Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 18

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Nhắc lại được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán ; kết hợp ; cộng với 0 ; cộng với số đối.

2. Kỹ năng: Vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý các biểu thức. Tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bài học, mạnh dạn phát biểu ý kiến.

II.Chuẩn bị của GV - HS:

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn 4 tính chất của phép cộng các số nguyên ; bài tập 38 (SGK) ; phấn màu, thước kẻ, SGK, GA.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

1. Ổn định lớp: (1 ph)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 ph)

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1218 Tiết : 3451 §6.TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nhắc lại được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán ; kết hợp ; cộng với 0 ; cộng với số đối. 2. Kỹ năng: Vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý các biểu thức. Tính đúng tổng của nhiều số nguyên. 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng bài học, mạnh dạn phát biểu ý kiến. II.Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn 4 tính chất của phép cộng các số nguyên ; bài tập 38 (SGK) ; phấn màu, thước kẻ, SGK, GA. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 ph) Giáo viên Học sinh G.v yêu cầu kiểm tra: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên ? HS lên bảng kiểm tra.GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm. Các tính chất của phép cộng các số tự nhiên (SGK/15). 3. Giảng bài mới: (32 ph) ĐVĐ : Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì? Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : (7 ph) G.v giới thiệu ? 1 yêu cầu h/s làm (-2) + (-3) và (-3) + (-2) (-8) + (+4) và (+4) + (-8) Rồi rút ra nhận xét ? 2 h/s đứng tại chỗ trả lời Gv: Phép cộng số nguyên có tính chất gì? H/s : Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán. Lấy VD minh hoạ H.s : 2 em lấy VD khác minh hoạ tính chất giao hoán. 1. Tính chất giao hoán ?1 : (-2) + (-3) = -(2+3) = -5 (-3) + (-2) = - (3+2) = -5 Vậy (-2) +(-3) = (-3)+(-2) b. Tương tự (-8) + (+4) = -(8-4) = -4 (+4) + (-8) = -(8-4) = -4 => (-8) + (+4) = (+4) + (-8) a + b = b + a * (a ; b Î Z) Hoạt động 2: (15 ph) G.v giới thiệu ?2 yêu cầu h/s làm H.s HĐ cá nhân HS: 1 em thực hiện . GV:Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trên mỗi biểu thức. HS nêu. G.v : Vậy muốn cộng tổng 2 số với số thứ ba ta có thể làm thế nào ? H/s : Trả lời : lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ 2 và số thứ 3 ? Nêu công thức biểu thị t/chất này - tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên. H/s phát biểu G.v ghi công thức - Yêu cầu h/s tìm hiểu chú ý SGK - Khắc sâu t/c này bằng cách yêu cầu h/s làm bài tập 36 (SGK-78) 2. Tính chất kết hợp ?2 : [(-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3 -3 +(4 + 2) = -3 + 6 = 3 Vậy [(-3) + 4] + 2 = -3 + (4 + 2) = [(-3) + 2] + 4 (a+b)+c = a+ (b+c) * Với a ; b ; c Î Z Chú ý (SGK/78) G.v: áp dụng tính chất giao hoán ; tính chất kết hợp để tính hợp lý. - Y/c 2 h/s lên bảng làm; H.s dưới lớp làm nháp - nhận xét - G.v chốt lại : Cần linh hoạt vận dụng tính chất giao hoán ; kết hợp tính cho hợp lý. G.v : Một số nguyên cộng với 0 kết quả như thế nào ? cho VD VD: (-10) + 0 = (-10) (+12) + 0 = (+12) Một số nguyên cộng với 0 kết quả bằng chính nó ? Viết dạng TQ tính chất này H.s viết công thức. Bài tập 36 (SGK-78) tính : a. 126 + (-20) + 2004 + (-106) = 126 + [(-20) + (-106)]+ 2004 = 126 + (-126) + 2004 = 0 + 2004 = 2004 b. (-199) + (-200) + (-201) = [(-199) + (-201)] +(-200) = (-400) + (-200) = - 600 3. Cộng với số 0 a+0 = 0+ a với a Î Z Hoạt động 3: (10 ph) G.v yêu cầu h.s thực hiện tiếp phép tính (-12) + 12 = ? 25 + (-25) = ? G.v: Ta nói: - 12 ; và 12 là 2 số đối nhau 25 và - 25 là 2 số đối nhau Vậy KL gì về tổng 2 số nguyên đối nhau ? H.s Tổng của chúng bằng 0 ? Lấy thêm VD ? H.s lấy 2 - 3 VD khác Y/cầu h.s đọc nội dung phần này SGK - G.v ghi nội dung bảng . GV:Tìm số đối của 3 ; -5 ; 0 ? H.s: +a = 3 Þ -a = -3 … Vậy a + (-a) = ? Ngược lại : Nếu a + b = 0 thì a và b là 2 số như thế nào của nhau H.s : a ; b là 2 số đối nhau Cho h/s làm ? 3 - G.v hướng dẫn h/s thảo luận thống nhất kết quả trong 3’. 4. Cộng với số đối Số đối của số nguyên a ký hiệu : -a a+(-a) = 0 Þ số đối của -a là a * Nếu a + b = 0 Þ b = -a và a = -b ?3 : -3 < a < 3 Þ a = -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0 + 0 + 0 = 0 4. Củng cố : (6 ph) G.v nêu các tính chất phép cộng các số nguyên, so sánh với các tính chất phép cộng số tự nhiên ? H.s phát biểu lại các tính chất, so sánh . - G.v đưa bảng tổng hợp 4 tính chất Cho h/s làm bài tập 38 - SGK H.s thảo luận theo bàn để làm. GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 38 (SGK) Sau 2 lần thay đổi nó ở độ cao 15 + 2 + (-3) = 17 + (-3) = 14 (m) 5. Hướng dẫn HS (2 ph) -Học thuộc các tính chất phép cộng các số nguyên. Bài tập : 37 ; 39 ; 40 ; 41 ; 42 (SGK-79) Bài tập giành cho học sinh khá giỏi : 1. Tính tổng các số nguyên x thoả mãn điều kiện -10 < x < 50 2. Tính tổng: S1 = 1 + (-2) + 3 + (-4) + … + 2001 + (-2002) S2 = 1 + (-3) + 5 + (-7) + … + (-1999) + (2001) V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................... Ngày soạn : 12/12/2013 Ngày dạy: 17/12/2013 Tuần: 18 Tiết : 52 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Phân biệt được các tính chất của phép cộng để áp dụng tính tổng hợp lý. Áp dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính nhanh các tổng rút gọn biểu thức. 2. Kỹ năng: Thực hành thành thạo các phép toán cộng 2 số nguyên cùng dấu ; khác dấu, vận dụng được tính chất cơ bản của phép cộng số nguyên để tính toán. Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài toán thực tế. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, sáng tạo trong giải toán. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: Bảng phụ bài 40 (79) bài 43 ; Máy tính bỏ túi; SGK, GA. 2. Học sinh: Làm bài tập đầy đủ, dcht, SGK, vở ghi. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 ph) Giáo viên Học sinh - G.v nêu yêu cầu kiểm tra: HS1: Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên ? Bài 37(a) tìm tổng các số nguyên x biết - 4 < x < 3 HS2: Chữa bài tập 40 trang 79 (SGK) Cho biết thế nào là 2 số đối nhau, gt tuyệt đối của 1 số nguyên a là gì ? - G.v kiểm tra vở BT của 2-3 h/s nhận xét ý thức làm bài tập ; kết quả - Gọi h/s nhận xét bài làm của 2 bạn - G.v đánh giá cho điểm 2 h/s ? thêm : nêu kết quả bài tập 37 (b) Giải thích? HS thự hiện. ĐVĐ : Ta có thể vận dụng các tính chất cơ bản phép cộng các số nguyên để tính nhanh gt biểu thức như thế nào? HS1:Các tính chất của phép cộng các số nguyên (SGK/77,78) Bài tập 37 (SGK/78) Vì -4 < x < 3 Nên x = -3 ; -2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 Có tổng : S =[(-2) + 2] + [(-1) + 1) + [(-3) +0] = 0 + 0 +(-3) = (-3) HS2 trả lời câu hỏi (SGK/70,72) rồi làm Bài tập 40 (SGK/79) Điền số thích hợp vào ô trống A 3 -15 -2 0 -a -3 15 2 0 |a| 3 15 2 0 3. Giảng bài mới : (36 ph) ĐVĐ: Tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh, hợp lý các tổng. Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (14ph) GV:Y.cầu h/s hoạt động nhóm làm bài tập 60 (SBT) ? với bài tập đã cho có những cách giải nào? H.s: - Cộng từ trái qua phải - Cộng các số dương ; các số âm rồi tính tổng. - Nhóm hợp lý các số hạng - GV:Y/c 2 h/s lên bảng làm; H.s dưới lớp làm nháp - nhận xét - G.v chốt lại : Cần linh hoạt vận dụng tính chất giao hoán ; kết hợp tính cho hợp lý. - GV: yêu cầu h/s đọc và làm bài tập 42 (SGK/79) ? Làm thế nào để tính nhanh? - H/s áp dụng tính chất phép cộng các số nguyên. - Y/cầu 2 h.s lên bảng làm - H.s dưới lớp làm ra nháp - G.v thu nháp của 2-3 h/s chấm điểm - Gọi h.s nhận xét bài 2 bạn Khắc sâu : - Phép cộng 2 số đối nhau - Tính chất phép cộng. Dạng 1: Thực hiện phép tính Bài tập 60 (SBT/61) Tính : a) 5 + (-7) + 9 + (-11) + 13 + (-15) = [5+ (-7)] + [9 + (-11)] + [13 + (-15)] = (-2) + (-2) + (-2) = -6 b) (-6) + 8 + (-10) + 12 + (-14) + 16 = [(-6) + 8]+[(-10) + 12]+[(-14) + 16] = 2 + 2 + 2 = 6 Bài tập 42 (SGK/79) Tính nhanh : a) 217 + [43 + (-217) + (-23) = [ 217 + (-217)] + [43 + (-23)] = 0 + 20 = 20 b) Tổng của tất cả các số nguyên có gt tuyệt đối nhỏ hơn 10. x = -9 ; -8 ; -7 ; -6 ; … ;-1 ; 0 ; 1; …;7 ; 8 ;9 Có : -9 + (-8) + (-7) + … + (-1) + 0 + 1 + …. + 7 + 8 + 9 = [(-9) + 9] +[(-8) + 8] + … +(-1) + 1] + 0 = 0 + 0 + … + 0 + 0 = 0 Hoạt động 2 (15 ph) - G.v đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ - G.v hướng dẫn h/s. - Sau 1 giờ ca nô 1 ở vị trí nào? Ca nô 2 ở vị trí nào? Vậy cách nhau bao nhiêu km? H.s trả lời miệng b. Hỏi tương tự Hỏi thêm sau 2 giờ ở t/h a 2 ca nô cách nhau bao nhiêu ? H.s Cách nhau (10-7).2 = 6 (km) Dạng 2: Bài toán thực tế Bài tập 43 (SGK/80) a. Sau 1 giờ 2 ca nô cách nhau (10-7) . 1 = 3 (km) b. Sau 1 giờ 2 ca nô cách nhau: (10 + 7).1 = 17 km Bài tập 64 (SBT) điền các số -1 ; -2 ; -3 ; -4 ; 5 ; 6 ; 7 vào các ô ở H19 sao cho tổng của 3 số ( thẳng hàng) bất kỳ đều bằng 0 Gợi ý: - x là 1 trong 7 số đã cho - Khi cộng cả 3 hàng ta được (-1) +(-2)+(-3)+(-4)+5+6+7+2x = 0 + 0 + 0= 0 Þ 2x = ? Þ x = ? + 2x = -8 hay x + x = -8 Þ x ? -HS thực hiện, GV nhận xét , bổ sung. Bài tập 64 (SBT) (-1) + (-2) + (-3) + (-4) + 5 + 6+7 + 2x = 0 Hay : 8 + 2x = 0 2x = - 8 x = - 4 Hoạt động 3 (7 ph) G.v hướng dẫn sử dụng Máy Fx 500A - Máy Fx500MS Y/cầu h.s thực hành mỗi dãy 1 phần a. 187 + (-54) = 133 b. (- 203) + 349 = 146 c. (-175) + (-213) = - 388 Dạng 3: sử dụng MT bỏ túi Sử dụng MT bỏ túi Bài 46 (SGK-80) Máy Fx500A hoặc các loại máy tươngtự 7 + 9 - 12) ấn [7] [+] [9] [+] [1] [2] [+/-] [=] kết quả : 4 Máy Fx500MS : [7] [+] [9] [-] [1] [2] [=] kết quả 4 4.Củng cố: ( thực hiện trong luyện tập) 5. Hướng dẫn HS: (1 ph) - Ôn quy tắc cộng số nguyên cùng dấu ; khác dấu - Tính chất phép cộng - Bài tập : 44 (SGK) bài 65 ; 67 ; 68 ; 69 ;71 ; (62 SBT) - Nếu còn thời gian cho học sinh làm bài tập 70 (SBT).kì I. - Tiết sau trả bài kiểm tra các em mang theo đề kiểm tra học V. Rót kinh nghiÖm Ngày soạn : 12/12/2013 Ngày dạy: 18/12/2013 Tuần: 18 Tiết : 53 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........................……………………………………………………………………………………………………………………. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I (PHẦN SỐ HỌC) I. Mục tiêu : Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Phát hiện được những sai sót trong khi làm bài kiểm tra, nhận ra những chỗ kiến thức chưa nắm vững, thấy được ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình. 2. Kỹ năng: Chữa lại bài kiểm tra học kì, trình bày bài kiểm tra một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức, tìm x. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kỹ năng nhận xét đánh giá. II. Chuẩn bị của GV- HS: 1. Giáo viên: Đề bài, đáp án + thang điểm, bài trả cho HS, GA. 2. Học sinh: đề thi học kỳ, vở ghi. III. Phương pháp: trực quan, luyện tập thực hành. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 1 Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: ( thực hiện trong tiết dạy) 3. Giảng bài mới: (43 ph) ĐVĐ: Để giúp các em thấy được nhưng ưu điểm tồn tại khi làm bài kiểm tra học kì hôm nay thầy sẽ trả bài làm cho các em. Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra (3') Trả bài cho các tổ trưởng chia cho từng bạn trong tổ. 4 tổ trưởng trả bài cho từng cá nhân Các HS nhận bài đọc, kiểm tra lại các bài đã làm. Hoạt động 2: Nhận xét (10') GV nhận xét bài làm của HS: HS nghe GV nhắc nhở, nhận xét rút kinh nghiệm. *GV tuyên dương một số em điểm cao, trình bày sạch đẹp. Nhắc nhở, động viên một số em có điểm còn chưa cao, trình bày chưa đạt yêu cầu *Ưu điểm: - Đã biết làm các bài tập từ dễ đến khó. - Đã nắm được các kiến thức cơ bản. - Thực hiện khá tốt các nội dung trắc nghiệm. - Phần lớn các em tìm được số đối, vận dụng được tính chất cơ bản của phép nhân để tính nhanh, tìm được BCNN, nắm được các dấu hiệu chia hết, các kiến thức về số nguyên tố, hợp số, đa số HS làm tốt phần nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. *Nhược điểm: -Một bộ phận HS còn tính toán chưa phù hợp , chưa vận dụng được các phép toán trong tập hợp số tự nhiên để làm bài toán tìm x. -Kĩ năng trình bày lời giải trong bài toán đố còn rất yếu. -Nhiều em chưa thực hiện đúng thứ tự các phép toán trong một biểu thức. - Đặc biệt có những em chưa thuộc bảng cửu chương nên dẫn đến tính sai nhiều. Hoạt động 3: Chữa bài kiểm tra.(30') GV chữa bài cho HS ( Phần số học ) GV đưa câu hỏi đề thi phần trắc nghiệm lên đèn chiếu cho HS trả lời, GV yêu cầu giải thích nếu cần. Phần tự luận GV đưa đề lên bảng, gọi HS đứng tại chỗ xác định dạng bài và lên bảng thực hiện. GV lưu ý HS những sai sót khi thực hiện phép tính như thiếu dấu ngoặc trong cách viết tập hợp, thứ tự thực hiện nâng lên lũy thừa , phép cộng, trừ, nhân, chia HS thực hiện theo yêu cầu của GV GV công bố điểm từng phần để HS kiểm tra bài làm của mình. GV ghi điểm bài thi cho HS. 1) Chữa bài theo đáp án chấm Theo nội dung đề và đáp án tiết thi học kỳ I 2) Lấy điểm vào sổ *Thống kê kết quả bài kiểm tra: Loại Lớp Giỏi Khá Tb Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6A 6B 6C K6 4. Củng cố : ( thực hiện trong tiết dạy) 5 .Hướng dẫn HS: (1') Xem lại các nội dung đã sửa. Chú ý đến những sai sót trong bài thi. Xem lại đề thi phần hình học. Tiết sau chữ các bài tập còn lại. V/ Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 18 Tiết : 54 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I (PHẦN HÌNH HỌC) I. Mục tiêu : Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Phát hiện được những sai sót trong khi làm bài lời giải bài toán có lời văn, nhận ra những chỗ kiến thức chưa nắm vững, thấy được ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình. 2. Kỹ năng: Chữa lại bài kiểm tra học kì, trình bày bài kiểm tra một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài toán có lời văn, hình học. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kỹ năng nhận xét đánh giá. II. Chuẩn bị của GV- HS: 1. Giáo viên: Đề bài, đáp án + thang điểm, bài trả cho HS, GA. 2. Học sinh: đề thi học kỳ, vở ghi. III. Phương pháp: trực quan, luyện tập thực hành. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 1 Ổn định lớp: (1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: ( thực hiện trong tiết dạy) 3. Giảng bài mới: (43 ph) ĐVĐ: Để giúp các em thấy được nhưng ưu điểm tồn tại khi giải toán có lời văn đồng thời cách trình bày lời giải bài toán hình học hợp lý, hôm nay thầy sẽ chữa các bài còn lại trong phần kiểm tra học kì cho các em. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra (3') Trả bài cho các tổ trưởng chia cho từng bạn trong tổ. 4 tổ trưởng trả bài cho từng cá nhân Các HS nhận bài đọc, kiểm tra lại các bài đã làm. Hoạt động 2: Nhận xét (10') GV nhận xét bài làm của HS: HS nghe GV nhắc nhở, nhận xét rút kinh nghiệm. * GV tuyên dương một số em điểm cao, trình bày sạch đẹp. Nhắc nhở, động viên một số em có điểm còn chưa cao, trình bày chưa đạt yêu cầu * Ưu điểm: - Đã biết làm các bài tập từ dễ đến khó. - Đã nắm được các kiến thức cơ bản của hình học học kì I. - Thực hiện khá tốt các nội dung trắc nghiệm. - Phần lớn các em điếm được số đoạn thẳng trên hình vẽ, biết được các tia đối, tia trùng, vẽ đúng hình trong bài hình học. - Một số em thực hiện khá tốt việc chứng minh hình học, lập luận chặt chẽ. * Nhược điểm: - Một số em chưa nắm vững các kiến thức về hai tia đối nhau, trùng nhau, trung điểm đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm. - Kĩ năng trình bày bài toán chứng minh còn yếu, chứng minh lủng củng, thiếu chặt chẽ. Hoạt động 3: Chữa bài kiểm tra.(30') GV chữa bài cho HS ( Phần hình học) GV đưa câu hỏi đề thi phần trắc nghiệm lên đèn chiếu cho HS trả lời, GV yêu cầu giải thích nếu cần. Phần tự luận GV đưa đề lên bảng, gọi HS đứng tại chỗ xác định dạng bài và lên bảng thực hiện. GV lưu ý HS những sai sót khi thực hiện phép tính như thiếu dấu ngoặc, sai dấu khi bỏ ngoặc, thực hiện phép trừ, HS thực hiện theo yêu cầu của GV GV công bố điểm ừng phần để HS kiểm tra bài làm của mình. GV ghi điểm bài thi cho HS. Chữa bài theo đáp án chấm Theo nội dung đề và đáp án tiết thi học kỳ I *Thống kê kết quả bài kiểm tra: Loại Lớp Giỏi Khá Tb Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6A 6B 6C K6 4. Củng cố :( thực hiện trong tiết dạy) 5.Hướng dẫn HS (1') Xem lại các nội dung đã sửa. Chú ý đến những sai sót trong bài thi. Chuẩn bị trước bài "Phép trừ hai số nguyên" V/ Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................... Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013 P.HT Phan Thị Thu Lan ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 18.doc
Giáo án liên quan