Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 3

A. MỤC TIÊU

- Học sinh được củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng hợp lý các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.

- Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. Máy tính bỏ túi.

2.Học sinh: SGK, vở ghi, thước thẳng, máy tính bỏ túi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B:

II/ Kiểm tra

HS 1: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng?

Làm bài tập 28 (trang 16 – SGK).

HS 2: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng?

Làm bài tập 43 (a, b) (SBT)

Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Số học - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày dạy:.../9/2013 Tiết 7 : LUYỆN TẬP 1 A. MỤC TIÊU Học sinh được củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. Rèn luyện kĩ năng vận dụng hợp lý các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. Máy tính bỏ túi. 2.Học sinh: SGK, vở ghi, thước thẳng, máy tính bỏ túi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra HS 1: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép cộng? Làm bài tập 28 (trang 16 – SGK). HS 2: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp của phép cộng? Làm bài tập 43 (a, b) (SBT) Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới Dạng 1: Tính nhanh và tìm quy luật dãy số. Bài 31 (trang 17 – SGK). Gợi ý cho học sinh nhóm các số hạng sao cho tròn chục hoặc tròn trăm. a) 135 + 360 + 65 + 40 b) 463 + 318 + 137 + 22 c) 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 32 (trang 17 – SGK). Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tách để tính tổng 97 + 19. Yêu cầu HS thực hiện hai câu còn lại. a) 996 + 45 b) 37 + 198 Cho biết em đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để tính nhanh? Bài 33 (trang 17 – SGK). Hãy tìm quy luật của dãy số? Hãy viết tiếp 4; 6 số nữa vào dãy số đã cho? Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 31 (trang 17 – SGK). Học sinh thực hiện theo hướng dẫn. 3 học sinh lên bảng thực hiện. a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 200 = 400 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940 c) 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24+ 26) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 +25 = 275 Học sinh nhận xét, bổ sung. Học sinh theo dõi hướng dẫn. a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = = 1000 + 41 = 1041 b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235 Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp. Bài 33 (trang 17 – SGK). Học sinh đọc đề. 2 = 1 + 1 ; 5 = 3 + 2 3 = 2 + 1 ; 8 = 5 + 3 Học sinh 1: Viết tiếp 4 số tiếp theo : 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; 55 Học sinh 2: Viết tiếp 2 số tiếp theo : 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13; 21; 34; 55; 89; 144 Học sinh nhận xét, bổ sung. Dạng 2: Sử dụng máy tính bỏ túi. GV: cho học sinh quan sát máy tính bỏ túi và giới thiệu các phím trên máy tính. GV HD hs tính toán như hướng dẫn của sách giáo khoa. - Tổ chức hai nhóm thi giải toán nhanh bài 34 c (trang 18 – SGK). Mỗi nhóm 5 HS sử dụng máy tính để tính kết quả và ghi lên bảng. Nhóm nào tính nhanh và chính xác hơn là người thắng cuộc. Học sinh quan sát Học sinh theo dõi và thực hiện theo. Hai đội thi giải toán nhanh. 1364 + 4578 = 5942 6453 + 1469 = 7922 5421 + 1469 = 6890 3124 + 1469 = 4593 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185 3. Dạng toán nâng cao GV đưa tranh nhà toán học Gauxơ, giới thiệu qua về tiểu sử: Sinh 1777, mất 1855. Cho học sinh đọc mục “có thể em chưa biết”. Áp dụng : Tính tổng A = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33 ? Hãy tìm quy luật của dãy số? B = 1 + 3 + 5 + 7 + … + 2005 + 2007 (Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tìm số số hạng trong tổng sau đó tính tổng) Giáo viên nhận xét, bổ sung. GV - Cho HS làm bài 50 . GV: Gọi một HS làm bài Giáo viên nhận xét, bổ sung. 1 học sinh đọc câu chuyện về “cậu bé giỏi tính toán”. Tính nhanh: A = 26 + 27 + 28 + ... + 33. HS: Tìm ra quy luật của dãy số: Tử 26 33 có: 33 - 26 + 1 = 8 số. Có 4 cặp: Mỗi cặp có tổng bằng: 26 + 33 = 59.Þ A = 59 . 4 = 236. Học sinh nhận xét, bổ sung. B = 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 2007. B có (2007 -1) : 2 = 1004 số. Þ B = (2007 + 1) . 1004 : 2 = 1008016 Bài 50: Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau là: 102. Số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là: 987. 102 + 987 = 100 + 2 + 987 = 1089. IV/ Củng cố Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán ? V/ Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ. - Bài tập về nhà: 35, 36 (trang 19 – SGK) và 47, 48, 52, 53 (trang 9 – SBT). - Tiết sau mang máy tính bỏ túi. TUẦN 3 Ngày dạy:.../9/2013 Tiết 8 : LUYỆN TẬP 2 A. MỤC TIÊU - Học sinh được củng cố các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng hợp lý các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. - Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. Máy tính bỏ túi. 2.Học sinh: SGK, vở ghi, thước thẳng, máy tính bỏ túi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B II/ Kiểm tra HS 1: Viết các dạng tổng quát tính chất của phép nhân các số tự nhiên ? Áp dụng : Tính nhanh 5.25.2.16.4 b) 32.47 +32.53 HS 2: Làm bài tập 35 (SGK) Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới Dạng 1: Tính nhẩm Bài 36 (trang 19 – SGK). Giáo viên yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn sách giáo khoa và làm bài tập. Gọi 3 học sinh làm câu a, 3 học sinh làm câu b. Yêu cầu học sinh giải thích lý do vì sao lại tách như thế? Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 37 (trang 20 – SGK). Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tách các số để áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac để thực hiện phép tính. Yêu cầu học sinh giải thích tại sao lại tách thừa số đó. Bài 36 (trang 19 – SGK). HS đọc thông tin và thực hiện các phép tính. HS lên bảng thực hiện. a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân. 15.4 = 3.5.4 = 3.(5.4) = 3.20 = 60 25.12 = (25.4).3 = 100.3 = 300 125.16 = 125.8.2 = 1000.2 = 2000. HS trả lời. b) 25.12 = 25.(10 + 2) = 300 34.11 = 34.(10 + 1) = 374. 47.101 = 47.(100 + 1) = 4047 Học sinh nhận xét, bổ sung. Bài 37 (trang 20 – SGK). Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn rồi lên bảng thực hiện. 16.19 = 16.(20 – 1) = 304 46.99 = 46.(100 – 1) = 4554 35.98 = (100- 2) = 3430 Học sinh giải thích. Dạng 2: Sử dụng máy tính bỏ túi. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các phép nhân. Bài 38 (trang 20 – SGK). Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để tìm kết quả. Bài 39 (trang 20 – SGK). Cho học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên kiểm tra kết quả các nhóm Bài 40 (trang 40 – SGK). Trong 2 tuần thì có bao nhiêu ngày? gấp bao nhiêu lần ? Bài 55 (trang 9 – SBT). (Giáo viên treo bảng phụ) Yêu cầu học sinh dùng máy tính để tính nhanh kết quả. Và điền vào chỗ trống. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Học sinh theo dõi và thực hiện theo. 3 học sinh lên bảng tính kết quả. 357.376 = 141000 624.625 = 390000 13.81.215 = 226395 Bài 39 (trang 20 – SGK). Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả. 142857.2 = 285714 142857.3 = 428571 142857.4 = 571428 142857.5 = 714285 142857.6 = 857142 Nhận xét : Các tính là chính 6 chữ số đã cho nhưng viết thứ tự khác đi. Bài 40 (trang 40 – SGK). Trong hai tuần có 14 ngày. = = 2.14 = 28. Năm = năm 1428. Bài 55 (trang 9 – SBT). Học sinh làm dưới lớp và lần lượt trả lời. Học sinh nhận xét, bổ sung. IV/ Củng cố Cho học sinh nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Bài 59 . a/ ab . 101 = (10a +b) . 101 = 1010a + 101b = 1000a + 10a + 100b + b = abab. b) abc . 7 . 11 . 13 = abc . 1001 = (100a + 10b + c) . 1001 = 100100a + 10010b + 1001c = 100000a + 10000b + 1000c + 100a + 10b + c = abcabc. V/ Hướng dẫn về nhà Học bài cũ. Bài tập về nhà: 56, 57, 58, 59, 61 (trang 9; 10 – SBT). TUẦN 3 Ngày dạy:.../9/2013 Tiết 9 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA A. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên. Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. - Rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế. - Rèn luyện tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu 2.Học sinh: SGK, bảng phụ, thước thẳng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I/ Tổ chức Sĩ số 6A : 6B: II/ Kiểm tra - Tìm số tự nhiên x, biết : HS 1 (x – 25).3 = 0 HS2 14.(x – 5) = 14 Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu có) và ghi điểm. III/ Bài mới 1. Phép trừ hai số tự nhiên GV: Xét xem có số tự nhiên x nào mà a) 2 + x = 5 hay không? b) 6 + x = 5 hay không? - Em làm như thế nào để tìm được x = 3 ? GV: Như vậy ở câu a, ta có phép trừ 5 – 2 = x GV: Để có được phép trừ 5 – 2 ta phải tìm được một số x = 3 thoả mãn điều kiện 2 + x = 5. - Vậy nếu cho hai số a và b, muốn có được phép trừ a – b thì ta cần tìm được số x thoả mãn điều kiện gì? GV: Đó là nội dung nhận xét. - Ta xác định kết quả của 5 trừ 2 như sau: (Giáo viên dùng phấn màu để vẽ mũi tên chỉ số bị trừ và số trừ). GV: Dựa vào tia số hãy giải thích tại sao ta không thể thực hiện phép trừ 5 – 6? GV: Cho học sinh thực hiện ? 1. Giáo viên nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép trừ và nhấn mạnh điều kiện để có phép trừ là a b HS: x = 3. Không có số tự nhiên nào thoả mãn 6 + x = 5. Lấy 5 – 2 = 3. Học sinh lắng nghe. HS: Cho hai số a và b, muốn có được phép trừ a – b thì ta cần tìm được số x thoả mãn điều kiện b + x = a. 1 học sinh đọc nhận xét (trang 21 – SGK). Học sinh quan sát và cùng thực hiện vào vở. Vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược của tia số 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số. ? 1. Học sinh trả lời miệng. a) a – a = 0 b) a – 0 = a c) Điều kiện để có hiệu a - b là a b Học sinh lắng nghe. 2. Phép chia hết và phép chia có dư. GV: Xét xem có số tự nhiên nào x nào mà a) 3.x = 12 b) 5.x = 14 GV: Ở câu a, ta có phép chia 12 : 3 = 4. Ta nói đây là phép chia hết. GV ghi khái quát: Cho hai số tự nhiên a và b (b 0), nếu có một số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia: a : b = x. Cho học sinh làm ? 2. GV: Trong phép chia 14 : 5 ta được kết quả 14 : 5 = 2 dư 4 hay 14 = 5.2 + 4. GV: Giữa kết quả phép chia 14 : 5 và kết quả phép chia 12 : 3 có gì khác nhau ? GV: Giới thiệu và ghi bảng phép chia hết và phép chia có dư (Nêu các thành phần của phép chia) . ? Nêu quan hệ của số bị chia, số chia, thương và số dư ? + Số chia cần có điều kiện gì? + Số dư cần có điều kiện gì? GV: Cho học sinh làm ? 3. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét bổ sung HS: a) x = 4 b) Không tìm được số tự nhiên nào nhân với 5 bằng 14. Học sinh lắng nghe. Học sinh lắng nghe và ghi bài. 2 học sinh nhắc lại nhận xét. ? 2. Học sinh đứng tại chỗ trả lời. a) 0 : a = 0 (a 0) b) a : a = 1 (a 0) c) a : 1 = a Kết quả phép chia 12 : 3 có số dư bằng 0, còn với phép chia 14 : 5 thì số dư bằng 4. Học sinh lắng nghe và ghi vở. Số bị chia = thương số chia + số dư. Số chia khác 0. Số dư nhỏ hơn số chia. ? 3. Học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. a) Thương 35, số dư 5. b) Thương 41, số dư 0 c) Không xảy ra vì số chia bằng 0 d) Không xảy ra vì số dư lớn hơn số chia. IV/ Củng cố Phép trừ và phép chia Phép trừ hai số tự nhiên Phép chia hết, ph ép chia có dư GV: Nêu cách tìm số bị trừ ? ? Điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N? ? Nêu cách tìm số bị chia? ? Nêu điều kiện để a chia hết cho b? ? Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N? HS: Số bị trừ = hiệu + số trừ. Số bị trừ số trừ. Số bị chia = thương số chia + số dư. Có số tự nhiên q sao cho a = b.q. Số chia và số dư là các số tự nhiên, số chia 0, số dư < số chia. V/ Hướng dẫn về nhà - Học bài thật kĩ. - Bài tập về nhà: 41 đến 45 (trang 22; 23 – SGK).

File đính kèm:

  • docTUAN 3 SO 6.doc
Giáo án liên quan