I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?
2. Kỹ năng:
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo.
II- CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, thước dây, thước cuộn bảng phụ.
- Chuẩn bị của HS : Thước kẻ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tiết 8 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ……………
Lớp 6 Tiết ... Ngày giảng…………………….Tháng … Năm 2011 Sĩ số … Vắng …
Tiết 8:
Bài 7 - ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?
2. Kỹ năng:
- HS biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi đo.
II- CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của GV: Thước thẳng, thước dây, thước cuộn…bảng phụ.
- Chuẩn bị của HS : Thước kẻ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.ổn đinh
2.nội dung mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
* HĐ 1: khái niệm độ dài đoạn thẳng
- GV YC HS trả lời:
+ Đoạn thẳng AB là gì?
- YC 2 HS lên bảng thực hiện:
+ Vẽ 1 đoạn thẳng, có đạt tên.
+ Đo đoạn thẳng đó, cho biết kết quả.
- GV YC 1 HS nêu cách đo.
- 1 HS trả lời miệng.
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm trên vở nháp.
- 1 HS nêu.
* HĐ 2: Đo đoạn thẳng
GV: a) Dụng cụ:
- Dụng cụ đo đoạn thẳng?
- GV giới thiệu một vài loại thước.
b) Đo đoạn thẳng AB:
- Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó?
- Nêu rõ cách đo.
GV: Cho 2 điểm A; B ta có thể các định ngay khoảng cách AB. Nừu A trùng với B ta nói khoảng cách AB = 0.
- Khi có 1 đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay âm?
- Củng cố: Thực hiện đo chiều dài, chiều rộng cuốn vở của em, rồi đọc kết quả.
- Là thước thẳng có chia khoảng.
- Nghe, quan sát.
- Ghi vở.
- Nghe, ghi nhớ.
- HS nêu phần nhận xét SGK.
- 1 vài HS đọc kết quả.
1. Đo đoạn thẳng:
- Cách đo:
+ Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A; B sao cho vạch số 0 trùng với điểm A.
+ Điểm B trùng với 1 vạch nào đó trên thước, chẳng hạn vạch 5 cm, ta nói:
Độ dài AB (hoặc độ dài BA) bằng 5 cm. Hoặc "Khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 5 cm". Hoặc "A cách B một khoảng bằng 5 cm".
* Nhận xét: SGK (117)
* HĐ 3: So sánh hai đoạn thẳng
- Thực hiện đo độ dài của chiếc bút bi và bút chì của em. Cho biết 2 vật này có độ dài bằng nhau không?
- Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng.
- YC HS nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Thế nào là 2 đoạn thẳng bằng nhau?
+ Thế nào là đoạn thẳng này dài hơn (hay ngắn hơn) đoạn thẳng kia?
+ Cho ví dụ và thể hiện bằng kí hiệu.
- GV vẽ hình 40 lên bảng.
- Cho HS thực hiện lần lượt ?1 - ?3.
- HS thực hiện và 1 vài HS cho biết kết quả.
- Nghe.
- HS thực hiện cá nhân, báo cáo kết quả.
2. So sánh hai đoạn thẳng:
- Ta có thể so sánh 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng. Giả sử ta có: AB = 3 cm; CD = 3 cm; EG = 4 cm.
Ta nói:
- Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài và kí hiệu AB = CD.
- Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD và kí hiệu EG > CD.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG và kí hiệu AB < EG
* HĐ 4: Luyện tập - Củng cố
Bài tập 1: Cho các đoạn thẳng sau (Hình vẽ treo bảng phụ)
a) Hãy xác định độ dài của các đoạn thẳng.
b) Sắp xếp độ dại của các đoạn thẳng theo thứ tự tăng dần.
Bài tập 2: Bài tập 38 (101 - SBT).
- 1 HS lên thực hiện.
- Thực hiện cùng GV.
Kết quả: DE > AB > AE > CD > BC
Chu vi của hình: 10,4 cm.
* HĐ 5: Dặn dò
- Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh 2 đoạn thẳng.
- Làm bài tập trong SGK và SBT.
- Đọc trước bài: "Khi nào thì AM + MB = AB?".
Ký duyệt
……………………………
……………………………
File đính kèm:
- Tiet 8 - Do dai doan thang.doc