I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
- HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và
- Rèn luyện HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu , , , .
* Trọng tâm: Nắm được khái niệm tập hợp con và biết sử dụng đúng các kí hiệu , , , .
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4313 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 04 - Bài 4: Số phần tử của tập hợp - Tập hợp con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 24/08/2013
Tiết 04 Ngày dạy:
§4. SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP - TẬP HỢP CON
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
- HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và f
- Rèn luyện HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu , , , f.
* Trọng tâm: Nắm được khái niệm tập hợp con và biết sử dụng đúng các kí hiệu , , , f.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi bài ?3 ở SGK và các bài tập củng cố.
HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra:
HS1: Chữa bài tập 14 (SGK-Tr10)
HS2: Chữa bài tập 15 (SGK-Tr10)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Số phần tử của một tập hợp.
GV: Nêu các ví dụ về tập hợp như SGK.
Hỏi: Hãy cho biết mỗi tập hợp đó có bao nhiêu phần tử?
Củng cố: - Làm ?1 ; ?2
HS: Hoạt động nhóm làm bài.
GV: Nếu gọi A là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 =2 thì A là tập hợp không có phần tử nào. Ta gọi A là tập hợp rỗng.Vậy:
Tập hợp như thế nào gọi là tập hợp rỗng?
HS: Trả lời như SGK.
GV: Giới thiệu tập hợp rỗng được ký hiệu: f
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
HS: Trả lời như phần đóng khung/12 SGK.
GV: Kết luận và cho HS đọc và ghi phần đóng khung in đậm SGK.
Củng cố: Bài 17/ Tr13 - SGK.
HĐ2: Tập hợp con.
GV: Cho hai tập hợp A = {x, y}
B = {x, y, c, d}
Hỏi: Các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không?
HS: Mọi phần tử của th A đều thuộc th B.
GV: Ta nói tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B.
Vậy: Tập hợp A là con của tập hợp B khi nào?
HS: Trả lời như phần in đậm SGK.
GV: Giới thiệu ký hiệu và cách đọc như SGK.
- Minh họa tập hợp A, B bằng sơ đồ Ven.
GV lưu ý cho HS sự khác nhau giữa các ký hiệu Ì; Î và Ï
Củng cố: Làm ?3 .
HS: M A , M B , A B , B A
GV: Từ bài ?3 ta có A B và B A . Ta nói rằng A và B là hai tập hợp bằng nhau. Ký hiệu: A = B
Vây: Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào?
HS: Đọc chú ý SGK.
1. Số phần tử của một tập hợp:
Vd: A = {8} có 1 phần tử.
B = {a, b} có 2 phần tử.
C = {1; 2; 3; …..; 100} có 100 phần tử.
N = {0; 1; 2; 3; …} có vô số phần tử.
?1: Tập hợp
D = {0} có 1 phần tử
E = {bút, thước} có 2 pt
H = {x Î N /x ≤ 10} có 11 pt
?2: Không tìm được xÎN để x + 5 = 2
* Chú ý: (Sgk –tr12)
Tập hợp rỗng kí hiệu là: f
Vd: Tập hợp A các số tự nhiên x sao cho x + 5 = 2
A = f
* Kết luận:
(phần đóng khung – Tr12 SGK)
2. Tập hợp con:
* VD: A = {x, y}
B = {x, y, c, d}
Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B.
* Khái niệm tập hợp con (SGK/tr13).
Kí hiệu : A B hay B A
Cách đọc: (SGK-Tr11)
?3 : M ÌA; M ÌB;
AÌ B; BÌ A
* Chú ý : (Sgk – tr13)
Nếu A B và B A thì A = B
4. Củng cố:
* GV cho HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ trong bài.
* Làm bài tập 16/Tr13 - SGK. (HS trả lời miệng, mỗi em trả lời một câu)
A = { 20 }; A có một phần tử . d) D = Ø; D không có phần tử nào cả .
* Làm bài tập 20/Tr13-SGK: A = {15; 24}
15 A; {15} M {15; 24} = A
(GV lưu ý cho HS sự khác nhau giữa các ký hiệu Ì; Î và Ï)
5. Hướng dẫn :
- Học bài theo câu hỏi:
Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
Thế nào là tập hợp rỗng? Kí hiệu tập hợp rỗng?
A Ì B khi nào? A = B khi nào?
- Làm bài tập 16, 18, 19 (SGK/ Tr13); bài 29, 30, 33, 35, 36(SBT/Tr7-8)
* Hướng dẫn bài 36 (SBT): Dựa vào bài 20/SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần: 2 Ngày soạn: 24/08/2013
Tiết:5 Ngày dạy:
§5. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về tập hợp, cách viết tập hợp, số phần tử của tập hợp, tập hợp con, số lẻ, số chẵn.
- HS được rèn luyện cách viết tập hợp, tính số phần tử của một tập hợp, viết ra được các tập con của một tập hợp, sử dụng chính xác các ký hiệu Ì ; Î ; Ï f
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán.
- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
* Trọng tâm: Kĩ năng viết tập hợp, tính số phần tử của tập hợp.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ và các bài tập củng cố.
HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:( lồng vào bài mới )
3. Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: KTBC - chữa bài tập
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1: - Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Thế nào là tập hợp rỗng ?
- Trả lời bài tập 18/tr13 - SGK.
HS2: - Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B?
Chữa bài tập 19/tr13- SGK.
GV: Đánh giá, cho điểm
HĐ 2: Tổ chức luyện tập
Dạng 1: Viết tập hợp số lẻ, số chẵn
GV giới thiệu số chẵn số lẻ, hai số chẵn (lẻ) liên tiếp như SGK.
? Lấy ví dụ về 2 số chẵn liên tiếp, hai số lẻ liên tiếp?
* Củng cố: Làm bài tập 22/SGK
GV cho 2 HS lên bảng mỗi em làm 2 phần
HS1: phần a, d
HS2: phần b, c
GV giới thiệu cách ghi số chẵn, cách ghi số lẻ ở dạng tổng quát
- số chẵn 2n (nÎN)
- Số lẻ 2n+1 (nÎN)
Dạng 2: Tìm số phần tử của một tập hợp cho trước.
GV: Lưu ý: Trong trường hợp các phần tử của một tập hợp không viết liệt kê hết ( biểu thị bởi dấu “…” ) các phần tử của tập hợp đó phải được viết theo một qui luật.
Bài 21 tr.14 (SGK)
GV gợi ý: A là tập hợp các số tự nhiên từ 8 đến 20.
- Hướng dẫn cách tìm số phần tử của tập hợp A như SGK.
Công thức tổng quát (SGK)
- Gọi 1 HS lên bảng tìm số phần tử của tập hợp B:
B = {10; 11; 12; … ; 99}
Bài 23 (tr.14 - SGK)
GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm. Yêu cầu của nhóm:
-Nêu công thức tổng quát tính số phần tử của tập hớp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b(a<b).
- Các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n (m < n).
GV: Tập hợp D là tập hợp có tính chất gì?
- Tập hợp E là tập hợp có tính chất gì?
? Áp dụng công thức nào để có được số phần tử của tập hợp D và E.
? Tính số phần tử của tập hợp D,E.
GV: Gọi HS nhận xét.
- Kiển tra bài các nhóm còn lại.
Dạng 3: Bài toán thực tế
Bài 25 (tr.14 - SGK)
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi một HS lên bảng viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất.
- Gọi một HS lên bảng viết tập hợp A bốn nước có DT nhỏ nhất.
HS: 2 HS lên bảng làm bài.
HS dưới lớp làm bài vào bảng phụ
GV: Thu 3 bài nhanh nhất của HS
I. Bài tập chữa
1. Bài tập 18 (Tr 13 – SGK)
A = {0}
A không phải là tập hợp rỗng vì tập hợp A có một phân tử là số 0.
2. Bài tập 19 (Tr 13 – SGK)
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
B = {0; 1; 2; 3; 4}
B Ì A
II. Bài tập luyện
Dạng 1: Viết tập hợp số lẻ, số chẵn
1. Bài tập 22(Tr. 14 – SGK)
a) C = {0; 2; 4; 6; 8}
b) L = {11; 13; 15; 17; 19}
c) A = {18; 20; 22}
d) B={25; 27; 29; 31}
* Dạng tổng quát:
- Số chẵn: 2n (nÎN)
- Số lẻ: 2n + 1 (nÎN)
Dạng 2: Tìm số phần tử của một tập hợp cho trước.
2. Bài tập 21 (tr.14 - SGK)
A = {8; 9; 10; … ; 20}
Có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 (phần tử)
B = {10; 11; 12; ….; 99} có:
99- 10 + 1 = 90 (phần tử)
3. Bài tập 23 (Tr14 – SGK)
Tổng quát:
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵna đến số chẵn b có: (b – a) : 2 + 1 (phần tử)
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: (n – m) : 2 + 1 (phần tử)
D = {21; 23; 25; ….; 99} có :
( 99 - 21 ): 2 + 1 = 40 (phần tử)
E = {32; 34; 35; ….; 96} có :
(96 - 32 ): 2 + 1 = 33 (phần tử)
Dạng 3: Bài toán thực tế
4. Bài tập 25 (Tr14 – SGK)
A ={Inđônêxia, Mianma, Thái Lan, Việt Nam}.
B = {Xingapo, Brunây, Campuchia}
4. Củng cố:
- Khắc sâu lại các dạng bài tập đã làm tại lớp.
- Cho HS làm bài tập (ghi trên bảng phụ): Cho tập hợp A={1; 2; 3}
Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng cách viết nào sai ?
1 Ì A; {1}Ì A; 1ÎA; {2}ÎA; 2ÏA; {2; 3}Ì A; {1;2}ÎA; {1; 2; 3}Ì A
5. Hướng dẫn :
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
- Làm bài tập 24( SGK) và các bài tập 38, 40, 41 (Tr8 – SBT).
* Hướng dẫn bài 24(SGK)
A={0;1;2;3...10}; B= {0;2;4;6;...}; N*= {1;2;3;4;...}
A N ; B N ; N * N
- Ôn lại kiến thức về phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
- Đọc trước bài: "Phép cộng và phép nhân”
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tuần: 2 Ngày soạn: 26/08/2013
Tiết:6 Ngày dạy:
§5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm vững các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của các tính chất đó .
- HS biết vận dụng các tính chất trên vào làm các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
- HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
* Trọng tâm: Nắm được các tính chất của phép cộng, phép nhân.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
ĐVĐ: Ở Tiểu học chúng ta đã học phép toán công và phép toán nhân. Trong phép toán công và phép toán nhân có các tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó là nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tổng và tích của hai số tự nhiên
GV giới thiệu phép cộng và phép nhân, nêu quy ước tính, cách viết dấu nhân giữa các thừa số như SGK.
Qui ước: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta viết không cần ghi dấu nhân giữa các thừa số.
Vd: a.b = ab ; x.y.z = xyz ; 4.m.n = 4mn
Muốn tìm thừa số ta làm như thế nào?
Muốn tìm số hạng ta làm như thế nào?
như SGK.
HS trả lời
Củng cố: Treo bảng phụ bài ?1 SGK
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Chỉ vào các chỗ trống đã điền ở cột 3 và cột 5 của bài ?1 (được ghi bằng phấn màu) để dẫn đến kết quả bài ?2 SGK
HS trả lời từng câu
Củng cố: Làm bài 30 a/17 SGK:
Tìm số tự nhiên x biết: ( x-34).15=0
GV: Nhắc lại mục b bài ?2 áp dụng để tính.
HS: Lên bảng thực hiện. GV nhận xét.
HĐ2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
GV: Các em đã học các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
Hãy nhắc lại: Phép cộng số tự nhiên có những tính chất gì? Phát biểu các tính chất đó?
HS: Đọc bằng lời các tính chất như SGK.
GV: Treo bảng phụ kẻ khung các tính chất của phép cộng/15 SGK và nhắc lại các tính chất đó
♦ Củng cố: Làm ?3 a
GV: Tương tự như trên với phép nhân.
Củng cố: Làm ?3 b
GV: Hãy cho biết tính chất nào có liên quan giữa phép cộng và phép nhân số tự nhiên.. Phát biểu tính chất đó?
HS: Đọc bằng lời tính chất như SGK.
GV: Chỉ vào bảng phụ và nhắc lại tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng dạng tổng quát như SGK.
Củng cố: Làm ?3c
1. Tổng và tích của hai số tự nhiên
a) Tổng:
a + b = c
(Số hạng) + (Số hạng) = (Tổng)
b) Tích:
a . b = c
(Thừa số) . (Thừa số) = (Tích)
* Quy ước: (SGK –Tr15)
Vd: a.b = ab
x.y.z = xyz
4.m.n = 4mn
?1 :
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
* ?2 :
* Nhận xét:
- Với mọi số tự nhiên aÎN thì a.0=0
- Nếu a.b=0 thì a=0 hoặc b=0
* Bài 30 a ( SGK/tr17)
( x - 34) . 15 = 0
x – 34 = 0
x = 34
2.Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
( Bảng tính chất - Tr15;16 SGK)
* ?3 : Tính nhanh
a) 46 + 17 + 54
= (46 + 54) + 17
= 100 + 17
= 117
b) 4 . 37 . 25
= (4 . 25) . 37
= 100 . 37
= 3700
c) 87 . 36 + 87 . 64
= 87 . (36 + 64)
= 87 . 100
= 8700
4. Củng cố:
Phép cộng và phép nhân có gì giống nhau ?
Các tính chất có ứng dụng gì trong tính toán ?
* Làm bài tập 26/Tr.16 - SGK.
Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái:
54 + 19 + 82 = 155 km.
? Có cách nào tính nhanh tổng trên?
ĐA: 54 + 19 + 82 = 54 + 19 + 81 + 1 = ( 54 + 1) + (19 + 81) = 55 + 100 = 155
* Làm bài tập 27 (a, c)/Tr.16-SGK: (2 HS lên bảng làm)
a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 100 + 357 = 457
c) 25 . 5 .4 .27 .2 = (25 . 4) . (5 . 2) . 27 = 100 . 10 . 27 = 27000.
5. Hướng dẫn :
- Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân.
- Làm bài tập 27b-d, 28, 29, 30b (Tr16, 17 – SGK); bài 43, 44 (Tr.8 -SBT)
Hướng dẫn bài 28: Tổng các số ở mỗi phần đều bằng 39.
- Chuẩn bị máy tính bỏ túi cho giờ học sau. Xem trước các bài tập phần luyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- SH6 TUAN 2.doc