I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được tính chất cơ bản của phân số;
- Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản, viết được một phân số cómẫu âm thành phân số có mẫu dương;
- Bước đầu hình thành khái niệm về số hữu tỷ;
- Rèn luyện kỹ năng tính toán số học cho HS.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ, phấn màu;
- HS: Bút dạ, xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 72 - Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 6 (SỐ HỌC)
Giáo sinh: Lâm Thanh Nam
Lớp: CĐSP Toán – Tin 32
Khoa: Cơ bản
Trường: Đại học Phạm Văn Đồng
Trường TTSP: THCS Nghĩa Thuận
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Kim Hường
Ngày soạn: 13/02/2009
Ngày dạy: …./…./2009
Bài dạy: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ - tuần 24 - tiết 72 (ppct)
Chương III: PHÂN SỐ
Tiết 72: Bài 3: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được tính chất cơ bản của phân số;
- Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản, viết được một phân số cómẫu âm thành phân số có mẫu dương;
- Bước đầu hình thành khái niệm về số hữu tỷ;
- Rèn luyện kỹ năng tính toán số học cho HS.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ, phấn màu;
- HS: Bút dạ, xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Gọi 1 HS lên kiểm tra.
GV: Phát biểu định nghĩa hai phân số bằng nhau, viết dạng tổng quát?
Làm bài tập sau: (Treo bảng phụ)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Câu hỏi phụ: Thay các phân số trên thành mẫu âm và yêu cầu đưa về mẫu dương.
Đáp án:
Hai phân số và gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c
Bài tập:
GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và đánh giá cho điểm.
3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: (1 phút) Dựa vào định nghĩa hai phân số bằng nhau, ta có thể biến đổi một phân số đã cho thành một phân số bằng nó mà tử và mẫu đã thay đổi. Ta có thể làm được điều này dựa vào tính chất cơ bản của phân số. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: “TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ”.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
10 phút
Hoạt động I
Nhận xét
GV:(?) Vì sao ?
HS: Vì 1.4 = 2.2
GV:(?) Có nhận xét gì về tử số của phân số thứ nhất so với tử số của phân số thứ hai, mẫu của phân số thứ nhất so với mẫu của phân số thứ hai?
HS: Tử và mẫu của phân số thứ hai đều gấp hai lần tử và mẫu của phân số thứ nhất.
GV:(?) Tử phân số làm như thế nào để được phân số ?
HS: Nhân cả tử và mẫu của phân số với 2 ta được phân số .
GV:(?) Tương tự từ phân số làm thế nào để được phân số ?
HS: Ta chia cả tử và mẫu của phân số cho (-4) để được phân số .
GV:(?) Số (-4) có quan hệ gì với tử và mẫu của phân số ?
HS: (-4) là ước của (-4) và 12.
GV:(?) Qua hai ví dụ trên các em rút ra nhận xét gì?
HS: Rút ra nhận xét:
- Nếu ta nhân cả tử và mẫu của một phân số đã cho với một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
- Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
* GV cho HS làm và giải thích vì sao:
; ;
HS đọc đề bài.
HS trả lời miệng.
* GV treo bảng phụ cho HS làm .
Điền số thích hợp vào ô trống:
1 HS lên bảng làm .
HS cả lớp cùng làm bài vào vở.
* GV cho HS nhận xét bài làm và cho HS nêu lại cách làm.
HS nhận xét và nêu lại cách làm.
§3. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
1. Nhận xét:
15 phút
Hoạt động II
Tính chất cơ bản của phân số
GV:(?) Dựa vào nhận xét ở phần 1, nếu cho phân số với a, b Z, b ≠ 0 và m Z, thì ta có biểu thức nào?
HS: với và .
GV: Tương tự với n ƯC(a,b) thì ta có biểu thức gì?
HS: với n ƯC(a,b).
GV: Hai biểu thức trên chính là hai tính chất cơ bản của phân số.
- GV treo bảng phụ ghi tính chất cơ bản của phân số và cho HS đọc 2 lần.
HS: Đọc tính chất.
- GV nhấn mạnh điều kiện số nhân, số chia trong công thức.
HS: Lắng nghe.
GV:(?) Từ tính chất vừa học, em nào giải thích được vì sao ?
HS: Ta nhân cả tử và mẫu của phân số với (-1).
.
GV:(?) Vậy em nào có thể trả lời câu hỏi trong phần đóng khung ở đầu bài học: “Tại sao có thể viết một phân số bất kì có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương?”.
HS: Bởi vì áp dụng tính chất cơ bản của phân số ta có thể nhân cả tử và mẫu của phân số đó với (-1).
* GV treo bảng phụ . Cho HS làm theo nhóm.
Viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và có mẫu dương:
(a, b Z, b<0).
HS: - Đọc đề bài.
- HS cả lớp cùng làm bài theo nhóm.
, , (a, b Z, b<0).
- GV thu bài làm của các nhóm và cho HS nhận xét.
- HS nộp bài và nhận xét bài làm giữa các nhóm.
GV:(?) Cho phân số , áp dụng tính chất cơ bản của phân số, hãy viết các phân số bằng phân số ?
HS: Lên bảng viết các phân số bằng phân số dựa vào tính chất cơ bảng của phân số.
VD:
GV:(?) Có bao nhiêu phân số bằng phân số ?
HS: Có vô số phân số bằng phân số .
GV: Nhắc lại và yêu cầu HS ghi vào vở: Mỗi phân số có vô số phân số bằng nhau đó là cách viết khác nhau của một số mà ta gọi là số hữu tỉ.
- Gọi HS đọc trong SGK.
- GV yêu cầu HS viết phân số dưới dạng các phân số khác nhau.
HS: Thay nhau viết.
2. Tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu ta nhân cả tử và mẫu của phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
với và .
- Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
với n ƯC(a,b).
* Lưu ý:
Mỗi phân số có vô số phân số bằng nhau.
Ví dụ:
10 phút
Hoạt động III
Củng cố - Luyện tập
GV:(?) Các em hãy nêu lại kiến thức đã học trong bài học hôm nay?
HS: Phát biểu lại tính chất cơ bản của phân số.
GV:(?) Làm thế nào để viết một phân số có mẫu số âm thành một phân số có mẫu số dương?
HS:Ta nhân cả tử và mẫu của phân số đã cho với (-1).
GV: Treo bảng phụ bài tập đúng – sai.
a. ; b.
c. ; d.
HS: Lên bảng làm:
a. Đ vì
b. S vì
c. Đ vì
d. S vì hệ số nhân bằng 0.
GV: Treo bảng phụ bài tập 14 tr11 SGK.
- Cho HS làm nhóm (theo bàn) bài 14 tr11 SGK.
- Yêu cầu từng nhóm lên điền kết quả.
HS: hoạt động nhóm.
Đáp án:
“Có công mài sắt
Có ngày nên kim”
3 phút
Hoạt động IV
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các tính chất cơ bản của phân số và nhớ được công thức tổng quát.
Làm bài tập 12, 13 tr11 SGK và 20, 21, 23, 24 trang 6-7 SBT.
Ôn tập về rút gọn phân số.
* Hướng dẫn giải bài tập 12 tr 11 SGK:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để thực hiện.
* Hướng dẫn giải bài tập 13 tr 11 SGK:
GV:(?) 1 giờ bằng bao nhiêu phút? (15 phút)
Suy ra 1 phút bằng bao nhiêu phần của một giờ? (h)
Từ đó ta có thể làm được câu 13.
IV. Bài học kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
V. Đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- tinh chat co ban cua phan so(1).doc