I) Mục tiêu:
1. Kiến thức
HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
- Kiến thức trọng tâm: Nhân hai số nguyên khác dấu
2. Kỹ năng
Tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.
3. Thái độ
Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ đầu bài ví dụ
IV) Tiến trình dạy học:
60 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 61 đến tiết 83, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61: §10 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU.
Ngày soạn: 27 / 12 / 2011.
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
4/1/2012
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức
HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
- Kiến thức trọng tâm: Nhân hai số nguyên khác dấu
2. Kỹ năng
Tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.
3. Thái độ
Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ đầu bài ví dụ
IV) Tiến trình dạy học:
7’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
HS1
- Phát biểu quy tắc chuyển vế?
- Tính nhanh:
a) - 2001 + (1999 + 2001) (KQ: 1999)
HS2
b) (43 – 863) – (137 – 57) ( KQ: (43 + 57) – (863 + 137) = -900)
3) Bài mới:
*KĐ: Chúng ta đã học phép cộng, phép trừ các số nguyên. Hôm nay ta học phép nhân hai số nguyên khác dấu. Vậy tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu như thế nào? Chúng ta sang bài hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thưc cần khắc sâu.
12’
18’
Hoạt động 1: .
GV giới thiệu: Tích 3.4 là tổng bốn số hạng, mỗi số hạng bằng 3.
Em hãy tính tích -3. 4?
Tương tự cách tính trên hãy làm ?2
GV: Yêu cầu HS So sánh giá trị tuyệt đối của tích với tích các giá trị tuyệt đối.
Em có nhận xét gì về dấu của tích hai số nguyên khác dấu?
* Chuyển: Chúng ta đã biết tích của 2 số nguyên khác dấu luôn là một số âm. Vậy nhân hai số nguyên khác dấu phát biểu ra sao? Chúng ta chuyển sang phần 2.
Hoạt động 2:
HS đọc nội dung quy tắc.
GV: Vận dụng quy tắc tìm kết quả các phép tính sau:
Hai HS lên bảng trình bày, mỗi nửa lớp làm 2 ý.
HS so sánh kết quả và nhận xét.
Tích của số nguyên a với số 0 bằng bao nhiêu?
GV gọi HS đọc đề bài.
Nếu ta coi bị trừ 10 000đ là được thêm -10 000đ, ta có thể đặt phép tính như thế nào?
HS đứng tại chỗ trình bày.
GV gọi hai HS lên bảng tính.
HS khác so sánh kết quả và nhận xét.
?1
1) Nhận xét mở đầu:
Hoàn thành phép tính:
- 3 . 4 = - 3 + (-3) + (-3) + (-3) + (-3)
= -12
= - |3| . |4|
?2
Tính: (-5) . 3
Giải
(- 5) . 3 = - |5| . 3
= - 15
?3
- Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối.
- Tích của 2 số nguyên khác dấu luôn là một số âm.
2) Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
* Quy tắc: (SGK – 89)
* Áp dụng:
Bài tập 73 (89 – SGK):
Thực hiện phép tính
a) (-5) . 6 (KQ: -30).
b) 9 . (-3) (KQ: -27).
c) (-10) . 11 (KQ: -110).
d) 150 . (- 4) (KQ: -600).
* Chú ý:
- Tích của số nguyên a với số 0 bằng 0.
* Ví dụ:
+ Làm một sản phẩm đúng quy cách cộng 20 000đ.
+ Làm một sản phẩm sai quy cách trừ 10 000đ, cũng có nghĩa là cộng -10 000đ.
Vậy lương công nhân A tháng vừa qua là:
?4
40 . 20 000 + 10 . (-10 000) = 700 000(đ)
Tính
a) 4 . (-14) = -(5 .14)
= -70
b) - 25 . 12 = - (25 . 12)
= - 300
4) Củng cố: 7’
* Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
* Bài tập 75 (89 – SGK): So sánh
a) (-67) . 8 Với 0? (-67 . 8 < 0 Vì tích một số âm với một số dương là số âm)
b) 15 . (-3) Với 15? ( 15 . (-3) 15 . (-3) < 15).
c) (-7) . 2 Với -7 ( -7 . 2 là số âm mà |-7 . 2| > 7 => -7 . 2 < -7)
( Trường hợp HS tính tích rồi mới so sánh, GV hỏi: Nếu không cần thực hiện các phép tính trên em có thể so sánh được ngay không? tại sao?)
5) Hướng dẫn về: 1’
- Học bài theo SGK.
- Giải các bài tập: 74; 76; 77 ( 89 – SGK).
V) Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Tiết 62: §11 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU.
Ngày soạn: 28 / 12 / 2011.
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
5/1/2011
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên.
Kiến thức trọng tâm: Nhân hai số nguyên cùng dấu.
2. Kĩ năng: Vận dụng được các quy tắc về dấu để tính tích hai số nguyên.
3. Thái độ: Thấy được sự khác biệt về dấu của tích và dấu của tổng hai số nguyên.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ dấu của tích các số nguyên
IV) Tiến trình dạy học:
7’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Nêu ví dụ?
* Hỏi thêm: -3 . 0 = ?
0 . (-3) = ?
3) Bài mới:
*KĐ: Chúng ta đã biết tích của 2 số nguyên khác dấu luôn là một số âm. Vậy tích hai số nguyên cùng dấu mang dấu gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cùng khắc sâu.
8’
12’
10’
Hoạt động 1:
?1
GV gọi HS tính
GV: Quan sát tích đã cho, em có thể tính được kết quả.
(Thực chất đây là tích hai số tự nhiên)
Em có kết luận gì về dấu của tích 2 số nguyên dương?
Chuyển: Vậy tích hai số nguyên dương mang dấu dương. Để biết tích của hai số nguyên âm mang dấu gì? Ta tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 2:
HS: Vận dụng quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu tính và nêu
kết quả 4 bài toán đầu.
Nhận xét lần lượt kết quả các phép tính.
Dự đoán kết quả 2 bài còn lại?
Em có nhận xét gì về dấu của tích 2 số nguyên âm?
Cách nhân hai số nguyên cùng dấu ntn ?
GV: Em hãy vận dụng hai quy tắc trên để tính trong bài ?3.
HS lên bảng thực hiện.
HS so sánh kết quả và nhận xét bài trên bảng.
* Chuyển: Chóng ta ®· biÕt cách nhân hai số nguyên dương và nhân hai số nguyên âm. Vậy ta rút ra được kết luận như thế nào?
Hoạt động 3:
Tích của một số nguyên với số 0?
Dấu của tích 2 số nguyên cùng dấu?
Dấu của tích 2 số nguyên khác dấu?
HS viết và so sánh kết quả viết sẵn trong bảng phụ.
Nếu tích 2 thừa số bằng 0 thì 1 trong hai thừa số của tích có gì đặc biệt?
Tích sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu 1 thừa số? đổi dấu 2 thừa số?
HS đọc đầu bài.
HS đứng tại chỗ nêu nhận xét.
Hai HS lên bảng trình bày.
?1
1) Nhân hai số nguyên dương:
Tính:
a) 12 . 3 (= 12)
b) 5 . 12 ( = 600)
* Tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
2) Nhân hai số nguyên âm:
?2
Tăng 4
+ 3 . (-4) = -12
Tăng 4
+ 2 . (-4) = -8
Tăng 4
+ 1 . (-4) = -4
+ 0 . (-4) = 0
+ -1 . (-4) = ?
+ -2 . (-4) = ?
* Tích hai số nguyên âm là số nguyên dương.
* Quy tắc: (SGK)
* Ví dụ: Tính
+ (-4) . (-25) = ? (= |-4| . |-25| = 100)
* Nhận xét: (SGK – 90)
?3
d:
a) 5 . 17 ( = 85)
b) (-15) . (-6) ( = 90)
3) Kết luận:
+ a . 0 = 0 . a = 0
+ Nếu a, b cùng dấu thì: a . b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì: a . b = - |a| . |b|
* Chú ý: Cách nhận biết dấu của tích:
(+) . (+) (+)
( - ) . ( - ) (+)
(+) . ( - ) ( - )
( - ) . (+) ( - )
+ a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0
+ Khi đổi dấu một thừa số của tích thì tích đổi dấu.
?4
+ Khi đổi dấu hai thừa số của tích thì tích không đổi dấu.
Với a là số nguyên dương
a) a . b > 0 => b > 0
=> b là số nguyên dương.
b) a . b b < 0
=> b là số nguyên âm.
3) Củng cố: 7’
Cách nhận biết dấu của tích?
Giải bài tập 78 (91 – SGK): (HS lần lượt lên bảng trình bày)
* KQ: a) 27 d) 600
b) -21 e) -35
c) -65
4) Hướng dẫn về: 1'
- Học bài theo SGK>
- Giải bài tập: 79 => 83 (91; 92 – SGK).
- Đọc thêm: Có thể em chưa biết “Số âm: Cuộc hành trình 20 thế kỉ”.
V) Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡‡
Tiết 63: LUYỆN TẬP.
Ngày soạn: 29/ 12 / 2011.
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
6/1/2011
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu rõ quy tắc nhân hai số nguyên.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các quy tắc về dấu của tích hai số nguyên.
3. Thái độ: Biết sử dụng máy tính để thực hành tìm tích hai số nguyên.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ bài 84; 86; 89.
IV) Tiến trình dạy học:
1) Ổn định lớp:
5’
2) Kiểm tra:
- Phát biểu quy tắc về dấu của tích 2 số nguyên?
- Giải bài tập 84 (Đầu bài bảng phụ - HS điền bảng)
3) Bài mới:
* KĐ: Để vận dụng thành thạo các quy tắc về dấu của tích hai số nguyên, biết sử dụng máy tính để thực hành tìm tích hai số nguyên, giờ học này ta tiến hành luyện tập.
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần khắc sâu.
35’
Hoạt động: Luyện tập
GV gọi HS đọc đầu bài.
? Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào?
HS nêu cách giải.
HS lên bảng trình bày.
Nêu nhận xét bài trên bảng?
HS đọc đầu bài.
? Muốn so sánh tích của các số trên ta dựa vào đâu?
( Quy tắc dấu)
Ba HS lên bảng trình bày.
HS khác nêu nhận xét
Đầu bài bảng phụ.
HS lên bảng trình bày (điền kết quả).
Những HS khác nhận xét kết quả.
Hai HS trình bày.
GV: Nhận xét bài trên bảng.
HS đọc đầu bài.
? Em có nhận xét gì về giá trị của x?
? Vậy giá trị của biểu thức đã cho phụ thuộc vào giá trị của số nào?
? Ta cần xét bài toán trong những trường hợp nào?
GV hướng dẫn cách sử dụng máy tính để tìm tích 2 số nguyên.
HS thực hành và nêu kết quả.
HS đọc và nhận xét đầu bài:
? Đầu bài có bao nhiêu ẩn?
? Cho bao nhiêu đẳng thức?
? Các đẳng thức đã cho có gì đặc biệt? (Gồm các phép tính cộng đại số)
GV giải mẫu bài a)
GV khái quát lại cách giải.
HS1 nêu cách giải.
HS2: Lên giải
HS so sánh kết quả và nhận xét.
GV kết luận.
Bài tập 83 (92 – SGK):
Tính giá trị của biểu thức:
A = (x – 2) (x + 4) Khi x = -1
Ta có: A = (-1 – 2) (-1 + 4)
A = (-3) . 3
A = -9
Bài tập 82 (92 – SGK): So sánh
a) (-7) . (-5) = 35 > 0
b) (-17) . 5 = -85 < (-2) . (-5) = 10
c) (+19) (+6) = 114 < (-17) (-10) = 170
Bài tập 86 (93 – SGK):
a
-15
13
4
9
-1
b
6
-3
-7
-4
-8
a . b
-90
-39
28
-36
8
Bài tập 87 (93 – SGK):
+ 32 = 3 . 3 = 9
+ (- 32 ) = (-3) . (-3) = 9
Bài tập 88 (93 – SGK):
+ Nếu x = 0
Thì (-5) . x = (-5) . 0 = 0
+ Nếu x < 0
Thì -5 . x > 0
+ Nếu x > 0
Thì -5 . x < 0
Bài tập 89 (93 – SGK):
Thực hành thực hiện phép tính bằng cách sử dụng máy tình bỏ túi.
a) (-1356) . 7 = -23052
b) 39 . (-152) = -5928
c) (-1909) (-75) = 143 175
Bài tập thêm:
Tìm các số nguyên a, b, c, d biết:
a) a + b = -1 (1); a +c = 6 (2); b +c = 1(3)
Giải:
2 (a + b + c) = -1 + 6 + 1
=> a + b + c = 3 (4)
+ Trừ (4) cho (1) ta được: c = 4
+ Trừ (4) cho (2) ta được: b = -3
+ Trừ (4) cho (1) ta được: a = 2
b) a +b +c = -6 (1) ; b +c + d = -9 (2) ;
c + d + a = -8 (3); d + a + b = -7 (4).
Giải:
Tương tự ta có:
3(a + b + c + d) = - 30
=> (a + b + c + d) = - 10 (5)
=> d = -4 ; a = -1 ; b = -2 ; c = -3.
4) Củng cố: 7’
- Quy tắc về dấu của tích 2 số nguyên?
- Bài tập 88 chú ý: khi cho số nguyên x mà chưa biết giá trị cụ thể, ta cần phải xét bài toán trong 3 trường hợp: x = 0; x 0.
- Qua bài tập 87 em rút ra nhận xét gì? (Hai số bằng nhau hoặc đối nhau có bình phương bằng nhau).
5) Hướng dẫn về: 1’
Bài tập 115 => 118 (100 – SBT).
V) Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
*******************************
Tiết 64: §12 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN.
Ngày soạn: 4.1.2011
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
11.1.2012
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân:
Giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phép nhân phân phối đối với phép cộng.
2. Kĩ năng: Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
3. Vận dụng: Bước đầu vận dụng được các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên vào tình toán và biến đổi biểu thức.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học: SGK
IV) Tiến trình dạy học:
5’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
- Nêu các tính chất của phép nhân trong tập N các số tự nhiên?
- Tính:
a) ( -25) . 8 (KQ: -200)
b) (-1500) . (-100) (KQ: 150 000)
3) Bài mới:
*KĐ: Các tính chất của phép nhân trong tập số tự nhiên có đúng trong tập Z các số nguyên không? Chúng ta vận dụng như thế nào các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên vào tình toán và biến đổi biểu thức? Ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần khắc sâu.
5’
7’
5’
5’
* Hoạt động 1
Tính chất giao hoán của phép nhân trong Z tương tự như trong N, hãy viết dạng tổng quát?
Vận dụng hãy tính và so sánh?
* Chuyển: Nhờ có tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên. Vậy chúng ta tìm hiểu về phần 2. Tính chất kết hợp.
* Hoạt động 2
?Tương tự trong N hãy nêu công thức tổng quát của tính chất kết hợp trong Z?
GV: Y/C HS vận dụng tính chất trên để tính VD
GV: Kết hợp hai tính chất trên, ta có những điều cần chú ý:
? Theo em tích của chẵn thừa số nguyên âm mang dấu gì?
? Nêu ví dụ?
? Tích của lẻ thừa số nguyên âm mang dấu gì?
? Cho ví dụ?
* Chuyển: Trong N tích của số tự nhiên a với số 1 bằng a. Vậy trong Z thì có khác không? Ta cùng tìm hiểu 3.
* Hoạt động 3
?Trong tập Z các số nguyên, tích của số nguyên a với số 1 bằng ?
? Vậy tích của số nguyên a với -1 bằng bao nhiêu?
? So sánh bình phương của 2 số đối nhau?
* Chuyển: Dạng tổng quát của tính chất phép nhân phân phối đối với phép cộng trong Z có thể viết như thế nào?=> 4.
* Hoạt động 4
HS nêu tổng quát của tính chất phép nhân phân phối đối với phép cộng trong Z.
GV: Nêu chú ý
1. Tính chất giao hoán:
a . b = b . a (a, b Z)
* Ví dụ:
+ 2 . (-3) = (-3) . 2 = -6
+ -7 . (-4) = -4 . (-7) = 28
2. Tính chất kết hợp:
(a . b) . c = a . (b . c)
Ví dụ: [9 . (-5)]2 = 9[(-5) 2]
= 9 (-10)
= -90
* Chú ý:
+ a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c
+ a . b . c = (a . c) . b = b . (a . c)
+ a . a . a . ... . a = an
n thừa số
?1
Tích của chẵn các thừa số nguyên âm mang dấu dương.
?2
Ví dụ: (-2)4 = 16
Tích của lẻ các thừa số nguyên dương mang dấu âm.
Ví dụ: (-2)3 = -8
3. Nhân với số 1:
?3
a . 1 = 1 . a = a
?4
a . (-1) = (-1) . a = -a
Bình phương của 2 số đối nhau thì bằng nhau.
Ví dụ: (-2)2 = 22 = 4
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
* Chú ý:
a(b - c) = ab - ac
4) Củng cố: 17’
?5
Tính bằng hai cách và so sánh kết quả:
a) (-8) . (5 + 3)
+ Cách 1: (-8) . (5 + 3) = -8 . 8
= -64
+ Cách 2: (-8) . (5 + 3) = -8 . 5 + (-8) . 3
= -40 – 24
= -64
b) (-3 + 3) . (-5)
+ Cách 1: (-3 + 3) . (-5) = 0 . (-5)
= 0
+ Cách 2: (-3 + 3) . (-5) = (-3) . (-5) + 3 . (-5)
= 15 – 15
= 0
* Bài tập 90 (95 – SGK): Thực hiện phép tính
a) 15 . (-2) . (-5) . (-6) = [15 . (-2)] . [(-5) . (-6)]
= -30 . 30
= -90
b) 4 . 7 (-11) . (-2) = [4 . 7] . [(-11) . (-2)]
= 28 . 22
= 616
* Bài tập 91 (95 – SGK): Thay một thừa số bằng tổng để tính
a) -57 . 11 = -57 (10 + 1)
= -57 . 10 + (-57) . 1
= -570 – 57
= -627
b) 75 . (-21) = 75 . (-20 – 1)
= 75 . (-20) . – 75 . 1
= -1500 – 75
= -1575
- Nhắc lại cách xác định dấu của tích?
- Nêu các tính chất của phép nhân trong Z?
5) Hướng dẫn về: 1’
- Học bài theo SGK.
- Giải bài tập: 92 => 96 (95 – SGK).
V) Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
******************************
Tiết 65: LUYỆN TẬP.
Ngày soạn: 9.1.2012
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
16.1.2012
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng linh hoạt các tính chất cơ bản của phép nhân trong Z vào luyện tập.
2. Kĩ năng: Tính đúng tích các số nguyên.
3. Thái độ: Vận dụng linh hoạt các tính chất của phép nhân vào tính toán và biến đổi biểu thức.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học: SGK, SBT.
IV) Tiến trình dạy học:
8’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
HS 1: Thay một thừa số bằng tổng để tính: -57 . 11
(= -57(10 + 1) = -570 + (-57) = -627)
HS 2: Tính: (-57)(67 – 34) – 67 (34 – 57)
= -57 . 67 + 57 . 34 – 67 . 34 + 67 . 57
= (-57. 67 + 57 . 67) + 34 . (57 – 67)
= 0 + 34 . (-10)
= -340
* Hỏi thêm: Nêu các tính chất của phép nhân trong Z?
3) Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần khắc sâu.
33’
Hoạt động: Luyện tập
GV cho HS làm BT 93
HS đọc đầu bài.
? Ta cần vận dụng tính chất nào để tính nhanh?
(Tính chất giao hoán và kết hợp)
HS lên bảng trình bày.
? Ta vận dụng tính chất gì?
(Tính chất phân phối ...; giao hoán; kết hợp)
HS lên bảng trình bày.
HS đọc đầu bài.
GV chốt lại cách làm bài tính nhanh.
GV cho HS làm BT 94
Hai HS lên bảng trình bày.
HS khác nhận xét bài trên bảng.
GV chốt lại bài viết các tích dưới dạng một lũy thừa
GV cho HS làm BT 95
HS đọc đầu bài.
HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
? Tìm những số mà lập phương của nó bằng chính nó?
GV cho HS làm BT 97
HS đọc đầu bài.
? Để so sánh một tích với 0, có nhất thiết phải tính đến kết quả cuối cùng?
(Chỉ cần xét xem tích dương hay âm)
GV cho HS làm BT 98
? Để tính giá trị của biểu thức ta cần phải làm gì?
( Thay giá trị của các chữ vào...)
HS lên bảng trình bày.
GV cho HS làm BT 99
HS đọc và nhận xét đầu bài.
Hai HS lên bảng trình bày.
Mỗi nửa lớp làm một ý.
HS so sánh kết quả và nhận xét bài trên bảng.
Bài tập 93 ( 95 – SGK): Tính nhanh
a) (- 4) (+125) (-25) (-6) (-8)
= [(-4)(-25)][125.(-8)] . (-6)
= 100 . (-1000) (-6)
= 600 000
b) (-98) (1 – 246) – 246 . 98
= -98 + (-98)(-246) – 246 . 98
= -98 + 98 . 246 – 246 . 98
= -98
Bài tập 94 ( 95 – SGK):
Viết các tích dưới dạng một luỹ thừa:
a) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5) = (-5)5 = -55
b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)
= [(-2).(-3)].[(-2).(-3)].[(-2)(-3)]
= 6 . 6 . 6
= 63
Bài tập 95 ( 95 – SGK):
- Ta có (-1)3 = (-1).(-1).(-1) = -1
- Những số nguyên mà lập phương của nó bằng chính nó:
+ 13 = 1
+ 03 = 0
Bài tập 97 ( 95 – SGK): So sánh
a) (-16) . 1256 (-8)(-4)(-3) với 0
Ta có: (-16) . 1256 (-8)(-4)(-3) > 0
Vì chẵn lần số âm là số dương.
Bài tập 98 ( 96 – SGK):
Tính giá trị của biểu thức:
a) (-125)(-13)(-a) Với a = 8
Ta có: (-125)(-13)(-a) = (-125)(-13)(-8)
= - (125 . 8) 13
= - 1000 . 13
Bài tập 99 ( 96 – SGK):
Áp dụng tính chất: a (b – c) = ab – ac điền số thích hợp vào ô trống:
-7
(-13) + 8(-13) = (-7 + 8) (-13)
-13
=
4) Củng cố: 3’
- Nêu các tính chất của phép nhân các số nguyên đã vận dụng trong mỗi bài tập trên?
- Trong một bài tập có nhất thiết chỉ vận dụng một tính chất?
- Tác dụng của việc vận dụng các tính chất đó vào giải bài tập?
(việc tính toán đi đến kết quả nhanh hơn, chính xác hơn)
5) Hướng dẫn về: 1’
- Giải bài tập: 96; 98b; 100 (100 – SGK)
- Bài tập: 139; 140; 141; 149 (SBT)
V) Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
Tiết 66: §13 BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN.
Ngày soạn: 10.1.2012
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
17.1.2012
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm số nguyên, khái niệm chia hết.
Kiến thức trọng tâm: Tìm bội và ước của số nguyên chính xác
2. Kĩ năng: Hiểu các tính chất liên quan đến khái niệm chia hết cho.
3. Thái độ: Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
II) Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
III) Đồ dùng dạy học: Không
IV) Tiến trình dạy học:
5’
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra:
Thế nào là bội, ước của một số tự nhiên?
Tìm các bội, ước của 6?
3) Bài mới:
a, KĐ: Ta đã biết thế nào là bội, ước của một số tự nhiên, còn các số nguyên có bội, ước? Và bội, ước của số nguyên có những tính chất gì?
b, NDKT:
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần khắc sâu.
15’
10’
Hoạt động 1:
HS đọc đầu bài.
Hai HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét kết quả.
Qua hai bài tập trên em rút ra nhận xét gì?
Tương tự trong tập các số tự nhiên, trong tập Z các số nguyên khi nào số a chia hết cho số b?
Nếu a là bội của b thì b có quan hệ thế nào với a?
HS giải và nêu kết quả.
HS đọc nội dung chú ý SGK.
Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0?
Trong Z những số nào là ước của mọi số?
Khi nào ta có c là ước chung của a và b?
Tìm các ước của 8?
Các bội của 3?
* Chuyển : Chúng ta đã biết cách tìm bội và ước của một số nguyên. Vậy bội và ước của một số nguyên có những tính chất gì?=> 2
Hoạt động 2:
HS đọc các tính chất và phát biểu thành lời.
Nếu số (-16) 8 và 8 4 hãy tìm mối liên hệ giữa -16 và 4?
Nếu -3 3 tích của -3 với số nào sẽ chia hết cho 3?
Nếu 12 4 và -8 4 thì tổng và hiệu của 12 và -8 có quan hệ thế nào với 4?
Hai HS lên bảng trình bày.
GV : Gọi HS làm ?4
?1
1. Bội và ước của một số nguyên.
Viết 6; -6 thành tích hai số nguyên:
+ 6 = 2 . 3 = (-2) . (-3) = ...
+ -6 = -2 . 3 = 2 . (-3) = ...
?2
* Hai số nguyên đối nhau cũng là bội hoặc ước của một số nguyên.
Với a, b là số tự nhiên (b 0), a b khi có số nguyên q sao cho: a = bq
- Ta còn nói a là bội của b; b là ước của a
Ví dụ 1: -9 là bội của 3 vì -9 = 3 . (-3)
?3
+ 12 là bội của 6; ...
+ -3; -2 là các ước của 6; ...
* Chú ý:
- Nếu a = bq (b 0) => a : b = q
- Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
- Các số 1; -1 là ước của mọi số nguyên.
- Số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào.
- Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c được gọi là ước chung của a và b
Ví dụ:
+ Các ước của 8 là: 1;2; 4; 8
+ Các bội của 3 là: 0;3; 6; 9; ...
2. Tính chất:
+ a b; b c => a c.
+ a b => am b (m Z)
+ a b và b c => (a + b) c , (a - b) c
Ví dụ 3:
a) (-16) 8 và 8 4 nên -16 4
b) -3 3 nên 2 . (-3) 3
c) 12 4 và -8 4 nên [12 + (-8)] 4
?4
Và [12 - (-8)] 4
a) Tìm bội của -5: 0; 5; 10; ...
b) Các ước của -10: 1;2; 5; 10
4) Củng cố: 13’
- Thế nào là bội, ước của một số nguyên?
- Số 0 có là bội; ước của số nguyên?
- Những số nào là ước của mọi số nguyên? (1)
- Ước chung của hai số nguyên a và b là gì?
- Bội và ước của một số nguyên có những tính chất gì?
5) Hướng dẫn về: 2’
- Học bài theo SGK
- Giải các bài tập: 101 => 106 (97 – SGK)
- Ôn tập lí thuyết chương II
V. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………
Tiết 67: ÔN TẬP CHƯƠNG II.
Ngày soạn: 10.1.2012
Lớp
Ngày giảng
HS vắng
Ghi chú
6B
18.1.2012
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về phép cộng các số nguyên
thông qua luyện tập.
Kiến thức trọng tâm: Ôn được kt cơ bản
2. Kĩ năng: Rèn kĩ cộng, trừ trong Z.
3. Thái độ: Biết so sánh các số nguyên.
II) Phương pháp: Tích cực hóa.
III) Đồ dùng dạy học: SGK, SBT, bảng phụ bài tâp 110 – SGK; bài 70 - SBT.
IV) Tiến trình dạy học:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3) Bài mới:
a. KĐ: Để khái quát lại kiến thức của chương II một cách có hệ thống, giờ học này ta tiến hành ôn tập.
b, NDKT:
TG
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cần khắc sâu.
10’
30’
* Hoạt động 1
Để so sánh các số nguyên a với –a; -a với 0 ta cần xét bài toán trong những trường hợp nào?
HS lên bảng trình bày.
Nhận xét bài trên bảng.
GV gọi HS đọc đầu bài.
Hoạt động nhóm bàn
Các nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét bài lẫn nhau.
* Hoạt động 2
GV gọi HS đọc đầu bài.
Nêu nhận xét đầu bài?
Vậy em tính bằng cách nào?
Ba HS lên bảng trình bày.
Hãy nhận xét các bài trên bảng?
HS đọc đầu bài.
Với đầu bài đã cho, em tìm được giá trị của x là những số nào?
GV trình bày mẫu ý a)
Hai HS lên bảng trình bày 2 ý còn lại.
HS nhận xét bài trên bảng.
Đầu bài bảng phụ.
Đầu bài cho biết những gì?
3 HS lên bảng điền.
HS khác nhận xét.
A. Lý thuyết
Bài tập 108 (98 – SGK):
Với số nguyên a khác 0, ta có:
+ a > 0 => a > -a
+ a a < -a
+ a > 0 => - a < 0
+ a -a > 0
Bài tập 110 (99 – SGK):
Điền đúng, sai, ví dụ minh hoạ
a) Tổng của hai số nguyên âm là một số
File đính kèm:
- tiet 6083 so 6.doc