Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 57: Thể tích của hình hộp chữ nhật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Dựa vào mô hình cụ thể giúp HS có được khái niệm và dấu hiệu nhận biết 1 đường thẳng vuông góc với 1mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song. Khắc sâu lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật đã biết ở tiểu học.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật, bước đầu nắm chắc phương pháp chứng minh 1 đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS quy luật nhận thức từ trực quan đến tư duy trìu tượng đến kiểm tra, vận dụng trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, thước, eke.

2. HS : Ôn lại CT tính TT hhcn đã học ở tiểu học, thước, eke.

III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 57: Thể tích của hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/4/2012 Ngày giảng: 6/4/2012 Tiết 57 Thể tích của hình hộp chữ nhật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Dựa vào mô hình cụ thể giúp HS có được khái niệm và dấu hiệu nhận biết 1 đường thẳng vuông góc với 1mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song. Khắc sâu lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật đã biết ở tiểu học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật, bước đầu nắm chắc phương pháp chứng minh 1 đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS quy luật nhận thức từ trực quan đến tư duy trìu tượng đến kiểm tra, vận dụng trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, thước, eke. 2. HS : Ôn lại CT tính TT hhcn đã học ở tiểu học, thước, eke. III. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề. IV. Tổ chức dạy học: *. Khởi động: ( 5 phút ) - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ. - Cách tiến hành: Hãy chỉ ra 1 đường thẳng song song với 1 mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song ở hình hộp chữ nhật? (GV có sử dụng bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật treo lên bảng) * Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức mới. ( 20 phút ) - Mục tiêu: Dựa vào mô hình cụ thể giúp HS có được khái niệm và dấu hiệu nhận biết 1 đường thẳng vuông góc với 1mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song. Khắc sâu lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật đã biết ở tiểu học. - Đồ dùng dạy học: Mô hình hình hộp chữ nhật, thước, eke. Hoạt động của cô giáo Hoạt động của học sinh *Bước 1: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS làm ?1. ? Vậy 1đường thẳng vuông góc với 1 mặt phẳng khi nào? ? Tìm trên mô hình của hình chữ nhật ví dụ về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng? - GV chốt lại và giới thiệu chú ý. ? Tìm trên mô hình ví dụ về 2mặt phẳng vuông góc? 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc: - HĐ cá nhân - HS xây dựng dấu hiệu nhận biết 1đường thẳng vuông góc với mp. a *Chú ý: Nếu a ; a Thì: mp(a,b) * Hoạt động 2: Củng cố kiến thức cũ tìm kiến thức mới. ( 18 phút ) - Mục tiêu: Rèn kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật, bước đầu nắm chắc phương pháp chứng minh 1 đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. - Đồ dùng dạy học: Mô hình hình hộp chữ nhật, thước, eke. *Bước 1: HĐ cả lớp ? Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? ? Hãy tìm hiểu xem tại sao lại có công thức đó? - GV giới thiệu ví dụ như SGK. + Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước là 17; 10; 6 (cm). + Hãy chia hình hộp chữ nhật đó thành các hình lập phương với cạnh là 1cm? ? Vậy có bao nhiêu hình lập phương nhỏ đó? - GV chốt lại. *Bước 2: HĐ cá nhân ? Vậy tổng quát với 3 kích thước của hình hộp là a, b, c thì thể tích của hình hộp chữ nhật đó là bao nhiêu? ? Nếu hình hộp đó là hình lập phương thì thể tích là bao nhiêu? - GV giới thiệu ví dụ. ? Muốn tìm thể tích ta phải biết những yếu tố nào? ? Tính như thế nào? ? Vậy độ dài một cạnh là bao nhiêu? - Tương tự yêu cầu làm bài tập 10 và 11 SGK/103 2. Thể tích hình hộp chữ nhật. - HS tìm. - HS nhắc lại - HS nghiên cứu SGK - HS trả lời *Công thức tính: V = a.b.c (a,b,c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật) *Nếu là hình lập phương thì: V = a3 (a làkích thước của hình lập phương) - HS nêu - HĐ cá nhân. - HS ghi. Ví dụ: Tính thể tích của hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2 Giải: Vì 6 mặt bằng nhau nên diện tích của của mỗi mặt là: 216 : 6 = 36 cm2 Vậy mỗi cạnh của hình lập phương là: a = = 6 V = a3 = 63 = 216 cm3 V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà. ( 2 phút ) Tổng kết: - GV củng cố lại bài. Hướng dẫn về nhà: - BTVN : 12; 13; 14 SGK/104.

File đính kèm:

  • doct57.doc
Giáo án liên quan