1, Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, tập N, tập Z; giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên; quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, các tính chất phép cộng trong Z.
2, Kỹ năng:rèn kỹ năng thực hiện phép tính, tính giá trị của biểu thức, tìm x,
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
· Giáo viên: SGK, phấn màu.
· Học sinh: SGK, phiếu học tập.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ: (3) kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3, Bài mới: (38)
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 50 đến tiết 53, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50: ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 1)
Ngày soạn: 1/12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, tập N, tập Z; giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên; quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, các tính chất phép cộng trong Z.
2, Kỹ năng:rèn kỹ năng thực hiện phép tính, tính giá trị của biểu thức, tìm x,…
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: SGK, phấn màu.
Học sinh: SGK, phiếu học tập.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ: (3’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3, Bài mới: (38’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I) Ôn tập chung về tập hợp:
1, Cách viết tập hợp, kí hiệu:
A = í0; 1; 2; 3; 4ý
A = íx Ỵ N| x<5ý
2, Số phần tử của tập hợp:
3, Tập hợp con:
4, Giao của 2 tập hợp:
II) Tập N, tập Z:
1, Khái niệm:
2, Thứ tự trong N, trong Z:
BT: a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 5; 15; 8; 3; –1; 0
Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: –97; 10; 0; 4; 9; 100
III) Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên:
1, Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a:
|a| = a nếu a ³ 0
|a| = –a nếu a £ 0
2, Phép cộng trong Z:
a) Cộng hai số nguyên cùng dấu.
b) Cộng hai số nguyên khác dấu
3, Phép trừ trong Z:
a – b = a + (–b)
4, Quy tắc dấu ngoặc:
IV) Ôn tập các tính chất phép cộng trong Z:
V) Luyện tập:
Bài 1: Thực hiện phép tính:
(52 + 12) – 9.3
80 – (4.52 – 3.23)
[(–18) + (–7)] – 15
(–219) – (–229) + 12.5
Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn: –4 < x < 5
Bài 3: tìm số nguyên a biết:
|a| = 3
|a| = 0
|a| = –1
|a| = |–2|
– GV: để viết tập hợp, ta có những cách viết nào? Cho ví dụ?
– HS: + Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử.
Ví dụ: A = í0; 1; 2; 3; 4ý
A = íx Ỵ N| x<5ý
– GV: 1 tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Cho ví dụ?
– HS: ………
– GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B?
– HS: …………
– GV: giao của hai tập hợp là gì? Cho ví dụ?
– GV: gọi 2 HS lên bảng viết tập N; tập Z.
– HS: N = í0; 1; 2; 3; …ý
Z = í…; –3; –2; –1; 0; 1; 2; 3; …ý
– GV: treo bảng phụ, gọi 2 HS lên bảng giải, các HS còn lại tự giải vào vở.
– GV: Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a là gì?
Em hãy nêu quy tắc tính GTTĐ của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm. Cho ví dụ?
– HS: lần lượt từng HS trả lời câu hỏi của GV.
– GV: phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm? Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
– HS: 2 HS trả lời.
– GV: muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta làm ntn? Nêu công thức, ví dụ?
–
HS: ……..
– GV:cho HS đứng tại chỗ nêu quy tắc dấu ngoặc, các tính chất cơ bản của phép cộng trong Z.
– GV: treo bảng phụ bài 1, cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, sau đó gọi 2 HS lên bảng giải các câu a, b.
– HS: 2 HS lên bảng giải các câu a, b
Các HS còn lại tự giải vào vở.
– GV: cùng HS sửa bài giải và yêu cầu HS về nhà làm 2 câu c, d.
– GV: cho HS hoạt động nhóm giải bài 1 và bài 2.
– HS: hoạt động nhóm giải bài 1 và bài 2.
– GV: theo dõi, nhắc nhở.
Thu bài, nhận xét, sửa sai.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (3’)
a) Củng cố: kết hợp
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Ôn lại các kiến thức vừa ôn. BTVN:104/15,57/60,86/64 (SBT)
Bài sắp học: Tiết 51: ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiết 2)
Tiếp tục ôn những kiến thức còn lại
. 5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA
Tiết 51: ÔN TẬP HỌC KỲ I (tt)
Ngày soạn: 1/12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: ôn tập về tính chất chia hết của 1 tổng; các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9; số nguyên tố và hợp số; ước chung và bội chung; ƯCLN và BCNN; một số dạng toán tìm x, tóan đố…
2, Kỹ năng: vận dụng linh hoạt, chính xác kiến thức đã học vào giải toán.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: SGK, phấn màu.
Học sinh: bảng nhóm, phiếu học tập.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở của HS.
3, Bài mới: (37’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số:
Bài 1: Cho các số: 160; 534; 2511; 48309; 3825
Hỏi trong các số đã cho:
Số nào chia hết cho 2
Số nào chia hết cho 3
Số nào chia hết cho 5
Số nào chia hết cho 9
Số nào chia hết cho cả 2 và 5
Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9
Bài 2: Điền chữ số vào dấu * để:
a) 1*5* chia hết cho cả 5 và 9.
b) *46* chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9.
Bài 3: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số? Giải thích?
a) a = 717
b) b = 6.5 + 9.31
c) c = 3.8.5 – 9.13
d) d = 1.2.3.4.5 – 15. 251
2. Ôn tập về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN:
Bài 4: Cho 2 số 90 và 252
-Hãy cho biết BCNN(90; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN(90; 252).
- Hãy tìm ƯC(90; 252)
- Hãy cho biết 3 bội chung của 90 và 252
3. Toán đố về ƯC, BC:
Bài 5: Bài 213/27/SBT:
Có 133 quyển vở, 80 bút bi, 170 tập giấy. Người ta chia vở, bút bi, giấy thành các phần thưởng đều nhau, mỗi phần thưởng gồm cả ba loại. Nhưng sau khi chia còn thừa 13 quyển vở, 8 bút bi, 2 tập giấy không đủ chia vào các phần thưởng. Tính xem có bao nhiêu phần thưởng?
Giải:
Số vở đã chia là: 133 – 13 = 120
Số bút đã chia là: 80 – 8 = 72
Số tập giấy đã chia: 170 – 2 = 168
ƯCLN(120; 72; 168) = 24 (>13)
Vậy số phần thưởng là 24.
* Hoạt động 1: Ôn tập về tính chất chia hết và dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số:
– GV: treo bảng phụ bài 1.
Cho HS đọc đề, sau đó nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2; cho 3; cho 5 và cho 9.
– HS: đọc đề và nhắc lại
– GV: cho 3 HS lên bảng, mỗi HS giải 2 câu
Các HS còn lại tự giải vào vở.
– GV: cho HS hoạt động nhóm giải trong vòng 5 phút.
– HS: hoạt động nhóm giải.
– GV: thu bài, nhận xét, chỉnh sửa và đưa ra lời giải mẫu.
– GV: em hãy nhắc lại các định nghĩa số nguyên tố, hợp số?
– HS: nhắc lại…
– GV: lần lượt gọi từng HS đứùng tại chỗ trả lời và giải thích.
Hoạt động 2: Ôn tập về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
– GV: treo bảng phụ bài 4
cho HS hoạt động nhóm giải trong vòng 5 phút.
– HS: hoạt động nhóm giải.
– GV: thu bài, nhận xét, chỉnh sửa và đưa ra lời giải mẫu.
Hoạt động 3: Toán đố về ƯC, BC.
– GV: treo bảng phụ bài 5
Gọi HS đọc đề, tóm tắt.
Muốn tìm số phần thưởng, trước tiên ta phải làm gì?
– HS: trước tiên ta phải tìm số vở, bút, tập giấy đã chia.
Số vở đã chia là: 133 – 13 = 120
Số bút đã chia là: 80 – 8 = 72
Số tập giấy đã chia: 170 – 2 = 168
– GV: số phần thưởng có mối quan hệ gì với số vở, bút, tập giấy đã chia? Và có điều kiện gì?
– HS: số phần thưởng là ƯC của 120; 72 và 168
Và lớn hơn 13.
– GV: gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (7’)
a) Củng cố: kết hợp
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
-Ôn lại các kiến thức đã học.
- BTVN: 209 à 213/27/SBT
Bài sắp học
Tiết 52, 53: Kiểm tra học kỳ 1
5, Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 52-53: KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn: 1/12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, cần đạt được:
1, Kiến thức: Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của HS.
2, Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức của HS.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác, nghiêm túc.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: đề kiểm tra.
Học sinh: bút, giấy, thước.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
A. Đề kiểm tra: MA TRẬN
Nội dung chính
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
3
1,5
1
0,5
1
1
1
0,5
1
2
7
5,5
Số nguyên
1
0,25
1
0,25
1
0,5
3
1
Đoạn thẳng
1
0,5
2
0,5
2
2,5
5
3,5
Tổng
5
2,25
7
2,75
4
5
16
10,0
Đề 1:
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn câu đúng nhất
Câu1: Cho tập hợp A =. Cách viết nào sau đây là đúng?
A. B. C. D.
Câu2: Điều kiện của x để M =12 + 14 + 16 + x chia hết cho 2 là
A . x là số chẵn B. x C. x là số lẻ D.x là số tự nhiên bất kì.
Câu 3: ƯCLN (18:60) là
A. 36 B. 6 C. 12 D. 30
Câu 4: Tập hợp chỉ gồm các số nguyên tố là :
A. B. C. D.
Câu 5: Tập hợp A = có số phần tử là:
A. 275 B. 200 C. 201 D. một kết quả khác.
Câu 6: a) Kết quả của phép tính ( –13) + (– 28) là:
A. – 41 B. –31 C. 41 D. 15
b) Kết quả sắp xếp các số –2; –3; –101; – 103 theo thứ tự tăng dần là:
A. –2; –3; –101; – 103 C. –101; – 103 ;–2; –3;
B. – 103; –101; –2; –3; D. – 103 ; –101; –3; –2;
Câu 7: Cho hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
Tia MN trùng với tia MP. C. Tia MP trùng với tia NP.
Tia PM trùng với tia PN. D. Tia PN trùng với tia NP.
Câu 8: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp
Đoạn thẳng AB là hình gồm ………………………………………..
Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và . . . . . . . . . . . . . . thì được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
II. Tự luận:(6 điểm)
Bài 1: (1 điểm) Tìm x biết: (2x – 10).2 = 24
Bài 2: (2 điểm) Học sinh khối 6 của một trường khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều vừa đủ. Biết số học sinh trong khoảng từ 150 đến 200. Tìm số học sinh ấy?
Bài 3: (2,5 điểm) Trên tia Ox xác định 2 điểm A và B sao cho OA = 2 cm; OB = 5 cm.
Tính AB.
Cũng trên tia Ox xác định điểm C sao cho OC = 8 cm. Hỏi điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?
Bài 4: (0,5 điểm) Viết các số thích hợp vào dãy số sau:
–13; . . .; . . .; . . .; –37 ; – 43; – 49; . . .; . . .
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐỀ 1:
Trắc nghiệm:Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Sai 0 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
A
B
B
C
a)A
b)D
B
Câu 8:
Đoạn thẳng AB là hình gồm: hai điểm A,B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A,B
Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và .cách đều hai điểm A,B thì được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Tự luận:
Bài 1 : x = 9 (1 điểm)
Bài 2: ( 2 điểm)
Gọi x là số HS KHỐI 6 của trường đó, theo đề bài ta có:
x 3 , x 4, x 5 Þ x Ỵ BC(3; 4; 5) và 150£ x £ 200 (0,5đ)
BCNN(3; 4; 5) = 3.4.5= 60 (0,5đ)
Þ BC(3; 4; 5) = í0; 60; 120; 180;240 …ý (0,5đ)
Vì 150£ x £ 200 nên x = 180 (0,25đ)
Vậy trường đó có 180 HS. (0,25đ)
Bài 3: (2,5điểm)Vẽ đúng hình 0,5đ
a)AB = 3 (cm) (0,5đ)
b) Tính BC = 3 cm đúng được (0,5đ)
Kết luận:B là trung điểm của đoạn thẳng AC vì B nằm giữa và cách đều 2 điểm A và C (AB = BC = 2cm) (0,5đ)
Bài 4: (0,5 điểm) 13; -19.; -25; -31 ; –37 ; – 43; – 49; - 55 ; - 61
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố: Thu bài, nhận xét.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài sắp học: Tiết 54 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
IV/. KIỂM TRA:
Tuần 18:
Tiết 54: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
Ngày soạn:8/12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: Biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
2, Kỹ năng: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.
Học sinh: bảng nhóm, phiếu học tập.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Phét biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 51/60/SBT.
HS 2: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
Tính (-2) + (-3) và (-3) + (-2); (-8) + (4) và (+4) + (-8) (?1 Sgk/77)
à Nhận xét?
3, Bài mới:
Đặt vấn đề: Phép cộng các số nguyên có các tính chất gì?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a + b = b + a
1) Tính chất giao hoán:
2) Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
3) Cộng với số 0:
a + 0 = 0 + a = a
4) Cộng với số đối:
a + (-a) = 0
– GV: trở lại phần kiểm tra bài cũ của HS 2 , qua nhận xét, ta thấy phép cộng các số nguyên có tính chất gì?
– HS: tính chất giao hoán.
– GV:cho HS phát biểu và viếtcông thức tổng quát của tính chất giao hoán
– HS: tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ hai số hạng.
CTTQ: a + b = b + a
– GV: cho HS làm ?2
– HS: làm ?2
– GV: Vậy muốn cộng 1 tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?
– HS: … lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
à t/c kết hợp.
– GV: nêu chú ý Sgk78.
* Củng cố: bài 36/Sgk.
– GV: một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào? Cho ví dụ?
– HS: một số nguyên cộng với số 0, kết quả bằng chính nó, ví dụ……
à Công thức tổng quát.
– GV: tính: (+12) + (-12); (25 + (-25)
– HS: (+12) + (-12) = 0; (25 + (-25) = 0
– GV: từ đây em rút ra nhận xét?
– HS: tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0.
à CTTQ
* Củng cố: HS làm ?3
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố:
HS nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên? So sánh với tính chất của phép cộng số tự nhiên.
Làm bài tập: 38; 39/79/Sgk.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Học thuộc các tính chất của phép cộng các số nguyên.
- BTVN: 37, 40/78, 79/Sgk.
Bài sắp học Tiết 52: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các bài tập: 41à46/Sgk.
Chuẩn bị MTBT.
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 55: LUYỆN TẬP
Ngày soạn:8/ 12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng, tính nhanh các tổng, rút gọn biểu thức.
2, Kỹ năng: Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, tìm GTTĐ của 1 số nguyên. Aùp dụng bài toán thực tế.
3, Thái độ: cẩn thận, chính xác.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.
Học sinh: bảng nhóm, phiếu học tập.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
– HS 1: Phát biểu và viết công thức các tính chất của phép cộng các số nguyên. Chữa bài tập 37a/78/Sgk.
– HS 2: Chữa bài tập 40/79/Sgk.
+ Thế nào là hai số đối nhau?
+ Cách tính GTTĐ của 1 số nguyên.
3, Bài mới:
Đvđ: các tính chất đã học vận dụng vào giải toán như thế nào?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dạng 1: Tính tổng, tính nhanh
Bài 1:
a) (bài 60a/61/SBT)
5 + (–7) + 9 + (–11) + 13 + (–15)
= [5 + (–7)] + [9 + (–11)] + [13 + (–15)]
= (–2) + (–2) + (–2)
= – 6
b) (bài 62a/61/SBT)
(–17) + 5 + 8 + 17
= [(–17) + 17] + (5 + 8)
= 0 + 13 = 13
c) Bài 66a/61/SBT
465 + [58 + (–465)] + (–38)
= [465 + (–465)] + [58 + (–38)]
= 0 + 20 = 20
d) Tính tổng tất cả các số nguyên x sao cho: |x| £ 15
Bài 2: Rút gọn biểu thức:
–11 + y + 7 = –4 + y
x + 22 + (–14) = x + 8
a + (–15) + 62 = a + 47
Dạng 2: Bài toán thực tế:
Bài 43/80/Sgk:
a) Vận tốc của hai canô là 10km/h và 7km/h, nghĩa là chúng đi về hướng B (cùng chiều). Do đó, sau 1 giờ chúng cách nhau:
(10 – 7) . 1 = 3(km)
b) Vận tốc của hai canô là 10km/h và
–7km/h. Nghĩa là canô thứ nhất đi về hướng B và canô thứ hai đi về hướng A (ngược chiều). Nên sau 1 giờ, chúng cách nhau:
(10 + 7) . 1 = 17(km/h)
Dạng 3: Đố vui
Bài 45/80/Sgk:
Hùng đúng. Chẳng hạn, tổng của hai số nguyên âm nhỏ hơn mỗi số hạng của tổng.
Dạng 4: Sử dụng MTBT
Bài 46/Sgk:
– GV: nêu đề toán bài 1 và yêu cầu HS làm các câu a, b, c.
– HS: lên bảng làm (mỗi em 1 câu)
Các HS còn lại tự làm vào vở.
HS có thể làm nhiều cách:
+ cộng từ trái sang phải.
+ cộng các số âm, các số dương, rồi tính tổng.
+ Nhóm hợp lý các số hạng.
– GV: cùng HS cả lớp nhận sét, chỉnh sửa.
– HS: tiếp tục suy nghĩ giải câu d).
– GV: hướng dẫn HS xác định các giá trị của x rồi tính tổng.
– HS: 1 HS lên bảng, các HS còn lại tự giải vào vở bài tập.
– GV: treo bảng phụ đề bài 2.
– HS: đọc đề, suy nghĩ.
– GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm giải.
– HS: hoạt động nhóm giải và trình bày bài giải vào bảng nhóm.
– GV: theo dõi, nhắc nhở.
Thu bài, nhận xét.
Cùng HS đưa ra đáp án đúng.
– GV: đưa bảng phụ đề và hình vẽ bài 43/Sgk.
Giải thích hình vẽ.
Hỏi: ở câu a) canô 1 ở vị trí nào? Canô 2 ở vị trí nào? Hướng?
– HS: Vận tốc của hai canô là 10km/h và 7km/h, nghĩa là chúng đi về hướng B (cùng chiều).
– GV: vậy sau 1 giờ chúng cách nhau bao nhiêu km?
– HS: sau 1 giờ chúng cách nhau:
(10 – 7) . 1 = 3(km)
– GV: hỏi tương tự đối với câu b.
– HS: đọc đề bài 45/Sgk.
– GV: hai bạn Hùng và Vân, ai đúng? Nêu ví dụ.
– HS: Hùng đúng. Chẳng hạn, tổng của hai số nguyên âm nhỏ hơn mỗi số hạng của tổng.
– GV: hướng dân HS sử dụng MTBT và làm bài 46/Sgk.
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố: HS nhắc lại các tính chất của phép cộng các số nguyên.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
-Ôn quy tắc và phép cộng các số nguyên.
-BTVN: 65, 67, 68, 69/61, 62/SBT.
Bài sắp học Tiết 56: TRẢ BÀI KIỂM TRA
Nghiên cứu bài trước ở nhà.
IV/. KIỂM TRA:
Tiết 56: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn: 15/12/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:
1, Kiến thức: Sửa chữa những sai sót của học sinh trong việc làm bài thi học kì 1 vừa rồi, nhằm giúp các em củng cố lại những kiến thức còn hỏng.
2, Kỹ năng: rèn kỹ năng làm bài, kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải toán.
3, Thái độ: cẩn thận , chính xác, trung thực.
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Đề kiểm tra học kì, phấn màu.
Học sinh: bài kiểm tra học kì.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Ổn định lớp: (1 phút)
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I/. TRẮC NGHIỆM:
(Như phần đáp án t49-50)
II/. TỰ LUẬN:
Bài 1:(Như phần đáp án t49-50)
Bài 2:
Bài 3:
Hoạt động 1: sửa phần trắc nghiệm.
GV: gọi HS sửa bài lần lượt từng câu
GV nhận xét những sai sót và sửa sai cho HS trong việc làm bài.
Hoạt động 2: sửa phần tự luận.
Lớp 6E:
Lớp 6H:
4, Củng cố và hướng dẫn tự học:
a) Củng cố: giáo viên nhắc lại những sai sót của HS cần khắc phucï trong những lần sau.
b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: GV cho HS nhắc lại một số kiến thức trọng tâm.
Bài sắp học: Tiết 57: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN (Đọc trước bài ở nhà)
IV/. KIỂM TRA:
File đính kèm:
- 50-51-53.doc