Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 13

A. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp; hiểu ý nghĩa các kí hiệu ; ; hiểu được hình ảnh minh họa của tập hợp.

2. Kĩ năng: HS biết viết tập hợp bằng hai cách (liệt kê các phần tử của tập hợp; chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó); biết sử dụng các kí hiệu ;  để chỉ các phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; biết minh họa tập hợp.

3. Giáo dục: Rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh.

B. Chuẩn bị

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/09 Ngày giảng:24/08/09 Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN Tiết 1: §1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS được làm quen với khái niệm tập hợp thông qua các ví dụ về tập hợp, nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp; hiểu ý nghĩa các kí hiệu Î; Ï; hiểu được hình ảnh minh họa của tập hợp. 2. Kĩ năng: HS biết viết tập hợp bằng hai cách (liệt kê các phần tử của tập hợp; chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó); biết sử dụng các kí hiệu Î; Ï để chỉ các phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; biết minh họa tập hợp. 3. Giáo dục: Rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh. B. Chuẩn bị - GV: bảng phụ hình 2; hình 3; hình 4; hình 5 - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: ………………………………………………………………… II. Kiểm tra ? Viết các số tự nhiên nhỏ hơn 4 III. Bài học Khái niệm tập hợp thường gặp trong Toán học và cả trong đời sống. Để hiểu khái niệm tập hợp, ta xét các ví dụ sau 1. Các ví dụ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh VD1: Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn. VD2: Tập hợp các học sinh của lớp 6A ? Lấy một vài ví dụ về tập hợp VD3: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 VD4: Tập hợp các chữ cái a, b, c 2. Cách viết. Các kí hiệu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Người ta thường đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa. - Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c. Ta viết: A = {0; 1; 2; 3} hay A = {1; 3; 2; 0}… B = {a, b, c} hay B = {b, a, c} … - Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A. Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B. - Kí hiệu 1Î A, đọc là 1 thuộc A hay 1 là phần tử của A 5 Ï A, đọc là 5 không thuộc A hay 5 không là phần tử của A ? Điền các kí hiệu vào ô trống : 2 A ; 3 A; 6 A ; b B ; b A 2 Î A ; 3ÎA; 6 ÏA ; b Î B ; bÏA * Chú ý: - Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “,” hoặc dấu “;” (nếu có phần tử là số) - Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự tùy ý. Để viết tập hợp A nói trên, ngoài cách viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp đó, ta còn có thể viết: A = {xÎNçx < 4}, trong đó N là tập hợp các số tự nhiên Ghi nhớ: Để viết một tập hợp, thường có 2 cách: - Liệt kê các phần tử của tập hợp. - Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. Người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng kín như ở hình 2, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó. ” IV. Củng cố ?1. Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7, rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 ð D ; 10 ð D ?2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG Bài tập 1, 2 SGK(6) V. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững 2 cách viết tập hợp; cách kí hiệu phần tử thuộc (không thuộc) tập hợp - BTVN 3; 4; 5 SGK(6) Ngày soạn: 25/08/09 Ngày giảng:28/08/09 Tiết 2. §2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được hai tập hợp N và N* ; nắm được khái niệm số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau 2. Kĩ năng: HS xác định được số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau của một số tự nhiên và biết xác định hai số tự nhiên liên tiếp 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác B. Chuẩn bị - GV: Thước thẳng có chia khoảng - HS: Phiếu học tập thước thẳng có chia khoảng C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 8 bằng hai cách, rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô trống: 3 ð A ; 5 ð A ; 9 ð A III. Bài học 1. Tập hợp N và N* Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Các số 0, 1, 2, 3, ..... là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N N = {0; 1; 2; 3; ....} Các số 0, 1, 2, 3, ..... là các phần tử của tập hợp N. Chúng được biểu diễn trên một tia số. Y/C HS biểu diễn các số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5 trên tia số - Giới thiệu: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N* : N* = {1; 2; 3; 4; ....} Biểu diễn các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 trên trục số: 0 1 2 3 4 5 2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a a. Trong hai điểm trên tia số, điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn. - Y/C HS cho ví dụ Ngoài ra, người ta cũng viết a ≤ b để chỉ a a hoặc b = a. b) Nếu a < b và b < c thì a < c. Ví dụ: Từ a < 10 và 10 < 12 suy ra a < 12 - Y/C HS lấy thêm ví dụ c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất, chẳng hạn số tự nhiên liền sau số 2 là số 3. Số 2 là số liền trước số 3, số hai và số 3 là hai số tự nhiên liên tiếp. Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau 1 đơn vị - Y/C HS lấy ví dụ về hai số tự nhiên liên tiếp, chỉ rõ số liền trước, số liền sau mỗi số? d) số 0 là số tự nhiên nhỏ nhât, không có số tự nhiên lớn nhất e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử - Ví dụ: 2 > 1 - VD: a < 5 và 5 < 7 suy ra a < 7 - 4 và 5 là hai số tự nhiên liên tiếp; 4 là số liền trước 5; 5 là số liền sau 4 IV. Củng cố ?. Điền vào chỗ trống để 3 số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần: 28; .......; ....... .....; 100; ....... HS làm bài 6, 7 vào phiếu học tập Đ/an : bài 6: a) 18 ; 100 ; a + 1 b) 34 ; 999 ; b - 1 Bài 7: a) A = {13; 14; 15} b) B = {1; 2; 3; 4} c) C = {13; 14; 15} V. Hướng dẫn về nhà BTVN : 8, 9, 10 SGK(8) Ngày soạn: 25/08/09 Ngày giảng:28/08/09 Tiết 3. §3. GHI SỐ TỰ NHIÊN A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được quy ước ghi số tự nhiên trong hệ thập phân và ghi số La Mã; nắm được giá trị của mỗi chữ số trong một số. 2. Kĩ năng: Biết xác định giá trị của mỗi chữ số trong một số tự nhiên ghi ở hệ thập phân; phân biệt được số với chữ số, số trục với chữ số hàng trục, số trăm với chữ số hàng trăm; ... 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học B. Chuẩn bị - GV: Thước thẳng có chia khoảng - HS: Phiếu học tập thước thẳng có chia khoảng C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Viết hai số tự nhiên liên tiếp có 3 chữ số III. Bài học 1. Số và chữ số Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Với mười chữ số sau ta viết được mọi số tự nhiên: C/s 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đọc - Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, ... chữ số. Y/C HS lấy ví dụ * Chú ý: a) khi viết số tự nhiên có năm chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc. - Y/C HS lấy ví dụ về số có năm, sáu, bảy chữ số: b) Cần phân biệt: số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục - HD HS lập bảng phân tích số 3895 VD: số có một chữ số: 7; 9; ... Số có hai chữ số: 11; 12; ... Số có ba chữ số: 100; 101; ... Số có bốn chữ số: 5123; ... VD: số có năm chữ số 53 214 số có sáu chữ số 132 256 số có bảy chữ số 2 352 678 2. Hệ thập phân Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cách ghi số như ở trên là cách ghi số trong hệ thập phân. Trong hệ thập phân, cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó. - Trong cách ghi nói trên, mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau có những giá trị khác nhau. Ví dụ: 222 = 200 + 20 + 2 (với a ≠ 0) - Y/C HS phân tích số như trên - Kí hiệu chỉ số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng trục là a, chữ số hàng đơn vị là b - Kí hiệu chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là a, chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c ?. Hãy viết: - Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số - Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau TH: số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số: 999 Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau: 987 3. Chú ý Ngoài cách ghi số như trên, còn có những cách ghi số khác, chẳng hạn cách ghi số La Mã. Các số La Mã từ 1 đến 10 được ghi bởi ba chữ số : I (số 1) , V (số 5) , X (số 10) và các nhóm chữ số: IV (số 4), IX (số 9) như sau: I II III IV V VI VII VIII IX X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nếu thêm vào bên trái mỗi số trên: - Một chữ số X ta được số La Mã từ 11 đến 20 - Hai chữ số X ta được các số La Mã từ 21 đến 30 Cụ thể: XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 XXI XXII XXIII XXIV XXV XXVI XXVII XXVIII XXIX XXX 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 IV. Củng cố HS làm bài số 11 vào phiếu học tập V. Hướng dẫn về nhà Cần phân biệt số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm, ... Xác định giá trị của mỗi chữ số trong một số ở các vị trí khác nhau BTVN: 12, 13, 14, 15 SGK(10) Ngày soạn: 28/08/09 Ngày giảng:31/08/09 Tiết 4. §4. SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được số phần tử của một tập hợp; nắm được định nghĩa và kí hiệu tập hợp rỗng; nắm được khái niệm tập hợp con, khái niệm hai tập hợp bằng nhau 2. Kĩ năng: Biết xác định số phần tử của tập hợp, nhận biết được tập hợp con của một tập hợp, nhận biết được tập hợp rỗng. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng các kí hiệu B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Viết tập hợp A các số tự nhiên có một chữ số, tập hợp B các số tự nhiên có hai chữ số. III. Bài học 1. Số phần tử của một tập hợp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho các tập hợp: A = {5} B = {x, y} C = {1; 2; 3; 4; ....; 100} N = {1; 2; 3; 4; ...} Ta nói: tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử. ?1 Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ? D = {0} , E = {bút, thước}, H = {x Î Nêx ≤ 10} ?2. Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2 * Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Tập hợp rỗng kí hiệu là Æ ? Viết tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn x + 5 = 2 KL: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào. TL: D có 1 phần tử, E có hai phần tử, H có 11 phần tử TL: không có giá trị nào của x thỏa mãn x + 5 = 2 TL: Tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn x + 5 = 2 là tập hợp rỗng 2. Tập hợp con Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo bảng phụ hình 11 SGK, viết hai tập hợp: E = {x, y} F = {x, y, c, d} Y/C HS nhận xét về các phần tử của hai tập hợp trên - Giới thiệu: tập hợp E là tập con của tập hợp F. Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tạp hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B. Kí hiệu A Ì B hay B É A; đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A được chứa trong B, hoặc B chứa A. - Y/C HS lấy ví dụ về tập hợp con - Y/C HS làm ?3 vào phiếu học tập * Chú ý: nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B. NX: Tập hợp E gồm các phần tử x, y; Tập hợp F cũng có các phần tử x, y Mọi phần tử của tập hợp E đều tập hợp F VD: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là tập con của tập hợp N, ta viết A Ì N... TH: M Ì A ; M Ì B; A Ì B ; BÌ A IV. Củng cố HS làm bài tập 16 SGK(13) V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 17, 18, 19, 20 SGK(13) Ngày soạn: 31/08/09 Ngày giảng:03/09/09 Tiết 5. LUYỆN TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được số tự nhiên chẵn, số tự nhiên lẻ; nắm được cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b, tập hợp các số tự nhiên lẻ từ a đến b, các số tự nhiên chắn từ a đến 2. Kĩ năng: Biết tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Viết các tập hợp sau và cho biết số phần tử của mỗi tập hợp: a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 3 = 7 b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 32 = 32 c) Tập hợp các số tự nhiên x mà x.0 = 0 d) Tập hợp các số tự nhiên x mà x + 8 = 5 III. Bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Bài 22 SGK(14): a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10. b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20 c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18 d) Viết tập hợp B ba số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31 TH: a) C = {0; 2; 4; 6; 8} b) L = {11; 13; 15; 17; 19} c) A = {18; 20; 22} d) B = {27; 29; 31} * Bài 22 SGK(14): Tập hợp A = {8; 9; 10; ...; 20} có 20 - 8 + 1 = 13 (phần tử) Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử ? Tính số phần tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12; ....; 99} TL: Tập hợp B có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử * Bài 23 SGK(14): Tập hợp C = {8; 10; 12; ...;30} có (30 – 8) : 2 + 1 = 12 (phần tử) Tổng quát: - Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 + 1 phần tử - Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 + 1 phần tử ? tính số phần tử của các tập hợp D = {21; 23; 25; ...; 99} E = {32; 34; 36; ...; 96} TL: Tập hợp D có: (99 - 21) : 2 + 1 = 40 phần tử Tập hợp E có: (96 – 32) : 2 + 1 = 33 phần tử * Số số hạng của một dãy số tự nhiên cách nhau d đơn, vị từ số a đến số b mà hai số liên tiếp cách nhau d đơn vị là: (b – a) : d + 1 số hạng IV. Củng cố HS làm bài 24, 25 SGK(14) vào phiếu học tập V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 40, 41, 42 SBT(8) Ngày soạn: 01/09/09 Ngày giảng:04/09/09 Tiết 6. §5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được tổng và tích của hai số tự nhiên; nắm được tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 2. Kĩ năng: Biết tìm tổng và tích của hai hay nhiều số tự nhiên; biết vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Viết tập hợp A các số tự nhiên lè lớn hơn 11 và nhỏ hơn 99. Tìm số phần tử của tập hợp A III. Bài học 1. Tổng và tích hai số tự nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Phép cộng hai số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tổng của chúng, phép nhân hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tích của chúng a + b = c (số hạng) + (số hạng) = (Tổng) a . b = d (Thừa số) . (Thừa số) = (tích) ( a x b = d) - Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số. Ví dụ a.b = ab ; 4.x.y = 4xy - Treo bảng phụ và y/c HS lên bảng điền vào ô trống ?1 ?2 Y/C HS đứng tại chỗ phát biểu a 12 21 1 b 5 0 48 15 a + b a.b 0 ?2 a) Tích của một số với 0 thì bằng 0 b) Nếu tích của hai thừa số bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo và giới thiệu bảng tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên - Hướng dẫn HS phát biểu bằng lời các tính chất trên - Y/C HS làm ?3 vào phiếu học tập, sau 3 phút thu 5 phiếu làm nhanh nhất, cho điểm - Quan sát và kẻ lại bảng vào vở - Phát biểu các tính chất bằng lời: a) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi b) Tính chất kết hợp: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba Muốn nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng Muốn nhân một số với tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại ?3. a) 46 + 17 + 54 = (46 + 54) + 17 = 117 b) 4. 37. 25 = (4 . 25) . 37 = 3700 c) 87 . 36 + 87 . 64 = 87. (36 + 64) = 87 . 100 = 8700 IV. Củng cố HS làm bài 27 vào phiếu học tập nộp, sau 5 phút, GV chữa bài V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 26, 28, 29, 30 SGK(16,17) Ngày soạn: 04/09/09 Ngày giảng:07/09/09 Tiết 7. LUYỆN TẬP (T1) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được tổng và tích của hai số tự nhiên; nắm được tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 2. Kĩ năng: Biết tìm tổng và tích của hai hay nhiều số tự nhiên; biết vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Thực hiện các phép tính sau: a) 81 + 243 + 19 ; b) 168 + 79 + 132 ; c) 5.25.2.16.4 ; d) 32.47 + 32.53 III. Bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Bài 31 SGK(17) Y/C HS làm bài 31 SGK vào phiếu học tập, sau 6 phút thu 5 phiếu và chữa bài TH: a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940 c) 20 + 21 + 22 +...+30 = (20 + 30) + (21 + 29) +...+(24 + 26) + 25 = 50 + 50+...+50 + 25 = 5.50 + 25 = 275 5 số hạng 50 - Bài 32 SGK(17): HD HS tính nhanh 97 + 19 97 + 19 = 97 + (3 + 16) = (97 + 3) + 16 = 100 + 16 = 116 Y/C HS tính nhanh: a) 996 + 45 ; b) 37 + 198 Tính nhanh a) 996 + 45 = 996 + (41 + 4) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041 b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235 * Bài 34 SGK(17): HD HS dùng máy tính bỏ túi để tính: 13 + 28 ; 214 + 37 + 9 Y/C HS tính 1364 + 4578 ; 6453 + 1469 5421 + 1469 ; 3124 + 1469 ; 1534 + 217 + 217 + 217 TH: 1364 + 4578 = 5942 6453 + 1469 = 7922 5421 + 1469 = 6890 3124 + 1469 = 4593 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185 IV. Củng cố HS làm bài 46 SBT(8) V. Hướng dẫn về nhà Ngày soạn: 07/09/09 Ngày giảng:10/09/09 Tiết 8. LUYỆN TẬP(T2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được tổng và tích của hai số tự nhiên; nắm được tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 2. Kĩ năng: Biết tìm tổng và tích của hai hay nhiều số tự nhiên; biết vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích: 15.2.6 ; 4.4.9 ; 5.3.12 ; 8.18 ; 15.3.4 ; 8.2.9 III. Bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Có thể tính nhẩm 45.6 bằng cách: - Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: 45.6 = 45.(2.3) = (45.2).3 = 90.3 = 270 - Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 45.6 = (40 + 5).6 = 40.6 + 5.6 = 240 + 30 = 270 a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: 15.4 ; 25.12 ; 125.16 b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 25.12 ; 34.11 ; 47.101 15.4 = 15.(2.2) = (15.2).2 = 30.2 = 60 25.12 = 25.(2.6) = (25.2).6 = 50.6 = 300 125.16 = 125.(8.2) = (125.8).2 = 1000.2 = 2000 25.12 = 25.(10 + 2) = 25.10 + 25.2 = 250 + 50 = 300 34.11 = 34.(10 + 1) = 34.10 + 34.1 = 340 + 34 = 374 47.101 = 47.(100 + 1) = 47.100 + 47.1 = 4700 + 47 = 4747 Áp dụng tính chất a.(b – c) = ab – ac để tính nhẩm: VD: 13.99 = 13.(100 – 1) = 13.100 – 1.13 = 1300 – 13 = 1287 Hãy tính: 16.19 ; 46.99 ; 35.98 16.19 = 16.(20 – 1) = 16.20 – 16.1 = 320 – 16304 46.99 = 46.(100 – 1) = 46.100 – 46.1 = 4600 – 46 = 4554 35.98 = 35.(100 – 2) = 35.100 – 35.2 = 3500 – 70 = 3430 - HD HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính 42.37 ; 158.46.7 - Y/C HS tính 375.376 ; 624.625 ; 13.81.215 375.376 = 141000 624.625 = 390000 13.81.215 = 226395 IV. Củng cố HS làm bài 40 SGK(20) V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 39 SGK(20) ; 47, 48, 49, 50 SBT(9) Ngày soạn: 08/09/09 Ngày giảng:11/09/09 Tiết 9. §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên: nắm được quan hệ giẵ các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư 2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép trừ và phép chia. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Biểu diễn các số tự nhiên nhỏ hơn 10 trên tia số III. Bài học 1. Phép trừ hai số tự nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Người ta dùng dấu “-“ để chỉ phép trừ a - b = c (số bị trừ) - (số trừ) (Hiệu) ? Tìm số tự nhiên x thỏa mãn: a) 2 + x = 5 ; b) 6 + x = 5 Như vậy có phép trừ 5 - 2 = 3 Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x - HD HS tìm hiệu bằng tia số ?1. Điền vào chỗ trống: a) a – a = ... ; b) a – 0 = .....; c) Điều kiện để có hiệu a – b là ..... a) x = 3 ; b) không tìm được x 0 1 2 3 4 5 5 -2 = 3 ?1. a) a – a = 0 ; b) a – 0 = a c) Điều kiện để có hiệu a – b là a ³ b 2. Phép chia hết và phép chia có dư Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Tìm số tự nhiên x sao cho : a) 3 . x = 12; b) 5.x = 12 Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ¹ 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết là a:b = x a : b = c (Số bị chia) : (số chia) = (thương) - Y/ C HS làm ?2 SGK Phép chia 12 cho 3 là phép chia hết 12 = 3 . 4 Phép chia 14 cho 3 là phép chia có dư 14 = 3 . 4 + 2 (Số bị chia) = (Số chia) . (thương) + (số dư) Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ¹ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a = b.q + r trong đó 0 ≤ r < b Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết Nếu r ¹ 0 thì ta có phép chia có dư Y/C HS làm ?3 TL: a) x = 4 ; b) không tìm được x a) 0:a = 0 (a ¹ 0) ; b) a:a = 1 (a ¹ 0) c) a : 1 = a ?3 Số bị chia 600 1312 15 // Số chia 17 32 0 13 thương 32 41 // 4 Số dư 5 0 // 15 IV. Củng cố Hướng dẫn học sinh kẻ bảng tóm tắt HS làm bài 41 SGK(23) V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 42, 43, 44, 45, 46 SGK(23-24) Ngày soạn: 11/09/09 Ngày giảng:14/09/09 Tiết 10. LUYỆN TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên: nắm được quan hệ giẵ các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư 2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép trừ và phép chia. 3. Giáo dục: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học. B. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Phiếu học tập C. Tiến trình lên lớp I. Tổ chức - Lớp 6A: sĩ số: …………….; vắng: …………………………………………………………………............. II. Kiểm tra Tìm x, biết: a) (x – 35) – 120 = 0 ; b) 124 + (118 – x) = 217; c) 156 – (x + 61) = 82 III. Bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Bài 48 SGK(24) - HD HS tính nhẩm 57 + 96 bằng cách thêm vào số hạng này và bớt ở số hạng kia cùng một số thích hợp - Y/C HS tính nhẩm: 25 + 98 ; 46 + 29 TH: 25 + 98 = (25 – 2) + (98 + 2) = 123 46 + 29 = (46 – 1) + (29 + 1) = 75 * Bài 49 SGK(24) - HDHHHHD HS tính nhẩm 135 - 98 bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp - Y/C HS tính nhẩm 321 – 96 ; 1354 - 997 TH: 321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 – 100 = 225 1354 – 997 = (1354 + 3) – (997 + 3) = 1357 – 1000 = 357 * Bài 50 SGK(24) - HD HS sử dụng máy tính để tính 35 – 16: 45 – 28 + 14 ; 52 – 27 – 12 - Y/C HS tính 425 – 257; 91 – 56 ; 82 – 56 ; 73 – 56 ; 652 - 46 - 46 - 46 TH: 425 – 257 = 168 ; 91 – 56 = 35 ; 82 – 56 = 26 ; 73 – 56 = 17 652 - 46 - 46 – 46 = 514 IV. Củng cố HS làm bài 65, 66, SBT(10 – 11) V. Hướng dẫn về nhà BTVN: 62; 63; 64; 67 SBT(10-11) Ngày soạn: 12/09/09 Ngày giảng:15/09/09 Tiết 11. LUYỆN TẬP(T2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên: nắm được quan hệ giẵ

File đính kèm:

  • docSohoc692009.doc