Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 1 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4

 

I. Mục Tiêu:

HS nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng. Hiểu được quan hệ của điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.

Biết vẽ và gọi ( đặt) tên một điểm, một đường thẳng. Biết dùng các kí hiệu , để biểu thị mối quan hệ của điểm đối với đường thẳng.

II. Phương Tiện:

GV: Thước thẳng, phấn màu.

Nhóm HS: Thước thẳng.Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tuần 1 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 1 Tiết PPCT: 1 Chương I: ĐOẠN THẲNG. § 1: ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG. Mục Tiêu: HS nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng. Hiểu được quan hệ của điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng. Biết vẽ và gọi ( đặt) tên một điểm, một đường thẳng. Biết dùng các kí hiệu Ỵ, Ï để biểu thị mối quan hệ của điểm đối với đường thẳng. Phương Tiện: GV: Thước thẳng, phấn màu. Nhóm HS: Thước thẳng. Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu: Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh Nội dung ghi bảng Bổ sung Ổn định lớp: Giới thiệu nội dung chương trình hình học 6: Bài mới: Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về điểm. GV: Điểm là hình học cơ bản à Muốn học hình cần biết vẽ hình. GV: Vẽ hình ảnh của điểm: GV: Giới thiệu về cách đặt tên cho điểm, điểm trùng nhau, điểm phân biệt. à Lớp chú ý nghe giảng và ghi bài. Lưu ý: + Nếu chỉ nói hai điểm à hiểu là hai điểm phân biệt. + Bất cứ hình nào cũng là tập hợp nhiều điểm. I. Điểm: Điểm là hình ảnh của dấu chấm nhỏ trên trang giấy. Người ta dùng chữ in hoa để đặt tên cho điểm: + Một tên chỉ có một điểm. + Một điểm có thể có nhiều tên. Điểm là hình cơ bản nhất. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm đường thẳng. GV: Tương tự như điểm, đường thẳng là hình không có định nghĩa. GV: Làm thế nào để vẽ đường thẳng? à HS: Dùng bút chì vạch theo mép thước. GV: Giới thiệu cách đặt tên đường thẳng. GV: Thông báo đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. à HS: Theo dõi và ghi bài. GV: Treo bảng phụ có hình: + Điểm nào thuộc đường thẳng? + Điểm nào không nằm trên đường thẳng? à HS: Điểm E, N nằm trên đường thẳng. Điểm A, C không nằm trên đường thẳng. II. Đường thẳng: Sợi chỉ căng, mép bảng ... là hình ảnh của đường thẳng. Biểu diễn đường thẳng ta dùng nét bút vạch theo cạnh thước. Người ta dùng chữ cái thường để đặt tên đường thẳng. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ của điểm với đường thẳng. GV: Giới thiệu khái niệm thuộc và không thuộc. GV: HD HS sử dụng kí hiệu thuộc (Ỵ) và không thuộc (Ï) để chỉ mối quan hệ của điểm với đường thẳng. à HS chú ý, ghi nhớ kí hiệu: GV: Nhận xét, sửa sai để HS khắc phục và ghi nhớ. Củng cố: - Cho làm ?. - Cho làm Bài tập 2 & 3 tại lớp. Hướng dẫn về nhà: - Tập vẽ và đặt tên các điểm, đường thẳng. - Làm các bài tập: 4, 5, 6 SGK. III. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng. Điểm thuộc đường thẳng là điểm nằm trên đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng là điểm không nằm trên đường thẳng. ?: C Ỵ d. E Ï d. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • dochinh 6 diemduong thang.doc