Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Trường THCS Ninh Thắng

I. Mục tiêu bài dạy.

Qua bài này học sinh cần:

* Hiểu được điểm là gì, đường thẳng là gì; nắm được quan hệ về điểm thuộc, không thuộc đường thẳng.

* Có kỹ năng vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên cho điểm, đường thẳng; sử dụng chính xác các ký hiệu thuộc “ ” và không thuộc “”.

II. Chuẩn bị của thày và trò.

G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, bảng phụ vẽ sơ đồ Venn 4 điểm.

H_Chuẩn bị bài ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp.

 

doc44 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Trường THCS Ninh Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Tiết 1 đoạn thẳng điểm. đường thẳng Ngày soạn : ......... .............................. I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Hiểu được điểm là gì, đường thẳng là gì; nắm được quan hệ về điểm thuộc, không thuộc đường thẳng. * Có kỹ năng vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên cho điểm, đường thẳng; sử dụng chính xác các ký hiệu thuộc “ ” và không thuộc “”. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, bảng phụ vẽ sơ đồ Venn 4 điểm. H_Chuẩn bị bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp. hoạt động của thày và trò T.gian nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. G_Giới thiệu chương trình hình học 6, các yêu cầu của môn học; đồ dùng cần thiết. 3. Bài mới. G_Ghi tiêu đề mục 1. G_Cho HS quan sáthình 1 Sgk; đọc tên các điểm và trả lời các câu hỏi: + Điểm có “hình dạng” như thế nào ? + Muốn vẽ một điểm ta làm như thế nào ? + Điểm được đặt tên như thế nào ? G_Cho HS quan sát bảng phụ đọc tên các điểm. H_Quan sat tiếp hình 2, đọc tên các điểm. G_Giới thiệu 2 cách hiểu trong hình 2: + Một điểm có hai tên là A và C. + Hai điểm A và C trùng nhau. G_Thông báo các nội dung còn lại trong mục 1. G_Giới thiệu mục 2. G_ĐVĐ như Sgk: + Muốn vẽ đường thẳng ta làm như thế nào ?. + Đặt tên đường thẳng như thế nào ? G_Cho HS quan sát hình 3, đọc tên các đường thẳng. G_Thông báo, nhấn mạnh lại: + Đường thẳng là một tập hợp điểm. + Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. + Vẽ đường thẳng bằn một vạch thẳng. 1. Điểm. + Mỗi chấm nhỏ trên trang giấy được coi là một điểm. + Mỗi điểm đều được đặt tên bằng các chữ cái in hoa. 2. Đường thẳng. + Vẽ đường thẳng. + Đặt tên. + Chú ý. hoạt động của thày và trò T.gian nội dung ghi bảng + Khi vẽ và đọc tên đường thẳng cần tưởng tượng vạch thẳng được kéo dài mãi về hai phía. G_Cho HS lên bảng vẽ hai đường thẳng h và m. G_Lấy hai điểm bất kỳ A h, B h. G_Giới thiệu cách đọc các ký hiệu: A h điểm A thuộc đường thẳng h. (điểm A nằm trên đường thẳng h) B hđiểm B không thuộc đ.thẳng h (điểm B không nằm trên đường thẳng h) G_Có thể giới thiệu các cách đọc khác. H_Lấy hai điểm M, N sao cho M nằm trên m, N không nằm trên m. H_Diễn đạt các cách viết trên bằng ký hiệu “ ” và không thuộc “”. G_Cho HS làm phần trong Sgk (trên bảng phụ thứ hai) 3. Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng. 4. Củng cố bài. G_Cho HS làm bài tập 1 (Sgk/104) trên bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. G_Cho HS làm bài tập 5 (Sgk/105). HD: a, b, G_Cho HS làm bài 7 (Sgk/105). 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Xem lại điểm, đường thẳng là gì, cách đặt tên , cách đọc các ký hiệu thuộc, không thuộc. * Làm bài tập: 2; 3; 4; 6 (Sgk/105); 2; 3; 4 (SBT/96). * Chuẩn bị bài 2, mang giấy ô ly.  IV. Rút kinh nghiệm. Ngày.......tháng........năm 200........ Ký duyệt. Tiết 2 ba điểm thẳng hàng Ngày soạn : ......... .............................. I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nắm được thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, mở rộng nhiều điểm thẳng hàng. * Có kỹ năng vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng; sử dụng chính xác các thuật ngữ điểm nằm cùng phía, khác phía, nằm giữa hai điểm, .... * Có ý thức học tập chủ động, cẩn thận trong đo đạc, quan sát. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, bảng phụ vẽ hình 10; 11 Sgk. H_Chuẩn bị bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp. hoạt động của thày và trò T.gian nội dung ghi bảng 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Chữa bài 4 (Sgk/105). Câu hỏi 2: Chữa bài 2 (SBT/96). HD: HS làm trên bảng phụ đã chuẩn bị. Cách viết thông thường Hình vẽ Ký hiệu N a Các điểm A, B nằm trên đường thẳng q nhưng điểm C nằm ngoài đường thẳng ấy. 3. Bài mới. G_Cho HS quan sát, đọc phần ĐVĐ. G_Giới thiệu mục 1. H_Quan sát phần hình vẽ, nêu đặc điểm và rút ra “định nghĩa” _Nêu nhận xét trường hợp 3 điểm không thẳng hàng. G_Cho HS lên bảng vẽ hình minh hoạ trong hai trường hợp: + Trường hợp 1: Ba điểm thẳng hàng. +Trường hợp 2: Ba điểm không thẳng hàng * Củng cố: Bài 8 (Sgk/106) HD: Ba điểm A, M, N thẳng hàng. G_Muốn vẽ 3 điểm thẳng hàng ta làm như thế nào ?. (Bài 10/106) H_Nêu cách vẽ: vẽ 3 điểm cùng nằm trên 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. hoạt động của thày và trò T.gian nội dung ghi bảng một đường thẳng. G_Muốn vẽ 3 điểm không thẳng hàng ta làm thế nào ?. G_Từ 3 điểm thẳng hàng hãy cho biết khi nào thì nhiều điểm thẳng hàng ?. G_Cho HS lên bảng vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng trong nhiều trường hợp. G_Cho HS quan sát một trường hợp, hướng dẫn cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm. G_Cho HS tự phân tích các hình còn lại. G_Quan sát hình vẽ, cho biết trong 3 điểm thẳng hàng, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?. H_Nêu và ghi lại nhận xét. G_Giới thiệu các khái niệm điểm nằm cùng phía, khác phía như Sgk. 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. Nhận xét. (Sgk/106) 4. Củng cố bài. G_Cho HS quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi: Trong mỗi hình sau, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, vì sao ?. H_Trả lời: Không có điểm nào nằm giữa hai điểm. G_Khi nào thì tồn tại điểm nằm giữa hai điểm ?. H_Làm bài 8 (Sgk/106). HD: Ba điểm A, B, C và A, N, M đều thẳng hàng. H_Làm bài 9 (Sgk/106). HD: Các bộ ba điểm thẳng hàng: B, D, C; B, E, A; ....... 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Hướng dẫn làm bài 10: + Câu a: có 6 trường hợp + Câu b, có 2 trường hợp. . * Làm bài tập: 10; 11; 12; 13 (Sgk/106; 107); BT: 6; 7; 13 (SBT/96). * Chuẩn bị bài 3.  IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 3 Ngày soạn: 28/8/2008 Ngày dạy: Tiết 3 Đường thẳng đi qua hai điểm I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nắm được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. * Có kỹ năng vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm. * Rèn luyện tư duy: Biết được vị trí của hai đường thẳng trên mặt phẳng; vẽ chính xác đường thẳng đi qua hai điểm. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, mô hình 2 đường thẳng xoay quanh một trục, bảng phụ. H_Chuẩn bị bài ở nhà, giấy ô ly. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Chữa bài 10a (Sgk/106). Câu hỏi 2: Chữa bài 10b,c (SBT/96). Câu hỏi 3: Chữa bài 12 (Sgk/107). HD: a, N b, M c, N; P Câu hỏi 4: Chữa bài 13 (SBT/97). H_Trả lời miệng. 3. Bài mới. Phương pháp nội dung G_Cho điểm A bất kỳ. _Vẽ đường thẳng đi qua A; vẽ được mấy đường như vậy ?. H_Vẽ vào vở nháp. _ Nhận xét số đường thẳng vẽ được. G_Cho thêm điểm B, hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B ?. H_Thực hiện vào vở nháp. _Cách vẽ. _Nhận xét số đường thẳng vẽ được. * Củng cố: Bài tập 15 (Sgk/109). HD: a, Đúng b, Sai G_Vẽ 3 đường thẳng. G_Hướng dẫn HS cách đọc tên 3 đường thẳng đó. H_Ghi lại tên cua các đường thẳng. G_Nhấn mạnh: Ngoài cách đặt tên thộng thường, người ta còn gọi tên đường thẳng bằng tên của hai điểm bất kỳ thuộc đường thẳng hoặc dùng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng. G_Cho HS làm phần Sgk/108. H_Thực hiện nhanh. G_Sáu đường thẳng trên có điều gì đặc biệt H_Trùng nhau. G_Vậy hai đường thẳng bất kỳ có thể có vị trí như thế nào với nhau ?. G_Cho HS quan sát hình 19; 20 nêu số điểm chung của hai đường thẳng. G_Nêu cách gọi và hình vẽ minh hoạ. G_Cho HS đọc phần chú ý. 1. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm. * Cách vẽ. (Sgk/107) * Nhận xét. (Sgk/107) 2. Tên đường thẳng. 3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng. * Hai đường thẳng trùng nhau, có vô số điểm chung. * Hai đường thẳng phân biệt, xảy ra: + Hai đường thẳng cắt nhau, có 1 điểm chung. + Hai đường thẳng song song, không có điểm chung. * Chú ý (Sgk/109) 4. Củng cố bài. G_Cho HS nhắc lại: + Cách đặt tên đường thẳng. + Các vị trí của hai đường thẳng, số điểm chung. H_Làm bài 16b, (Sgk/109). HD: + Kẻ đường thẳng đi qua A và B. + Kiểm tra xem C có nằm trên đường thẳng AB không. H_Làm bài 17 (Sgk/109). HD: Có 6 đường thẳng là AB; AC; AD; BC; BD; CD. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Xem lại về 3 điểm thẳng hàng; cách gọi tên, vị trí tương đối của hai đường thẳng. * Làm bài tập: 18; 19; 20; 21 (Sgk/109; 110); BT: 14; 15; 16 (SBT/98). * Chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành.  IV. Rút kinh nghiệm _________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 thực hành: trồng cây thẳng hàng I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh được: *áp dụng kiến thứcđã học về 3 điểm thẳng hàng; đường thẳng đi qua 2 điểm để trồng cây thẳng hàng. * Có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào thực tế; có ý thức làm việc theo nhóm. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng. H_Chuẩn bị: Mỗi nhóm 3 cọc tiêu (tre hoặc gỗ dài 1,5m, nhọn một đầu, sơn màu khác nhau), dây dọi, giấy bút ghi kết quả. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi : Thế nào là ba điểm thẳng hàng. 3. Bài mới. hoạt động của thày và trò T nội dung ghi bảng G_ĐVĐ: Sử dụng tính chất 3 điểm thẳng hàng để trồng cây thẳng hàng. G_Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm: + Chôn cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A, B. + Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cọc tiêu A, B. G_Kiểm tra dụng cụ, chi nhiệm vụ. + Nhóm 1; 2: Dựng cọc tiêu nằm giữa hai mốc A và B. + Nhóm 3; 4: Đào hố trồng cây thẳng với hai cột A, B. G_Cho HS làm trên thực địa _Theo dõi, điều chỉnh, hướng dẫn cách làm. 1. Nhiệm vụ. 2. Chuẩn bị. 3. Hướng dẫn cách làm. 4. Nhận xét, đánh gía. G_Kiểm tra kết quả của từng nhóm , cho điểm. - Nhận xét vệc chuẩn bị dụng cụ; ý thức làm việc của học sinh trong nhóm, sự phối hợp làm việc của các thành viên. - Cho HS nhắc lại các kiến thức đã dùng. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Xem lại các bài tập đã chữa trong Sgk, kiến thức trong Sgk. * Làm bài tập: 17; 18; 19 (SBT/98). * Chuẩn bị bài 5.  IV. Rút kinh nghiệm. _________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 tia I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau; biết được thế nào là ha tia đối nhau, trùng nhau. * Có kỹ năng vẽ tia (ghi đầy đủ ký hiệu). * Rèn luyện tư duy phân loại hai tia chung gốc; biết phát biểu rõ ràng các mệnh đề. II. Chuẩn bị của thày và trò. G - Soạn giảng, phấn màu. H - Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi : Vẽ hình theo ký hiệu: Oxy. HD: 3. Bài mới. Hoạt động của thày và trò T nội dung ghi bảng G_Cho HS đọc nội dung Sgk/111:” Trên đường thẳng xy....nửa đường thẳng gốc O” H_Đọc và trả lời câu hỏi: Thế nào là một tia gốc O ?. H_Trả lời và ghi định nghĩa. G_Trên hình vẽ có những tia nào ?. H_Hai tia, là tia Ox và Oy. G_Khi đọc, viết tên tia ta phải chú ý điều gì ?. H_Đọc tên gốc trước. G_Hãy vẽ tia Ax và đọc hình vẽ ?. H_ Vẽ tia: G_Nêu cách vẽ tia ?. G_Lưu ý: tia Ax không bị giới hạn về phía x, tia Oy không bị giới hạn về phía y. G_Cho HS đọc nội dung Sgk/122: “Hai tia ..... hai tia đối nhau”. G_Cho HS trả lời các câu hỏi: + Thế nào là hai tia đối nhau ?. + Hai tia đối nhau cần thoả mãn mấy điều kiện, là những điều kiện nào ?. G_Treo hình vẽ sẵn A, B, C thuộc đường thẳng xy, Cho HS trả lời các câu hỏi: + Mỗi điểm trên tạo được mấy tia ?. Các tia đó có đặc điểm gì ?. + Mỗi điểm đó có phải là gốc của hai tia đối nhau không ?. 1.Tia. Định nghĩa (Sgk/111). 2. Hai tia đối nhau. Định nghĩa. H_Trả lời các câu hỏi và rút ra nhận xét. G_Muốn vẽ hai tia đối nhau ta làm như thế nào ?. H_Vẽ đường thẳng xy _Lấy O bất kỳ thuộc xy. G_Cho HS làm nhanh phần . HD: + Hai tia Ax và By không đối nhau vì không chung gốc. + Các tia đối nhau: Ax và Ay; Bx và By. G_Vẽ tia B thuộc tia Ax. _Thông báo: tia Ax còn có tên là tia AB, khi đó hai tia Ax và AB là hai tia trùng nhau. G_Nêu chú ý Sgk. G_Cho HS làm phần . HD: + Tia OB trùng với tia Oy. + Hai tia Ox và Ax không trùng nhau. + Ox và Oy không đối nhau vì hai tia không tạo thành 1 đường thẳng. Nhận xét (Sgk/120). 3. Hai tia trùng nhau. * Hai tia Ax và AB là hai tia trùng nhau. * Chú ý (Sgk/112). 4. Củng cố bài. G_Cho HS nhắc lại: Định nghĩa tia; hai tia đối nhau; hai tia trùng nhau. G _Cho HS làm bài tập 22 (Sgk/112). HD: a, gọi là một tia. B, của hai tia Rx và Ry. C, Hai tia AB và AC đối nhau; hai tia CA và CB trùng nhau; hai tia BA và BC trùng nhau. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Xem lại các định nghĩa và cách vẽ các tia. * Làm bài tập: 24; 25 (Sgk/113), bài tập 23; 24; 25; 26 (SBT/99).  IV. Rút kinh nghiệm. _______________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 6 luyện tập I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh được: * Củng cố định nghĩa tia, hai tia đối nhau, trùng nhau; cách vẽ tia, hai tia đối nhau, trùng nhau. * Kỹ năng: Vẽ hai tia đối nhau; nhận biết và đọc tên các tia trên hình vẽ, thứ tự các điểm trên hai tia đối nhau. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, bảng phụ ghi tóm tắt các định nghĩa trong bài. H_Ôn và làm bài theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa tia gốc O ?. Vẽ hình minh hoạ. Câu hỏi 2: Nêu định nghĩa hai tia đối nhau. Vẽ hình minh hoạ. Câu hỏi 3: Chữa bài 23 (Sgk/1113). H_Quan sát hình vẽ sẵn trên bảng, trả lời. HD: a, MN MP MQ; NP NQ. b, Không có tia nào đối nhau. c, PN và PQ đối nhau. 3. Tổ chức luỵên tập. . hoạt động của thày và trò T nội dung ghi bảng G_Cho HS vẽ hình trên bảng. _Cho HS trình bày lời giải. HD: + Tia đối của BC là BO, BA, BC. + Tia trùng với tia BC là By. G_Cho HS lên bảng vẽ hình. G_Củng cố lại về đường thẳng và tia; các điểm khác biệt: + Đường thẳng AB không bị giới hạn về hai phía. + Tia AB không giới hạn về phía điểm B. G_Cho HS chuẩn bị bài dưới lớp. G_Thu bài làm của 5HS và cho một HS khác trình bày bảng. HD: a, B và M cùng phía với A. b, B nằm giữa A và M, hoặc B nằm giữa A và M. (tuỳ từng trường hợp) H_Dựa vào kết quả bài 26, nêu kết quả. 1.Chữa bài tập. Bài tập 24 (Sgk/113). Bài tập 25 (Sgk/113). 2.Bài tập. Bài tập 26 (Sgk/113). Bài tập 27 (Sgk/113). a, Điểm A b, gốc A. Bài tập 28 (Sgk/113). G_Cho HS lên bảng vẽ hình. a, Ox và Oy hoặc OM và ON. b, O nằm giữa hai điểm còn lại. G_Cho HS chọn câu đúng/ sai. G_Cho HS vẽ hình trong các trường hợp sai. a, Sai. G_Củng cố: Nếu thiếu một trong hai ĐK thì hai tia không đối nhau. Bài tập 32 (S gk/113). 4. Củng cố bài. G_Treo bảng phụ ghi tóm tắt các định nghĩa trong bài. H_Quan sát, nhắc lại định nghĩa, cách vẽ các tia. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Xem lại cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, vẽ tia và đọc tên * Làm bài tập: 29; 30; 31 (Sgk/114), bài tập 28; 29 (SBT/99). *Chuẩn bị bài 6.  IV. Rút kinh nghiệm. _________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7 đoạn thẳng I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Biết được định nghĩa đoạn thẳng (tên gọi, các ký hiệu, cách vẽ, ...). * Có kỹ năng vẽ đoạn thẳng; biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt đường thẳng, cắt tia; biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, phấn màu, bảng phụ vẽ các trường hợp cắt nhau trong bài. H_Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. (Xen trong bài học) 3. Bài mới. hoạt động của thày và trò T nội dung ghi bảng G_Lấy hai điểm A, B; nối A với B bằng một phần của đường thẳng ?. H_Thực hiện yêu cầu trên vào vở nháp. G_Nêu: Hình vẽ trên được gọi là đoạn thẳng AB. Vậy đoạn thẳng AB là gì ?. H_Phát biểu định nghiã mô tả. G_Nêu chú ý: đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA. A và B là hai đầu mút. * Củng cố: Cho HS làm bài tập 33. a, A, B ...... A và B ..... A và B. b, P, Q và các điểm nằm giữa P và Q. G_Treo bảng phụ vẽ các trường hợp cắt nhau, cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Mỗi hình có mấy đoạn thẳng, đường thẳng hoặc tia ?. + Mỗi cặp trên có mấy điểm chung ?. H_Trả lời. G_Nêu tên từng trường hợp. 1. Đoạn thẳng AB là gì ?. * Định nghĩa (Sgk/115). * Chú ý. 2. Đường thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng. * Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại giao điểm I. * Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại giao điểm N. G_Giới thiệu nhanh các trường hợp cắt nhau mà giao điểm nằm tại đầu mút của đường thẳng hoặc tia. (trên bảng phụ thứ hai). * Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại giao đỉêm K. 4. Củng cố bài. G_Cho HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là đoạn thẳng ?. + Đoạn thẳng có gì khác so với đường thẳng, với tia ?. G_Cho HS làm bài tập 34 (Sgk/116). Có 3 đoạn thẳng là AB, AC, BC 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Làm bài tập: 34 đến 39 (Sgk/116). *Chuẩn bị bài 7.  IV. Rút kinh nghiệm. _________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 8 độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nhận biết được độ dài đoạn thẳng là gì ?. * Có kỹ năng sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài một đoạn thẳng một cách chính xác; biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, dụng cụ đo độ dài. H_Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Đoạn thẳng AB là gì ?. Chữa bài tập 35 (Sgk/116). Câu hỏi 2: Chữa bài tập 36 (Sgk/116). HD: a, đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào. b, Đường thẳng a cắt đoạn AB và AC. c, Đường thẳng a không cắt đoạn BC. Câu hỏi 3: Chữa bài tập 37 (Sgk/116). HD: 3. Bài mới. hoạt động của thày và trò T nội dung ghi bảng G_Lấy hai điểm A, B trên bảng, cho HS: + Vẽ đoạn thẳng AB. + Đo độ dài đoạn thẳng AB. H_Thực hiện, nhận xét bài làm. G_Cho HS trả lời: + Đo độ dài đoạn thẳng bằng gì ?. + Nêu cách đo ?. + Mỗi lần đo có mấy kết quả ?. + Mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài. + So sánh khoảng cách giữa A và B với độ dài đoạn AB ?. G_Chốt lại, nêu nhận xét. 1. Đo đoạn thẳng. * Nhận xét: + Độ dài đoạn AB chính là khoảng cách giữa A và B. + Mỗi đoạn thẳng có một độ dài duy nhất là một số dương. G_Nếu A trùng với B thì độ dài đoạn AB là bao nhiêu ?. G_Vẽ AB = 3, CD = 3, EG = 4 cm. Yêu cầu: Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng trên. H_Đo, đọc kết quả và so sánh. G_Đoạn AB và đoạn CD có độ dài bằng nhau nên ta nói AB = CD. G_Vậy khi nào thì hai đoạn thẳng bằng nhau ?. G_Trong trường hợp trên ta cũng nói EG > AB và EG > CD. G_Cho HS phát biểu tổng quát cho cả hai trường hợp trên. G_Cho HS làm phần . H_Quan sát hình vẽ Sgk và trình bày. G_Nhấn mạnh lại cách dùng ký hiệu giống nhau để đánh dấu hai đoạn thẳng bằng nhau. G_Cho HS làm tiếp phần và . 2. So sánh hai đoạn thẳng. 4. Củng cố bài. G_Cho HS trả lời câu hỏi: + Cách đo độ dài đoạ thẳng ?. + Độ dài đoạn thẳng có đặc điểm gì ?. G_Cho HS làm bài tập 42 (Sgk/119). HD: AB = AC. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Ôn kỹ các nội dung trong bài. * Làm bài tập 40; 41; 43; 44; 45 (Sgk/119), bài tập 38; 39 (SBT/100). *Chuẩn bị bài 8.  IV. Rút kinh nghiệm. _________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt __________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9 khi nào thì am + mb = Ab? I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nắm được: Nếu M nằm giữa A và B thì có được AM + MB = AB. * Có kỹ năng nhận biết một đỉêm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác; bước đầu có được tư duy lập luận lô gíc. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, dụng cụ vẽ hình, dụng cụ đo độ dài. H_Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng. Đo độ dài đoạn thẳng AB (Vẽ trên bảng). Câu hỏi 2: Chữa bài tập 44 (Sgk/119). HD: a, AD > DC > BC > AB. b, Chu vi = 3 + 2,6 + 1,6 + 1,2 = 8,3 3. Bài mới. hoạt động của thày và trò T.G nội dung ghi bảng G_Cho HS đọc và thực hiện phần . H_Đo AM, MB, AB. _Rút ra nhận xét. G_Vậy khi nào thì AM + MB = AB ?. H_Khi M nằm giữa A và B. G_Vẽ A, B, C không thẳng hàng, cho HS đo các đoạn AM, MB và so sánh với AB. H_Vẽ và rút ra nhận xét: nếu M không nằm giữa A và B thì AM + MB AB. G_Cho HS phát biểu lại cả hai nội dung trên và đưa ra mệnh đề thuận đảo: AM + MB = AB M nằm giữa A và B. G_Cho HS làm phần ví dụ Sgk. HD: Vẽ rõ hình: H_Quan sát nêu kết quả: MB = AB – AM = 8 – 3 = 5. G_Cho HS trả lời câu hỏi: Muốn tìm AM hoặc BM ta làm như thế nào ?. G_Cho ghi tóm tắt nội dung phần chú ý. * áp dụng: Bài tập 46 (Sgk/121) HD: IK = IN + NK = 6 + 3 = 9 cm. G_Treo tranh vẽ hình 49; 50; 51. 1. Khi nào thì tổng độ dài của hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài của AB ?. Nhận xét (Sgk/120). AM + MB = AB M nằm giữa A & B. Chú ý: Nếu AM + MB = AB thì: AM = AB – MB, MB = AB – AM, 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách. G_Giới thiệu một số dụng cụ đo khoảng cách thường gặp. _Nói nhanh cách sử dụng. H_Tự tìm hiểu thêm cách sử dụng. 4. Củng cố bài. G_Cho HS làm bài tập 47 (Sgk/121). HD: MF = EF – FM = 4 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Ôn kỹ các nội dung trong bài. * Tự tìm hiểu thêm về các dụng cụ đo khoảng cách. * Làm bài tập 48; 49; 50; 51; 52 (Sgk/121). *Chuẩn bị bài 9.  IV. Rút kinh nghiệm. ________________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt _________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 10 vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nắm được cách vẽ một đoạn thẳng trên tia và hiểu rõ trên tia Ox có duy nhất một điểm M sao cho OM = n (n > 0). * Có kỹ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước một cách chính xác. II. Chuẩn bị của thày và trò. G_Soạn giảng, bảng phụ vẽ hình 54; thước chữ A, compa. H_Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Khi nào tổng độ dài của AM và MB bằng AB ?. Tính độ dài đoạn KH trên hình vẽ: biết IK = 12, IH = 20 cm. Câu hỏi 2: Chữa bài tập 49 (Sgk/121). HD: TH1: AM = AN – MN; BN = BM – MN AM = BN. TH2: AM = AN + NM; BN = BM + NM AM = BN. 3. Bài mới. hoạt động của thày và trò T.G nội dung ghi bảng G_ĐVĐ, ghi mục 1. H_Đọc ví dụ 1. _Trình bày cách vẽ (theo 2 cách thước và compa). G_Treo hình vẽ 54, nêu lại tỉ mỉ cách làm. H_Nghe, ghi nhớ cách làm và vẽ hình. G_Cho HS trả lời câu hỏi: + Ta vẽ được mấy điểm M như vậy ?. + Vẽ được mấy đoạn OM như vậy ?. G_Chốt lại, rút ra nhận xét. G_Cho HS làm tiếp ví dụ 2. G_Treo hình vẽ sẵn hình 55; 56. H_Quan sát, nêu cách vẽ. G_Cho nhận xét, sửa chữa cách làm. G_Cho HS đọc ví dụ. G_Hướng dẫn kỹ cách làm: + Đặt trên tia Ox đoạn OM = 2. + Đặt trên tia Ox đoạn ON = 3 đv. 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia. Ví dụ 1. Nhận xét (Sgk/122). Ví dụ 2. 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia. G_Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?. G_Ta thấy OM < ON thì M nằm giữa O và N, nếu đặt OM = a, ON = b mà a < b thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?. H_Nêu nhận xét. Nhận xét (Sgk/123). 4. Củng cố bài. G_Cho HS làm bài tập 53 (Sgk/123). H_Vẽ hình. _Quan sát hình vẽ, tính đoạn MN. _Nhận xét so sánh. 5. Hướng dẫn học ở nhà. * Ôn kỹ cách vẽ đoạn thẳng trên tia, chú ý cách nhận ra điểm nằm giữa hai điểm nhờ vào độ dài của đoạn thẳng trên tia. * Làm bài tập 54; 55; 56; 57; 58; 59 (Sgk/124). *Chuẩn bị bài 10.  IV. Rút kinh nghiệm. ____________________________________ Ngày.....tháng......năm........... Giám hiệu ký duyệt Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 11 trung điểm đoạn thẳng I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này học sinh cần: * Nắm được cách vẽ một đoạn thẳng trên tia và hiểu rõ trên tia Ox có duy nhất một điểm M sao cho OM = n (n > 0). * Có kỹ năng vẽ đoạn thẳ

File đính kèm:

  • docGAHINH 6BO1.doc
Giáo án liên quan