A/ Mục tiêu
- Hs biết các tính chất của phép cộng các số nguyên: Giao hóan, kết hợp,cộng với 0, cộng với số đối.
- HS vận dụng chính xác các tính chất vào các bài tập tính tổng nhiều số nguyên.
B/ Chuẩn bị
* GV: Sgk, bảng phụ: ?1 ; ?2
* HS: Sgk
C/ Tiến Trình
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Học kỳ I - Tiết 47 - Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Tuần 16
Bài 6: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
A/ Mục tiêu
- Hs biết các tính chất của phép cộng các số nguyên: Giao hóan, kết hợp,cộng với 0, cộng với số đối.
- HS vận dụng chính xác các tính chất vào các bài tập tính tổng nhiều số nguyên.
B/ Chuẩn bị
* GV: Sgk, bảng phụ: ?1 ; ?2
* HS: Sgk
C/ Tiến Trình
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi Bảng
* Hoạt động 1
GV: Cho HS làm ?1
GV: Gọi 2HS tính câu a
GV: Gọi 2HS tính câu b
GV: Gọi 2HS tính câu c
GV nhận xét chỉnh sửa
GV: Khi thay đổi các vị trí của số hạng trong thì tổng ntn ?
GV: Phép cộng số nguyên cũng có tính chất giao hoán
* Hoạt động 1
HS làm
a/ (-2) + (-3) = -5
(-3) + (-2) = -5
Vậy: (-2) + (-3) = (-3) + (-2)
HS làm
b/ (-5) + (+7) = 7 – 5 =2
(+7) + (-5) = 7-5 = 2
Vậy (-5) + (+7) = (+7) + (-5)
c/ (-8) + (+4) = - (8-4) = - 4
(+4) + (-8) = - (8-4) = - 4
Vậy (-8) + (+4) = (+4) + (-8)
HS: Tổng không thay đổi
1/ Tính chất giao hoán
?1
Ta có: a + b = b + a
* Hoạt động 2
GV: Cho HS làm ?2
GV nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
Gọi HS lên bảng làm
GV: Các kết quả như thế nào ?
GV: Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất kết hợp.
GV: Gọi 1HS đọc chú ý Sgk
GV:Nhắc lại chú ý
GV:
* Hoạt động 2
HS làm
[(-3) + 4] + 2
= 1 + 2
= 3
(-3) + (4 + 2) = (-3) + 6
= 6 – 3
= 3
[(-3)+2] + 4
= (-1) + 4
= 4 – 1
= 3
HS :Bằng nhau
HS đọc chú ý
2/ Tính chất kết hợp
?2
[(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2)= [(-3)+2] + 4
Ta có
(a + b) + c = a + ( b + c)
* Chú ý (sgk)
* Hoạt động 3
GV: đi đến tính chất cộng với 0
GV: Giới thiệu kí hiệu số đối của số nguyên a
GV: Nếu a là số nguyên dương thì - a là số gì ?
GV: Nếu a là số nguyên âm thì - a là số gì ?
GV: Số đối của 0 là mấy ?
GV: Hai số đối nhau tổng là bao nhiêu ?
GV: Nếu hai số có tổng bằng 0 thì hai số đó đối nhau.
Cho HS làm ?3
GV: Tập hợp các số nguyên a sao cho -3 < a < 3 gồm các số nào ?
GV: Hãy tính tổng các số nguyên đó.
GV nhận xét chỉnh sửa
* Hoạt động 3
HS theo dõi
HS theo dõi
HS trả lời
HS trả lời
HS: Số đối của 0 là 0
HS: Hai số đối nhau tổng bằng 0
HS :
a {-2;-1;0;1;2}
HS tính tổng
(-2) + (-1) + 0 +1 + 2
= (-2) + 2 + (-1) + 1 + 0
= 0
3/ Cộng với 0
a + 0 = 0 + a = a
4/ Cộng với số đối
Số đối của số nguyên a kí hiệu là - a. Khi đó số đối của (-a) là a
tức là : -(-a) = a
Ví dụ:
a = 3 thì –a = -3
a = -5 thì –a = -(-5) = 5
Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0
a + (-a) = (-a) + a = 0
Nếu a + b = 0 thì a = -b và b = -a
?3
* Hoạt động 4: Củng cố
GV: Gọi 2HS làm bài 36 Sgk
GV: Ta có thể đổi chỗ các số hạng tùy ý ; nhóm số hạng tùy ý bằng các dấu ngoặc để tính toán dễ dàng.
GV nhận xét chỉnh sửa
* Hoạt động 4
HS lên làm
a/ 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 126 + 2004 + (-20) + (-106)
= 2130 + (-126)
= 2130 – 126
= 2004
b/ (-199) + (-200) + (-201)
= (-199) + ( -201) + (-200)
= (- 400) + (-200)
= - 600
36) Sgk
& DẶN DÒ: Về nhà
+ Xem lại các tính chất của phép cộng các số nguyên.
+ Xem lại chú ý sgk,
+ Xem lại bài tập tính tổng nhiều số nguyên.
+ BTVN :37;38;39;40Sgk, các bài tập Luyện tập Sgk.
File đính kèm:
- Tiet 47.doc