Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 11, 12

A. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.

- Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Vận dụng cách tìm ƯC và ƯCLN vào các bài toán thực tế

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.

2.Học sinh: SGK, thước thẳng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 11, 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày dạy:…./…/2013 Tiết 31: ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT A. MỤC TIÊU Học sinh hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Vận dụng cách tìm ƯC và ƯCLN vào các bài toán thực tế Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Thế nào là giao của hai tập hợp? Làm bài tập 172 (trang 23 – SBT). HS 2: Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số ? Làm bài tập 171 (trang 23 – SBT). GV nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1. Ước chung lớn nhất. GV yêu cầu tìm các tập hợp : + Ư(12) = ? + Ư(30) = ? + ƯC(12, 30) = ? - Trong tập hợp ƯC(12, 30) số nào lớn nhất? - Ta nói 6 là ước chung lớn nhất của 12 và 30, kí hiệu là : ƯCLN(12, 30) = 6. - Vậy, thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số? GV: Đó chính là nội dung định nghĩa. - Tìm tập hợp Ư(6)? - So sánh Ư(6) và ƯC(12, 30), em có nhận xét gì ? Tìm ƯCLN(5; 1) = ? Tìm ƯCLN(12, 30, 1) = ? Tổng quát : ƯCLN(a, 1) = ? ƯCLN(a, b, 1) = ? - Đó là nội dung chú ý. HS đứng tại chỗ trả lời. + Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} + Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30} + ƯC(12, 30) = {1; 2; 3; 6} - Số lớn nhất trong tập hợp các ƯC(12, 30) là 6. HS ghi bài. - Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó. 2 HS nhắc lại. Ư(6) = {1; 2; 3; 6} Ư(6) = ƯC(12, 30) - Tất cả các ước chung của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN(12, 30). ƯCLN(5; 1) = 1 ƯCLN(12, 30, 1) = 1 Vậy: ƯCLN(a, 1) = 1 ƯCLN(a, b, 1) = 1 2 HS nhắc lại. 2. Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. GV nêu ví dụ 2 : Tìm ƯCLN(36, 84, 168) = ? - Hãy phân tích 36, 84, 168 ra thừa số nguyên tố? - Tìm các thừa số nguyên tố chung ? - Lập tích các thừa số chung với số mũ nhỏ nhất? GV: ƯCLN(36, 84, 168) = 22.3 = 12. Muốn tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố ta làm như thế nào? Cho học sinh làm ? 1 Tìm ƯCLN(12, 30) = ? Cho học sinh làm ? 2. a) Tìm ƯCLN(8, 9) b) Tìm ƯCLN(8, 12, 15) GV: Giới thiệu các số nguyên tố cùng nhau? Yêu cầu HS lấy ví dụ? c) Tìm ƯCLN(24, 16, 8) Quan sát đặc điểm của ba số đã cho? - Trong trường hợp này, ta không cần phân tích các số ra thừa số nguyên tố mà vẫn tìm được ƯCLN(24, 16, 8). GV: Đó là nội dung chú ý. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV 1 HS lên bảng thực hiện. 36 = 22.32 ; 84 = 22.3.7 ; 168 = 23.3.7 Các thừa số nguyên tố chung : 2; 3 HS: 22.3 = 12 HS ghi bài. 1 HS trả lời, 1 học sinh nhắc lại. ? 1. 1 HS lên bảng thực hiện. 12 = 22.3 30 = 2.3.5 ƯCLN(12, 30) = 2.3 = 6 ? 2. a) ƯCLN(8, 9) = 1 b) ƯCLN(8, 12, 15) = 1. HS lắng nghe và lấy ví dụ. c) ƯCLN(24, 16, 8) = 8. 24 8 và 16 8. HS lắng nghe. 2 học sinh nhắc lại. IV/ Củng cố ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 1.Ước chung lớn nhất 2. Cách tìm ƯCLN Bài 139 (tr56 – SGK). Tìm ƯCLN của: 56 và 140 24, 84, 180 60 và 180 15 và 19. GV nhận xét, bổ sung. Bài 140 (trang 56 – SGK). Tìm ƯCLN của : a) 16, 80, 176 b) 18, 30, 77 GV nhận xét, bổ sung. Bài tập bổ sung: Tìm ƯCLN(36, 60) rồi tìm ƯC(36, 60)? GV nhấn mạnh cách tìm ƯC(a, b) bằng cách tìm các ước của ƯCLN(a, b) và cho HS trả lời câu hỏi ở đầu bài. Bài 139 (trang 56 – SGK). 4 HS lên bảng thực hiện. a) ƯCLN(56, 140) = 28. b) ƯCLN(24, 84, 180) = 12 c) ƯCLN(60, 180) = 60 (chú ý b) d) ƯCLN(15, 19) =1 (chú ý a) HS nhận xét, bổ sung. Bài 140 (trang 56 – SGK). 2 học sinh lên bảng thực hiện. a) ƯCLN(16, 80, 176) =16 (chú ý b) b) ƯCLN(18, 30, 77) = 1 (chú ý a) HS nhận xét, bổ sung. 1 HS đứng tại chỗ trả lời. ƯCLN(36, 60) = 12. ƯC(36, 60) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}. HS lắng nghe và trả lời câu hỏi ở đầu bài. V/ Hướng dẫn về nhà Học bài theo SGK và vở ghi. Bài tập về nhà: 141; 142 (tr 56 – SGK) và 176; 177; 178 (tr 24 – SBT) TUẦN 11 Ngày dạy:…./11/2013 Tiết 32: LUYỆN TẬP 1 A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số. Biết cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN. Rèn luyện cho học sinh biết quan sát, tìm tòi đặc điểm bài toán để áp dụng nhanh, chính xác. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khoa học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số?Làm bài tập 141 (trang 56 – SGK). - Tìm ƯCLN(15, 30, 90). HS 2: Nêu quy tắc tìm ước chung của hai hay nhiều số? Làm bài tập 176 (a, b) (trang 24 – SBT). GV nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1. Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN GV: Yêu cầu tìm ƯCLN(12, 30)? - Tìm ƯC(12, 30)? - Tìm Ư(6)? So sánh tập hợp ƯC(12, 30) và Ư(6)? - Vậy, để tìm ước chung của các số đã cho ta có thể làm như thế nào ? GV hướng dẫn học sinh cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN. * Củng cố : Tìm số tự nhiên a biết rằng 56 a ; 140 a? ƯCLN(12, 30) = 6 ƯC(12, 30) = {1; 2; 3; 6} Ư(6) = {1; 2; 3; 6} ƯC(12, 30) = Ư(6). - Để tìm ước chung các số đã cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN. - HS ghi bài. Vì 56 a ; 40 a nên a ƯC(56, 140). ƯCLN(56, 140) = 22.7 = 28. a ƯC(56, 140) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}. 2. Luyện tập Bài 142 (trang 56 – SGK). Yêu cầu 3 học sinh lên bảng thực hiện. Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của : a) 16 và 24 b) 180 và 234 c) 60, 90 và 135 Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cách tìm ƯC? Bài 143 (trang 56 – SGK). - Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện - Tìm a lớn nhất biết 420 a, 700 a (a N) Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 144 (trang 56 – SGK). Để tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 ta làm như thế nào? Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 145 (trang 56 – SGK). Giáo viên gợi ý : Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông chính là ƯCLN(75, 150) Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện Giáo viên nhận xét, bổ sung. Trò chơi : Cử 2 đội, mỗi đội 5 em. Mỗi em chỉ được viết 1 dòng rồi đưa phấn cho em thứ 2 làm tiếp. Đội xong trước và đúng nhất là đội thắng. Tìm ƯC(54, 42, 48) ? Giáo viên công bố kết quả và phần thưởng. Bài 142 (trang 56 – SGK). HS đọc đề. 3 HS lên bảng thực hiện a) ƯCLN(16, 24) = 8 ƯC(16, 24) = {1; 2; 4; 8} b) ƯCLN(180, 234) = 18. ƯC(180, 234) = {1; 2; 3; 6; 9; 18} c) ƯCLN(60, 90, 135) = 15 ƯC(60, 90, 135) = {1; 3; 5; 15} HS nhận xét, bổ sung. 1 hs nhắc lại. Bài 143 (trang 56 – SGK). HS đọc đề. 1 HS lên bảng thực hiện. a là ƯCLN của 420 và 700. 420 = 22.3.5.7 ; 700 = 22.52.7 a = ƯCLN (420 ; 700) = 22.5.7 = 140. HS nhận xét, bổ sung. Bài 144 (trang 56 – SGK). HS đọc đề và 1 HS lên bảng thực hiện. ƯCLN(144, 192) = 48. ƯC(144, 192) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24; 48} Vậy, các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là : 24 và 48 HS nhận xét, bổ sung. Bài 145 (trang 56 – SGK). HS đọc đề và 1 HS lên bảng thực hiện. 75 = 3.52 ; 105 = 3.5.7 ƯCLN(75, 150) = 3.5 = 15 HS: Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông là 15 cm. HS nhận xét, bổ sung. - HS cử đại diện của tổ lên tham gia. 54 = 2.33 42 = 2.3.7 48 = 24.3 ƯCLN(54, 42, 48) = 2.3 = 6 ƯC(54, 42, 48) = {1; 2; 3; 6} Học sinh nhận xét, bổ sung. IV/ Củng cố - Thế nào là hai nguyên tố cùng nhau ? - Nêu quy tắc tìm ƯC thông qua ƯCLN ? V/ Hướng dẫn về nhà Ôn các dạng bài đã chữa. Bài tập về nhà: 177; 178; 180; 183 (trang 24 – SBT). TUẦN 11 Ngày dạy:…./11/2013 Tiết 33: LUYỆN TẬP 2 A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố các kiến thức về ƯCLN, tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN. Rèn luyện kĩ năng tính toán, phân tích một số ra thừa số nguyên tố, tìm ƯCLN. Vận dụng trong việc giải các bài toán đố. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Nêu cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố? Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng: 480 a và 600 a HS 2: Nêu cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN? Tìm ƯC(126, 210, 90) GV nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới Bài 146 (trang 57 – SGK). GV gợi ý 112 x và 140 x chứng tỏ x có quan hệ như thế nào với 112 và 140? - Muốn tìm ƯC(112, 140) ta làm như thế nào? x phải thoả mãn điều kiện gì? Yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 147 (trang 57 – SGK). Cho học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên kiểm tra bài làm các nhóm. Bài 148 (trang 57 – SGK). Giáo viên gợi ý: Tìm mối quan hệ giữa bài toán và bài 147 để áp dụng. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 146 (trang 57 – SGK). Học sinh đọc đề. Học sinh trả lời: x ƯC(112; 140) Học sinh thực hiện theo gợi ý của giáo viên. 1 học sinh lên bảng thực hiện. x ƯC(112, 140) và 10 < x < 20 ƯCLN(112, 140) = 28 ƯC(112, 140)=Ư(28)={1; 2; 4; 7; 14; 28} Vậy, x = 14. Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 147 (trang 57 – SGK). HS hoạt động nhóm trong 5 phút.Đại diện nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. a) a là ước của 28 và 36, a > 2. b) a = 4. c) Mai mua 7 hộp, Lan mua 9 hộp. Bài 148 (trang 57 – SGK). Học sinh đọc đề. 1 học sinh lên bảng thực hiện. Cả lớp làm bài vào vở. Số tổ nhiều nhất : ƯCLN(48, 72) = 24 Số nam trong mỗi tổ : 48 : 24 = 2 (nam) Số nữ mỗi tổ là : 72 : 24 = 3 (nữ) Học sinh nhận xét, bổ sung. * Thuật toán Ơclit tìm ƯCLN của hai số Tìm ƯCLN(135, 105)? GV hướng dẫn HS : + Chia số lớn cho số nhỏ. + Nếu phép chia còn dư, lấy số chia đem chia cho số dư. + Tiếp tục như vậy cho đến khi được số dư bằng 0 thì số chia cuối cùng là ƯCLN. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn. 135 105 105 30 1 30 15 3 0 2 Vậy, ƯCLN(135, 105) = 15. 1 học sinh lên bảng thực hiện. IV/ Củng cố Tìm ƯCLN(48, 72)? - Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cách tìm ƯCLN của hai số bằng thuật toán Ơclit. - Nêu quy tắc tìm ƯC thông qua ƯCLN ? V/ Hướng dẫn về nhà Nắm vững thuật toán Ơclit trong cách tìm ƯCLN. Bài tập về nhà: 182; 184; 186; 187 (trang 24 – SBT). TUẦN 12 Ngày dạy:…./11/2013 Tiết 34: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT A. MỤC TIÊU Học sinh hiểu thế nào là BCNN của hai hay nhiều số. Biết cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN. Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS: Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số ? x BC(a, b) khi nào? Tìm BC(4, 6)? Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1. Bội chung nhỏ nhất. GV: Tìm số nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 4 và 6? GV giới thiệu: Số nhỏ nhất khác không trong tập hợp BC(4, 6) ta gọi là BCNN của 4 và 6? Kí hiệu : BCNN(4. 6) = 12. - Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? - Đó là nội dung định nghĩa. - Em hãy tìm mối quan hệ giữa các phần tử của tập hợp BC(4, 6) và BCNN(4, 6) ? Em có nhận xét gì? - Tìm BCNN(4, 1); BCNN(6, 9, 1) ; BCNN(a, 1); BCNN(a, b, 1) - Nêu nội dung chú ý (trang – SGK). HS trả lời: số 12 HS lắng nghe. BCNN của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác không trong tập hợp các bội chung của các số đó. 2 học sinh nhắc lại. Tất cả các BC(4, 6) đều chia hết cho BCNN(4, 6). BCNN(4, 1) = 4 ; BCNN(6, 9, 1) = 18 BCNN(a, 1) = a BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b) Học sinh ghi bài. 2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. GV: Nêu ví dụ 2 : Tìm BCNN(8, 18, 30) - Trước hết, phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố? - Tìm các thừa số nguyên tố chung và riêng? - Tìm tích các thừa số chung và riêng, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất? - Tích đó là BCNN(8, 18, 30). Vậy, để tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố ta làm thế nào Củng cố: Tìm BCNN(8, 12) Tìm BCNN(5, 7, 8) GV nêu chú ý a: các số đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN bằng tích các số đó Tìm BCNN(12, 16, 48)? - Số lớn nhất có chia hết cho các số còn lại hay không? Đó chính là chú ý b. HS thực hiện theo hướng dẫn : 8 = 23 18 = 2.32 30 = 2.3.5 Các thừa số nguyên tố chung : 2 Các thừa số nguyên tố riêng : 3 ; 5 Học sinh: 23.32.5 = 360 BCNN(8, 18, 30) = 360 2 nhắc lại: 3 học sinh lên bảng thực hiện . 8 = 23, 12 = 22.3 BCNN(8, 12) = 23.3 = 8.3 = 24 BCNN(5, 7, 8) 23.5.7 = 8.5.7 = 280 12 = 22.3, 16 = 24, 48 = 24.3 BCNN(12, 16, 48) = 24.3 = 48. Số 48 chia hết cho các số còn lại. Các số đều là ước của số lớn nhất thì BCNN của chúng là số lớn nhất. Học sinh ghi bài. IV/ Củng cố BỘI CHUNG NHỎ NHẤT 1.Định nghĩa BCNN 2. Cánh tim BCNN So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN? Giáo viên điền vào bảng phụ đã chuẩn bị. Bài 149 (trang 59 – SGK). Gọi 3 học sinh lên bảng. a) BCNN(60, 280) = ? b) BCNN(84, 108) = ? c) BCNN(13, 15) = ? Giáo viên nhận xét, bổ sung. 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. ƯCLN BCNN Phân tích các số ra thừa số nguyên tố Chọn thừa số chung Chọn thừa số chung và riêng Lập tích các thừa số đã chon, mỗi thừa số lấy số mũ nhỏ nhất. Lập tích các thừa số đã chon, mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất. Bài 149 (trang 59 – SGK). Học sinh đọc đề, 3HS lên bảng thực hiện a) 60 = 22.3.5, 280 = 23.5.7 BCNN(60, 280) = 23.3.5.7 = 840 b) 84 = 22.3.7, 108 = 22.33 BCNN(84, 108) = 22.33.7 = 756 c) BCNN(13, 15) = 13.15 =195 Học sinh nhận xét, bổ sung. V/ Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài theo SHK và vở ghi - Bài tập về nhà: 150; 151 (trang 59 – SGK) và 188 (trang 25 – SBT). TUẦN 12 Ngày dạy:…./11/2013 Tiết 35: LUYỆN TẬP 1 A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố và khắc sâu kiến thức về tìm BCNN. Học sinh biết cách tìm BC thông qua tìm BCNN. Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra Học sinh 1: Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số ? Tìm BCNN(10, 12, 15) Học sinh 2: Nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1. Tìm BCNN(8, 9, 11) BCNN(25, 50); BCNN(24, 40, 168) Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1/ Cách tìm BC thông qua tìm BCNN. Ví dụ : Tìm BC(4, 6) Tìm BCNN(4, 6) Xét xem các BC(4, 6) có chia hết cho BCNN(4, 6) hay không? Các BC(4, 6) có quan hệ gì với BCNN(4, 6)? Vậy, Muốn tìm BC ta có thể tìm BCNN sau đó tìm bội của BCNN. Đó chính là quy tắc tìm BC thông qua tìm BCNN. Tìm BC(8, 18, 30)? BC(4, 6) = {0; 12; 24; …} BCNN(4, 6) = 12. - Mọi BC(4, 6) đều chia hết cho BCNN(4, 6). Các BC(4, 6) là bội của BCNN(4, 6) 2 học sinh nhắc lại. BCNN(8, 18, 30) = 360 BC(8, 18, 30) = {0; 360; 720; …} 2/ Luyện tập. Bài 152 (trang 59 – SGK). Theo đề bài thì a có quan hệ thế nào với 15 và 18 ? Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 153 (trang 59 – SGK). Yêu cầu học sinh nêu hướng giải. 1 học sinh lên bảng trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 154 (trang 59 – SGK). Giáo viên gợi ý: Gọi số học sinh lớp 6C là a (học sinh ) a có quan hệ thế nào với 2, 3, 4, 8 ? Đến đây bài toán đã trở thành bài toán tưong tự như các bài toán trên. Yêu cầu 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 155 (trang 60 – SGK). Phát phiếu học tập. a 6 150 28 50 b 4 20 15 50 ƯCLN(a, b) 2 10 1 50 BCNN(a, b) 12 300 420 50 ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) 24 3000 420 2500 a.b 24 3000 420 2500 Em hãy nêu nhận xét. Bài 152 (trang 59 – SGK). Học sinh đọc đề. a = BCNN(15, 18) = 2.32.5 = 90 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 153 (trang 59 – SGK). Học sinh đọc đề,1 HS nêu hướng giải. 1 HS lên bảng thực hiện . 30 = 2.3.5, 45 = 32.5 BCNN(30, 45) = 2. 32. 5 = 90 BC(30, 45) = B(90) = {0; 90 ; 180 ; 270 ; 360 ; 450; 540; ...} Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là 90 ; 180 ; 270 ; 360 ; 450. Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 154 (trang 59 – SGK). Học sinh đọc đề. a 2 ; a 3 ; a 4 ; a 8 Vậy, a BC(2, 3, 4, 8) Học sinh thực hiện tiếp. BCNN(2, 3, 4, 8) = 24. a = 48 (vì 35 a 60) Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 155 (trang 60 – SGK). HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập. Nhận xét: ƯCLN(a, b).BCNN(a, b) = a.b IV/ Củng cố - Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cách tìm BCNN của hai số. - Nêu quy tắc tìm BC thông qua BCNN ? V/ Hướng dẫn về nhà - Nắm vững cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, tìm BC thông qua BCNN. - Bài tập về nhà: 189, 190, 191, 192 (trang 25 – SBT). TUẦN 12 Ngày dạy:…./11/2013 Tiết 36: LUYỆN TẬP 2 A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố và khắc sâu kiến thức về tìm BCNN và BC thông qua tìm BCNN. Rèn luyện kĩ năng tính toán, biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp. Vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế cụ thể. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.Học sinh: SGK, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1? Chữa bài 189 (trang 25 – SBT). HS 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1? Chữa bài 190 (trang 25 – SBT). GV nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới Bài 156 (trang 26 – SGK). Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 193 (trang 25 – SBT). Các số có ba chữ số thì nằm trong khoảng nào? Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 157 (trang 26 – SGK). Giáo viên gợi ý: Sau a ngày thì hai bạn lại trực nhật chung. Vậy a có quan hệ như thế nào với 10 và 12? Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện tiếp. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 158 (trang 26 – SGK). Yêu cầu học sinh phân tích đề bài. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 195 (trang 26 – SBT). Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài. GV gợi ý: Nếu gọi số đội viên liên đội là a (a > 1) thì số nào chia hết cho 2, 3, 4, 5? Cho học sinh tiếp tục thực hiện bài toán. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 156 (trang 26 – SGK). Học sinh đọc đề. 1 học sinh lên bảng thực hiện x BC(12, 21, 28) BCNN(12, 21, 28) = 84 Vì 150 < x < 300 x {168 ; 252} HS nhận xét, bổ sung. Bài 193 (trang 25 – SBT). HS đọc đề. - Số đó lớn hơn hoặc bằng 100 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 999. 1 JS lên bảng thực hiện 63 = 32.7; 35 = 5.7; 105 = 3.5.7 BCNN (63, 35, 105) = 32.5.7 = 315. BC(63, 35, 105)= ={0, 315, 630, 945, 1260, …} BC(63, 35, 105) có ba chữ số là : 315 ; 630 ; 945 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 157 (trang 26 – SGK). Học sinh đọc đề. a là BCNN(10, 12) 1 học sinh lên bảng thực hiện BCNN(10, 12) = 60. Vậy, sau 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật. HS nhận xét, bổ sung. Bài 158 (trang 26 – SGK). HS đọc đề, 1HS đứng tại chỗ phân tích đề bài. 1 học sinh lên bảng thực hiện Gọi số cây trồng của mỗi đội là a. Ta có: a BC(8, 9) và 100 a 200 BCNN(8, 9) = 8.9 = 72. BC(8, 9) = B(72) = {0, 72, 144, 216, ...} a = 144 HS nhận xét, bổ sung. Bài 195 (trang 26 – SBT). Học sinh đọc đề. 1 học sinh đứng tại chỗ phân tích đề bài. HS: a – 1 phải chia hết cho 2, 3, 4, 5. - 1 học sinh lên bảng thực hiện. BCNN(2, 3, 4, 5) = 60 Vì 100 a 150 a – 1 = 120 a = 121 (người) Học sinh nhận xét, bổ sung. *Có thể em chưa biết. GV giới thiệu về lịch can chi như SGK. Cứ 10 năm thì can lặp lại, cứ 12 năm thì chi lặp lại. Vậy sau bao nhiêu năm thì cả can và chi được lặp lại? HS lắng nghe. Sau 60 năm thì cả can và chi được lặp lại [là BCNN(10, 12)] IV/ Củng cố - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1? - Nêu quy tắc tìm BC thông qua BCNN ? V/ Hướng dẫn về nhà - Nắm vững cách tìm BCNN, tìm BC thông qua BCNN. - Bài tập về nhà: 159, 160, 161 (trang 63 – SGK) và 195, 196 (trang 25 – SBT). - Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương, HS trả lời 10 câu hỏi ôn tập.

File đính kèm:

  • docTUAN 11+12 SO 6.doc
Giáo án liên quan