét ( sgk ) HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập tại lớp Yêu cầu học sinh làm BT 11sgk /107 HS cả lớp làm BT 12/sgk tr 107 Gv treo bảng phụ và hỏi : Điểm nào nằm giưũa hai điểm còn lại trong mỗi hình sau ? . A . B C. (H.a) .C .B A. ( H.b) .M N . . K (H.c) . K . H . E . F a ( H.d) b Học sinh đứng tại chỗ trả lời. Hs làm bài vào vở . 3 hs trả lời . HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút ) Học bài theo vở ghi và sách giáo khoa . Làm bài tập 13 , 14 SGK Tr 107 , Làm bài tập 6,7,8,10,11,13 ( tr97 /sbt ) Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 2009 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần : 3 § 3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM Tiết : 3 I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt . Kỹ năng: - Biết vẽ một đường thẳng đi qua 2 điểm . - Biết vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng trong mặt phẳng . xem hình 11 - Rèn tính cẩn thận , chính xác trong vẽ hình . Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm, xác định vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. II . Chuẩn bị : Thầy: các thiết bị dạy học( thước thẳng , bảng phụ …) Trò: các thiết bị học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài cũ : HS1: Làm bài tập 9 trang 106– xem H11 Hãy gọi tên : Các bộ 3 điểm thẳng hàng . Hai bộ 3 điểm thẳng hàng . HS2: Bài 12 tr 107 sgk . Gọi tên các điểm : Nằm giữa 2 điểm M&P . Không nằm giữa 2 điểm N&Q Nằm giữa 2 điểm M&Q Cho cả lớp nhận xét và cho điểm . H .11 C D B E G A H.13 m M N P Q · · · · Học sinh ghi bảng câu trả lời . v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: j Vẽ đường thẳng Gv hỏi : Cho điểm A . Hãy vẽ đường thẳng đi qua A . Vẽ được mấy đường thẳng như thế ? GV lấy thêm một điểm B khác A . Yêu cầu hs vẽ đường thẳng đi qua A và B . Hỏi vẽ được mấy đường thẳng ? H : Em hãy rút ra nhận xét Cho học sinh làm BT 15/109 Sgk . Cho hs lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . . B . A + Có vô số đường thẳng đi qua A . + Có 1 đường thẳng đi qua A và B Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B . Học sinh trả lời đứng tại chổ : a) Đúng ; b) Đúng HOẠT ĐỘNG 2: j TÊN ĐƯỜNG THẲNG ? Treo hình vẽ ở bảng phụ . Vẽ hình sau : a A B · · x y Hướng dẫn học sinh cách đặt tên đường thẳng Cho hs làm : HS nghe và ghi nhớ . Học sinh trả lời . HOẠT ĐỘNG 3: l Đường thẳng trùng nhau , cắt nhau , song song Yêu cầu học sinh quan sát H. 18 sgk giới thiệu các đường thẳng AB , CB . là hai đường thẳng trùng nhau . H:Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau ? Gv Giáo viên vẽ các hình 19 , 20 Giớithiệu 2 đường thẳng cắt nhau , song song . HS ghi bài , A B C .· · · AB , BC là hai đường thẳng trùng nhau ( có 2 điểm chung trở lên ) A . · B · C x y z t - Hai đường thẳng AB , AC chỉ có một điểm chung A ta nói : Chúng cắt nhau . A là giao điểm . - Hai đường thẳng xy và zt không có điểm chung ta nói chúng song song nhau . Học sinh đọc chú ý sgk tr 109 . HOẠT ĐỘNG 4 : m Luyện tập tại lớp Cho hs làm bài tập 16/tr109 Sgk . Trả lời câu hỏi : Tại sao không nói : “ Hai điểm thẳng hàng ” ? Làm sao biết 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ? Bài 17/109 Sgk . Hs đọc đề và trả lời ( đứng tại chổ ) a) Bao giờ cũng có đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước nên ta không nói : “ Hai điểm thẳng hàng ” . b) Dùng thước thẳng đặt cạnh thước đi qua 2 điểm trong 3 điểm đã cho , rồi quan sát xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ 3 hay không . Học sinh vẽ hình . A B C D 1 học sinh lên bảng vẽ và viết tên các đường thẳng trong hình . HOẠT ĐỘNG 5 : n Hướng dẫn học sinh học ở nhà Học theo vở ghi và sách giáo khoa . Làm bài tập 18 , 20 , 21 Sgk tr109 -110 Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 200 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần 4 § 4. THỰC HÀNH Tiết : 4 TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Khắc sâu k/n điểm nằm giữa 2 điểm khác Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cọc mốc A và B , đào hố trồng cây thẳng hàng với 2 cây A và B có sẳn . Kỹ năng: - Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn , ý thức kỷ luật cao khi sinh hoạt thực hành ngoài trời . Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi lấy các điểm ba điểm thẳng hàng. II . Chuẩn bị : + Thầy : Bảng phụ , thước thẳng . + Trò : Mỗi nhóm 10 hs chuẩn bị , 3 cọc tiêu dài khoảng 1,5m có đầu nhọn , thân cọc sơn 2 màu xen kẻ để dể nhìn thấy cọc từ xa . Một dây dọi để kiểm tra . III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập – thực hành. III.Các hoạt động dạy học trên lớp : + Kiểm tra : Dụng cụ của các nhóm . + Thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG 1: j Hướng dẫn trên lớp ( 10 phút ) Với 2 điểm A , B trên mặt đất ta không thể dùng thước thẳng . để xác định điểm C nằm giữa 2 điểm A và B . mà ta phải làm sau : - Đóng cố định 2 cọc điểm ở vị trí A và B . dùng dây dọi kiểm tra xem 2 cọc có đứng thẳng ( vuông góc ) vuông góc với mặt đất chưa? - Em thứ nhất đứng ở cọc A , em thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở 1 điểm C . - Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A che lấp 2 cọc ở B và C . Khi đó A,B.C thẳng hàng . HS chú ý nghe , có thể ghi chép các bước làm . HOẠT ĐỘNG 2: k Thực hành ngoài trời + Thầy phân địa điểm cho các nhóm trưởng . + Nhóm trưởng hướng dẫn sao cho bạn nào cũng ngắm được cọc tiêu ở địa điểm A . + Thầy giáo kiểm tra hoạt động của từng nhóm .( chú ý đến tính kỷ luật , ý thức tự giác của học sinh ) Các nhóm thực hành như giáo viên đã hướng dẫn . HOẠT ĐỘNG 3: l Cũng cố Cho học sinh tập hợp lớp theo tổ , mổi tổ đứng 1 hàng . Gv nói : Khi xếp hàng một theo tổ ta đã gióng đường thẳng đi qua nhiều điểm . HS sau nhìn gáy hs trước gióng thành 1 đường thẳng . HOẠT ĐỘNG 4: n Hướng dẫn học sinh học ở nhà Làm bài tập : 1) Hãy vẽ 7 điểm sao cho có 6 bộ 3 điểm thẳng hàng .( Trồng 7 cây sao cho có 6 hàng , 1 hàng 3 cây ) 2) Vẽ 10 điểm sao cho có 5 đường thẳng , mỗi đường thẳng có 4 điểm . Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 2009 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần :5 § 5. TIA Tiết : 5 I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Biết định nghĩa , mô tả tia bằng các cách khác nhau Biết thế nào là 2 tia đối nhau, 2 tia trùng nhau. Kỹ năng: - Có kỹ năng vẽ tia , biết phân loại 2 tia chung gốc , biết phát biểu ngắn gọn các mệnh đề toán học . Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ tia, xác định vị trí giữa các tia. II . Chuẩn bị : Thầy: các thiết bị dỵ học( Thước thẳng , phấn màu , bảng phụ ) Trò: các thiết bị học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : H1 : Làm bài tập 19/109 Sgk . H2: Làm bài tập 20/109 Sgk . H3: 2 bài tập cho về ở tiết trước . + 3 học sinh lên bảng . + Gv sử và cho điểm . v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: j Tia gốc O Gv vẽ hình , hs làm theo yêu cầu : - Vẽ đường thẳng xy . - Lấy điểm O trên đường thẳng xy . - Gv dùng phấn màu vẽ phần đường thẳng Ox . Giới thiệu định nghĩa tia gốc O . - Gv hướng dẫn hs cách viết , đọc tên tia . - Gv: Em hãy vẽ 1 tia Ax . - Gv nói : Tia Ax không bị giới hạn về phía x . -Gv cho học sinh làm bài tập 22/112 Sgk . Cho làm tiếp bài 25/113 Sgk Học sinh vẽ vào vở . x y — O HS nhắc lại định nghĩa và ghi : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O . ( Còn gọi là một nữa đường thẳng gốc O ) Trên hình ta có tia Ox và Oy . HS vẽ tia Ax A x — HS đọc đề và trả lời : Gọi một học sinh đứng tại lớp nói . HSvẽ hình vào vở BT Gọi 3 em lên bảng mổi em vẽ 1 câu . Đườngthẳng AB : A B — — b)Tia AB: A B — — Tia BA : B A — HOẠT ĐỘNG 2: k Hai tia đối ?1 ?1 GV chỉ vào hình vẽ ở mục 1 , Hỏi ? - Hãt quan sát 2 tia Ox, Oy chúng có gì đặc biệt ? - Gv giới thiệu 2 tia đối . Gv treo bảng phụ vẽ sẳn hình , và hỏi các tia Ox , Oy như sau có phải là2 tia đối không ? x O. y x y O m - Yêu cầu hs đọc nhận xét SGK , cho học sinh làm bài Hs trả lơì Hs ghi . * Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng được gọi là hai tia đối nhau . Nhận xét : HS làm bài Gọi 2 em trả lời a) và b) HOẠT ĐỘNG 3: l Hai tia trùng nhau . GV dùng phân smàu đỏ vẽ 2 tia ax và AB . - Các nét phấn màu trùng nhau . - Hai tia ax , AB có gì đặc biệt ? - Yêu cầu học sinh đọc chú ý Sgk . - Cho hslàm bài tập sau . Cho hình vẽ : A B * * x y - Tìm hai tia chung gốc A - Tìm hai tia chung gốc B Hsvẽ hình . x * * A B Hai tia ax và AB là 2 tia trùng nhau . Học sinh đọc và nhớ . Hs ghi BT và làm vào vở . HOẠT ĐỘNG 4: m Cũ ng cố Cho hs làm ?2 Cho hs làm bài 23/113 sgk . hs làm ?2 Cho 2 em đứng tại chỗ trả lời HS làm theo nhóm Cho 3 hs trả lời . HOẠT ĐỘNG 5: n Hướng dẫn học sinh học ở nhà Học kỷ bài theo SGK và vở ghi . Làm bài tập 24,26,27,28,29 SGK Tr 114 Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 200 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần: 6 LUYỆN TẬP Tiết : 6 I . Mục tiêu bài dạy : - Học sinh nắm vững định nghĩa về tia , 2 tia đối nhau , 2 tia trùng nhau , các điểm trên 2 tia đối nhau . - Nhận biết được tia gốc O , phân biệt và vẽ hình thành thạo , cụ thể từ lời , vẽ ra được hình và ngược lại . -Rèn luyện tính nhanh ,tính chính xác trong nhận dạng hình II . Chuẩn bị : Gv: các thiết bị dạy học(bảng phụ, phấn màu…) Hs: các thiết bị học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập - thực hành. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : Gv đặt câu hỏi : Cho điểm A thuộc đường thẳng xy , điểm C thuộc đường thẳng Ay . Tìm các tia đối của tia Ay . Tìm các tia trùng với tia Ay . Trên hình vẽ có bao nhiêu tia ? GV đánh giá nhận xét và cho điểm . HS thực hiện theo yêu cầu 1 em lên bảng . Các em khác thực hiện vào vở A C * * x y v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: j Làm bài tập cho về nhà BT 26 /113 Cho 1hs đọc đề . Gọi một hs lên bảng giải . BT 27 /113 Chia lớp thành 2 nhóm + Nhóm 1 trả lời câu a) + Nhóm 2 trả lời câu b) mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời . Hỏi : Hai tia đối nhau có những điều kiện gì? GV chót lại . - Hai tia đối nhau phải có chung gốc . - Cùng tạo thành một đường thẳng . HS lên bảng vẽ hình minh họa cho các câu của BT . 32/114 Cho HS làm BT về thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau . Cho HS làm BT 28/113 Cho hs lên bảng vẽ hình , Hs khác vẽ vào vở . GV hỏi cũng cố lại bài - Thế nào là một tia gốc O . - Hai tia đối nhau là hai tia thỏa mản điều kiện gì ? Hs trình bày A M B * * * A B M * * * a) hai điểm B và M nằm cùng phía vớI điểm A . b) Có thể có điểm M nằm giữa hai điểm A và B hoặc điểm B nằm giữa hai điểm A và M ( Tùy theo cách vẽ ) BT 27 /113 A B x * * a) Tia AB là hình gồm điểm A tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với điểm A . b) Hình tạo bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối ới A là 1 tia gốc A . HS trả lời Bài 32/114sgk Câu a) sai x O y Ox , Oy chung gốc nhưng không đối nhau . Câu b) sai O x y Ox, Oy chung gốc nhưng không đối nhau . Câu c) đúng x O y Bài 28/113 N O M x y a) Hai tia đối nhau gốc O là Ox , Oy . b) Trong 3 điểm M ,O , N thì điểm O nằm giữa 2 điểm M ,N . Học kỹ bài theo SGK và vở ghi . Làm bài tập : 24,25,29,31,sgk tr 113-114 Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 2008 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần : 7 § 6 . ĐOẠN THẲNG Tiết : 7 I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức : - Biết định nghĩa đoạn thẳng , vẽ đoạn thẳng . Kỹ năng : - Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia . - Biết vẽ hình bằng các cách diễn đạt khác . Thái độ : - Vẽ cẩn thận chính xác . II . Chuẩn bị : Thầy: các thiết bị dạy học( Thước thẳng , phấn màu , bảng phụ ) Trò: các thiết bị học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. III.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : - Cho đường thẳng a chứa 4 điểm M , N , Q, P theo tứ tự đó . a) Trong các tia MN , MP , MQ , NQ có những tia nào trùng nhau ? b) Trong các tia MN, NM,MP có những tia nào đối nhau ? c) Nêu tên 2 tia gốc P đối nhau GV đánh giá , cho hs nhận xét và cho điểm . Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình và trả lời các câu hỏi . HS khác làm bài vào giấy . v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Đoạn thẳng AB là gì ? GV dạy hs vẽ hình đoạn thẳng . Đánh dấu 2 điểm Avà B trên bảng . Cho hs đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm A , B lấy đầu chì ( phấn ) vạch theo cạnh thước từ A đến B . Vẽ đoạn thẳng AB . Cho hs đứng tại chổ trả lời . BT 33/115 , 35 nhắc hs và khắc sâu định nghĩa đoạn thẳng . Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A , điểm B và tất cả điểm nằm giữa hai điểm A,B .Đoạn thẳng AB còn gọi là là đoạn thẳng BA . A,B là hai đầu mút của đoạn thẳng . HS vẽ hình - Đoạn thẳng AB - Tia AB - Tia BA HS trả lời Câu d đúng - Vẽ hình . HOẠT ĐỘNG 2:Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng , cắt tia , cắt đường thẳng Gv treo hình vẽ các hình 33,34,35 sgk 115 Giới thiệu cho hs . Em nhìn hình vẽ 34 rồi nêu mối quan hệ . GV nói : Điểm K gọi là giao điểm của tia Ox và đoạn AB Hai đoạn thẳng cắt nhau : A C I D B Đoạn thẳng cắt tia : A O K x B Đoạn thẳng cắt đường thẳng : C x H y HOẠT ĐỘNG 3 : Cũng cố – Luyện tập Tiếp tục treo bảng phụ vẽ các hình Em hãy tìm hình vẽ hai đoạn thẳng cắt nhau .đoạn cắt tia , đoạn cắt đường … A C O x O B D A N O x B M a Hs trả lời : Nêu nhận xét mô tả từng trường hợp : + Hai đoạn thẳng OA , OB cắt nhau tại một đầu mút O chung . + … …. +…. Đọc kỹ bài theo SGK và vở ghi . Làm bài tập : 36,37,38391,sgk tr 116 Tràn Phán, Ngày Tháng Năm 2008 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT Tuần 8 § 7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG Tiết : 8 I . Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Học sinh biết độ dài đoạn thẳng là gì ? Kỹ năng: Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng . Biết so sánh hai đoạn thẳng . Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận và chính xác . II . Chuẩn bị : Gv: Các thiết bị dạy học(bảng phụ, phấn màu, thước thẳng) Hs: Các thiết bị học tập. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. IV.Các hoạt động dạy học trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò u Kiểm tra bài cũ : - Đoạn thẳng AB là gì ? Vẽ 1 đoạn thẳng , đặt tên cho đoạn thẳng đó . - GV yêu cầu h/s đo xem đoạn thẳng đó dài bao nhiêu cm ? - Cho 1 hs nhận xét bài làm của bạn - Gv cho điểm . Gọi một hs lên bảng trả lời và thực hiện vẽ hình . A B ( Cả lớp cũng làm theo yêu cầu , vào vở nháp ) v Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: j Đo đoạn thẳng 0 1 2 3 4 - Dụng cụ đo - Cách đo GV nêu rõ cách đo . GV nhấn mạnh : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài . Độ dài đoạn thẳng là 1 số dương . GV nói : Khi độ dài đoạn thẳng AB bằng 44mm ta còn nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 44mm . GV cho em HS đo chiều dài , chiều rộng của cuốn vở của em rồi đọc kết quả GV nêu rõ : Đoạn thẳng là 1 hình , còn độ dài đoạn thẳng là 1 số . A B Đoạn thẳng AB bằng 44 mm . Kí hiệu : AB = 44 mm hoặc BA = 44mm * Khi 2 điểm A và B trùng nhau ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 0 . HOẠT ĐỘNG 2 : k So sánh hai đoạn thẳng : Để so sánh hai đoạn thẳng người ta so sánh độ dài của chúng . Yêu cầu HS đọc SGK/117 ( 3 phút ) rồi cho biết thế nào là 2 đoạn thẳng bằng nhau . Vẽ hình minh họa . Vẽ thêm 1 đoạn thẳng thứ 3 minh họa cho đoạn thẳng dài hơn ( hoặc ngắn hơn 2 đoạn kia ). Cho cả lớp làm BT T118 . HS làm và 1 inch = 2,54 cm = 25,4 mm . HS vẽ hình . A B C D E F Ký hiệu: AB=CD ; EF>CD ; hoặc AB

File đính kèm:

  • dochinh hoc 6 tuan 1 13.doc
Giáo án liên quan