Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 20 đến tuần 35

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.

- HS nắm và vận dụng được quy tắc chuyển vế.

2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

III. Tiến trình dạy học:

 

doc106 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 20 đến tuần 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II Tuần: 20 NS: 28/12/2011 Tiết 59 Bài 9. QUI TẮC CHUYỂN VẾ. LUYỆN TẬP ND: 02/01/2012 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức. - HS nắm và vận dụng được quy tắc chuyển vế. 2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Tìm x biết: a) x + 15 = -5 ( HS1) b) x + (-3) = -8 (HS2) 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Tính chất của đẳng thức (10 phút) - Y/C HS q/s hình 50 SGK. - Y/C HS thảo luận nhóm nx. GV nx - GV giới thiệu: Trong đẳng thức toán học ta cũng áp dụng như đĩa cân ở trên. - GV giới thiệu các t/c và cho HS ghi vở. * HĐ2: Ví dụ (5 phút) - GV ghi ví dụ lên bảng. Y/C HS thực hiện. Tìm x biết: x - 2 = -3 - GV: Kiểm tra bài làm của một số em và hướng dẫn sửa sai từng bước trên bảng. - Y/C HS làm củng cố ?2 SGK trang 86. GV nx và cho HS ghi vở. * HĐ3: Quy tắc chuyển vế (15 phút) - Y/C HS rút ra qui tắc chuyển vế từ ví dụ theo gợi ý: Khi chuyển số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta làm như thế nào? GV nx và cho HS ghi nhớ. - GV: Ghi ví dụ theo SGK. GV hd HS từng bước thực hiện tìm x theo qui tắc chuyển vế đối với câu a. - Y/C 1 HS lên bảng thực hiện ví dụ b. GV nx và cho HS ghi vở. - Y/C HS làm củng cố ?3 SGK trang 86. GV nx và cho HS ghi vở. - GV giới thiệu nhận xét SGK. * HĐ4: Luyện tập (7 phút) - Y/C HS làm các BT 61, 62 SGK trang 87. GV nx và cho HS ghi vở. * HĐ5: Dặn dò (7 phút) - Y/C HS về nhà: + Học bài nắm chắc qui tắc chuyển vế. + Làm các BTVN 63, 64, 65 / 87 SGK. + Nghiên cứu trước nội dung của bài 10 SGK. - HS quan sát hình 50 SGK. - HS thảo luận nhóm nx - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở: Khi biến đổi đẳng thức ta thường dùng các t/c sau Nếu a = b thì a + c = b + c Nếu a + c = b + c thì a = b Nếu a = b thì b = a - HS: Thực hiện bằng cách thêm vào hai vế với cùng một số hạng. Tìm x biết: x - 2 = -3 Ta có: x - 2 = -3 Vậy x - 2 + 2 = -3 + 2 x = -1 - HS lắng nghe. - HS làm ?2 SGK: Tìm x biết: x + 4 = -2 Ta có: x + 4 = -2 Vậy x + 4 - 4 = -2 - 4 x = - 6 - HS rút ra quy tắc SGK. - HS ghi vở ví dụ: Tìm số nguyên x, biết a) x - 2 = -6 x = -6 + 2 x = -4 - HS lên bảng thực hiện ví dụ b. b) x - (-4) = 1 x + 4 = 1 x = 1 - 4 x = -3 - HS làm ?3 SGK: Tìm số nguyên x, biết x + 8 = (- 5) + 4 x + 8 = - 1 x = - 1 - 8 x = -9 - HS lắng nghe. - HS làm các BT 61, 62 SGK. + Bài 61/87. Tìm số nguyên x, biết: a) 7 - x = 8 - (-7) 7 - x = 8 + 7 - x = 8 x = -8 b) x - 8 = (-3) - 8 x = -3 + Bài 62/87. Tìm số nguyên a, biết: a) a = 2 a = 2 hoặc a = -2 b) a + 2 = 0 nên a + 2 = 0 hay a = -2 * HĐ6: Rút kinh nghiệm. …………………………………………………………… …………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 21 NS: 04/01/2010 Tiết 60. Bài 10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU ND:07/01/2010 I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu phép nhân được thông qua phép cộng. Từ đó xây dựng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. - Tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Phát biểu qui tắc chuyển vế. - HS2: Làm BT64 - SGK. 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Nhận xét mở đầu. - Y/C HS làm ?1 SGK trang 88. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS làm ?2 SGK trang 88. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS làm ?3 SGK trang 88. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. - GV hướng dẫn HS nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu từ ví dụ trên. - GV y/c HS làm bài tập sau: (-7) . 0 = ? - GV: Giới thiệu chú ý SGK. - Y/C HS đọc đề ví dụ SGK. - GV y/c trả lời các câu hỏi sau: + Đề bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì? + Tổng số tiền sản phẩm đúng quy cách là? Tổng số tiền bị phạt là? + Vậy lương còn lại của anh công nhân A là bao nhiêu? - GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C 2 HS lên bảng thực hiện ?4 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ3: Củng cố - Bài tập. - GV hệ thống lại nội dung bài học. - Y/C HS phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. - GV y/c HS làm BT 73SGK trang 89. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c HS làm BT 75 SGK trang 89. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c HS làm BT 76 SGK trang 89. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ4: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Học bài nắm chắc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu. + Làm các BTVN 74, 77 / 89 SGK. + Nghiên cứu trước nội dung của bài 11 SGK. - HS làm ?1 SGK: Hoàn thành phép tính (-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = -12 - HS làm ?2 SGK: Theo cách trên, hãy tính (-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) = -15 2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12 - HS làm ?3 SGK: Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối. Tích của 2 số nguyên khác dấu mang dấu trừ. - HS rút ra quy tắc SGK. - HS hoàn thành tập: (-7) . 0 = 0 - HS lắng nghe và ghi vở: a . 0 = a - HS: Đọc đề ví dụ SGK - HS trả lời các câu hỏi của GV: + Số tiền sản phẩm đúng quy cách là 20000đ; số tiền sản phẩm sai quy cách bị phạt là 10000đ + Tổng số tiền sản phẩm đúng quy cách là: 40 . 20000 = 800000đ Tổng số tiền bị phạt là: 10 . (-10000) = -100000đ + Lương còn lại của anh công nhân A là: 800000 + (- 100000) = 700000 đ - HS lắng nghe và ghi vở. - 2 HS lên bảng thực hiện ?4 SGK a) 5. (-14) = - 70 b) (- 25) . 12 = - 300 - HS lắng nghe. - HS phát biểu quy tắc. - HS làm BT 73SGK trang 89: Thực hiện phép tính a) (- 5) . 6 = - 30; c) (- 10) . 11 = - 110 b) 9 . (- 3) = - 27; d) 150 . (- 4) = - 600 - HS làm BT 75 SGK trang 89: So sánh a) (- 68) . 8 < 0 b) 15 . (- 3) < 15 c) (- 7) . 2 < ( -7) - HS làm BT 76 SGK trang 89: Điền vào chỗ trống x 5 -18 18 - 25 y -7 10 -10 40 x . y - 35 -180 -180 - 1000 * HĐ5: Rút kinh nghiệm. …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 20 NS: 05/01/2010 Tiết 61. Bài 11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU ND: 08/01/2010 I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu và nắm được qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. - Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích của hai số nguyên. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Áp dụng tính (-5) . 12 ; (-12) . 5 ; 0 . 12 - HS2: Làm BT73 - SGK. 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Nhân hai số nguyên dương. - Y/C HS làm ?1 SGK trang 90. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ2: Nhân hai số nguyên âm. - Y/C HS làm ?2 SGK trang 88 thao gợi ý sau: Quan sát cột các vế trái có thừa số thứ 2 ( - 4 ) giữ nguyên, còn thừa số thứ 1 giảm dần từng đơn vị. Kết quả tương ứng bên vế phải cũng giảm đi ( - 4 ) ( nghĩa là tăng 4 ). - GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS đọc qui tắc nhân 2 số nguyên âm ( SGK ) - Y/C HS đọc ví dụ SGK - GV giới thiệu nhận xét SGK - Y/C HS làm ?3 SGK trang 90. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ3: Kết luận - GV cho HS đọc phần kết luận SGK. - GV giới thiệu phần chú ý SGK - Y/C HS làm ?4 SGK trang 91. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ4: Củng cố - bài tập - GV hệ thống lại nội dung bài học. - Y/C HS phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên âm - GV y/c HS làm BT 78 SGK trang 91. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c HS làm BT 79 SGK trang 91. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ5: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Học bài nắm chắc qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. + Làm các BTVN 80, 81 , 82, 83 SGK. + Nghiên cứu trước nội dung của phần luyện tập bài 11 SGK. - HS làm ?1 SGK: Tính a) 12 . 3 = 36 b) 5 . 120 = 600 - HS làm ?2 SGK: Theo gợi ý của GV. ( - 1 ) . ( - 4 ) = 4 ( - 2 ) . ( - 4 ) = 8 - HS lắng nghe. - HS đọc qui tắc nhân 2 số nguyên âm ( SGK ) - HS đọc ví dụ SGK - HS lắng nghe và ghi vở. - HS làm ?3 SGK: a) 5 . 17 = 85 b) ( - 15 ) . ( - 6 ) = 90 - HS đọc kết luận SGK và ghi vở. - HS quan sát và ghi vở phần chú ý SGK. - HS làm ?4 SGK trang 91: a) Do a > 0 và a . b > 0 nên b > 0 ( b là số nguyên dương ). b) Do a > 0 và a . b < 0 nên b < 0 ( b là số nguyên âm ). - HS lắng nghe. - HS phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên âm. - HS làm BT 78 SGK trang 91: Tính a) 3 . 9 = 27 b) (-3) . 7 = - 21 d) (-150) . (- 4) = 600 d) 7 . (-5) = - 35 - HS làm BT 79 SGK trang 91: Tính 27 . ( - 5 ) = - 135, suy ra các kết quả: 27 . 5 = 135 ( - 27 ) . ( + 5 ) = - 135 ( - 27 ) . ( - 5 ) = 135 5 . ( - 27 ) = - 135 * HĐ6: Rút kinh nghiệm. …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 21 NS: 02/01/2011 Tiết 62. Bài: LUYỆN TẬP ND: 04/01/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố qui tắc dấu một cách thành thạo. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác sau khi xét dấu một tích. 3. Thái độ: Rèn tư duy khoa học khi làm toán. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, nhân hai số nguyên âm? - HS2: Áp dụng tính (-5) . 12 ; (-12) . 20 ; ( - 10 ) . ( - 28 ); 100 . 5 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Chữa bài tập về nhà. - Y/C HS lên bảng làm bài 80 SGK trang 91. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS đọc bài 81 SGK trang 91. - GV hd HS làm bài tập theo gợi ý sau: + Để biết Sơn bắn được bao nhiêu điểm ta làm như thế nào? + Tương tự tính số điểm của bạn Dũng? + Vây số điểm của bạn nào cao hơn? * HĐ2: Luyện tập. - GV gọi HS đọc bài 84 SGK trang 92. - GV hd: + a . b2 = a . b . b + Khi nhân 3 số nguyên dấu của tích phụ thuộc vào số dấu nguyên âm. - Y/C HS lên bảng hoàn thành bài 84 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS đọc bài 86 SGK trang 93. - GV hd: 13 ? = -39 ? = - 39 : 13 ? (-7) = 28 ? = 28 : ( - 7 ) - Y/C HS lên bảng hoàn thành bài 84 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c đọc đề bài tập 88 SGK trang 93. - GV hd HS làm bài tập: Nếu x Z thì x có thể là số nguyên dương, số nguyên âm và số nào? GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV hd HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân hai số nguyên. - GV y/c HS thực hiện tính câu a, b, c bài 89 SGK trang 93. GV theo dõi, sữa chữa. * HĐ3: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Học lại bài cũ để nắm chắc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu. + Làm các BTVN 85, 87 SGK + Nghiên cứu trước nội dung của bài 12 SGK. - HS lên bảng làm bài 80 SGK trang 91: a) Do a 0 nên b < 0 ( b là số nguyên âm ). b) Do a 0 (b là số nguyên dương). - HS: Đọc đề bài 81 SGK trang 91 - HS làm bài tập theo hd của GV: + Số điểm Sơn bắn được là: 3 . 5 + 1 . 0 + 2 . (-2) = 11 + Số điểm Dũng bắn được là: 2 . 10 + 1 . (-2) + 3 . (-4) = 6 + Vậy bạn Sơn điểm cao hơn Dũng. - HS đọc bài 84 SGK trang 92. - HS chú ý. - HS lên bảng hoàn thành bài 84 SGK Dấu của a Dấu của b Dấu của ab Dấu của ab2 + + + + + - - + + + + + - - + - - HS đọc bài 86 SGK trang 93. - HS chú ý. - HS lên bảng điền vào ô trống cho đúng. a - 15 13 - 4 9 - 1 b 6 -3 - 7 - 4 - 8 ab - 90 - 39 28 - 36 8 - HS đọc đề bài 88 SGK trang 93: - HS làm bài tập theo hd của GV. Bài 88: Cho x Z. So sánh (-5) . x và 0 + Nếu x 0 + Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0 + Nếu x = 0 thì (-5) . x = 0 - HS lắng nghe. - HS làm bài tập 89 SGK trang 93: Tính a) (-1356) . 17 = - 23052 b) 39 . ( - 152 ) = - 5928 c) (-1909) . (-75) = 143175 * HĐ4: Rút kinh nghiệm. ………………………………………………………… ………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 21 NS: 02/01/2011 Tiết 63. Bài 12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN. ND: 05/01/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân. - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. 2. Kĩ năng: - Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức. 3. Thái độ: Bồi dưỡng, rèn luyện tính tự giác khi làm toán. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên âm. 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Tính chất giao hoán. - GV y/c HS nhắc lại các tính chất của phép nhân trong số tự nhiên? - GV giới thiệu phép nhân các số nguyên cũng có tính chất tương tự. - GV y/c học sinh ghi dạng tổng quát của tính chất giao hoán. - GV giới thiệu ví dụ SGK. - Y/C HS hoàn thành bài tập sau: Hoàn thành phép tính áp dụng tính chất giao hoán. a) 15 . ( - 2) b) ( - 12 ) . 3 * HĐ2: Tính chất kết hợp. - GV y/c học sinh ghi dạng tổng quát của tính chất kết hợp. - GV giới thiệu ví dụ SGK. - Y/C HS hoàn thành bài tập sau: Hoàn thành phép tính nhanh áp dụng tính chất kết hợp. a) [9 . (- 6) ] . 5 b) 4 . [ (- 25) . 7 ] - Y/C HS đọc phần chú ý SGK. - Y/C HS đọc và làm bài tập ?1, ?2 SGK. GV nhận xét và gới thiệu phần nhận xét SGK. * HĐ3: Nhân với số 1. - GV cho HS ghi công thức tổng quát. - Y/C HS làm ?3 SGK trang 94. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS làm ?4 SGK trang 94. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ4: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - GV cho HS ghi công thức tổng quát. - GV giới thiệu phần chú ý SGK và cho HS ghi vở. - Y/C HS làm ?5 SGK trang 95. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ5: Củng cố - bài tập - GV hệ thống lại nội dung bài học. - GV y/c HS làm BT 90 SGK trang 95. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c HS làm BT 91 SGK trang 95. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ6: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Làm các BTVN 92, 93, 94 SGK. + Nghiên cứu trước nội dung của phần luyện tập bài 12 SGK. - HS nhắc lại các tính chất của phép nhân trong số tự nhiên: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - HS lắng nghe. - HS ghi dạng tổng quát của tính chất giao hoán: a . b = b . a - HS lắng nghe. - HS hoàn thành bài tập. a) 15 . ( - 2) = ( - 2 ) . 15 = - 30 b) ( - 12 ) . 3 = 3 . ( - 12 ) = - 36 - HS ghi dạng tổng quát của tính chất giao hoán: ( a . b ) . c = a . ( b . c ) - HS lắng nghe. - HS hoàn thành bài tập. a) [9 . (- 6) ] . 5 = 9 . ( - 6 . 5 ) = - 270 b) 4 . [ (- 25) . 7 ] = [ 4 . (- 25)] . 7 = - 700 - HS đọc phần chú ý SGK. - HS làm ?1, ?2 SGK. Ghi nhận xét SGK: a) Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “ + ” b) Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “ - ” - HS ghi công thức tổng quát: a . 1 = 1 . a - HS làm ?3 SGK. a . ( - 1 ) = ( - 1 ) . a = - a - HS làm ?4 SGK trang 94: Bạn Bình nói đúng, vì nếu a Z thì a2 = ( - a )2 - HS ghi công thức tổng quát: a . (b + c) = a.b + a.c - HS ghi phần chú ý: a . ( b – c ) = a . b – a . c - HS làm ?5 SGK trang 95: Tính bằng hai cách và so sánh kết quả. a) C1: (- 8) . (5 + 3)= (-8). 8= -64 C2: (- 8) . (5 + 3)=(-8).5+(-8).3= -64 b) C1: (-3+3).(-5)= 0.(-5)= 0 C2: (-3+3).(-5)= (-3).(-5)+3.(-5)= 0 - HS lắng nghe. - HS làm BT 90 SGK trang 95:Thực hiện các phép tính: a)15.(-2).(-5.(-6)=[15.(-6)].[(-2).(-5)]= -900 b)4.7.(-11).(-2)=(4.7).[(-11).(-2)] = 616 - HS làm BT 91 SGK trang 95 a)(-57).11=(-57) .(10 + 1)= -570 - 57= -627 b) 75.(-21)=75.(-20 - 1)= -1500 - 75= -1575 * HĐ7: Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 21 NS: 02/ 01/ 2011 Tiết 64. Bài: LUYỆN TẬP ND: 06/ 01/ 2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố tính chất của phép nhân để bỏ dấu ngoặc, tính giá trị của biểu thức, xét dấu tích nhiểu thừa số. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng tính chất của phép nhân để bỏ dấu ngoặc, tính giá trị của biểu thức, xét dấu tích nhiểu thừa số. 3. Thái độ: Rèn luyện tư duy logic và kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân số nguyên. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu tính chất của phép nhân. - HS2: Áp dụng tính a) 25 . 138 - 25 . 134 b) 2590 . (-31) - 1586 . (-31) - 1004 . (-31) 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Chữa bài tập về nhà. - Y/C HS lên bảng làm bài 92 SGK trang 95. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS lên bảng làm bài 93 SGK trang 95. - GV lưu ý: Có thể chọn nhiều cách nhưng nên chọn cách nhanh nhất. * HĐ2: Luyện tập. - GV y/c HS đọc và hoàn thành bài tập 96 SGK trang 95. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV y/c HS thực hiện tính giá trị biểu thức của bài 98 SGK trang 96. GV theo dõi, sữa chữa. - GV y/c HS thực hiện tính giá trị biểu thức của bài 99 SGK trang 96. Theo hd áp dụng tính chất a(b - c) = ab – ac. Hãy điền số thích hợp vào ô trống. GV theo dõi, sữa chữa. * HĐ3: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Học lại bài cũ để nắm chắc các tính chất của phép nhân + Làm các BTVN 95, 97,100 SGK trang 95 và 96. + Nghiên cứu trước nội dung của bài 13 SGK. - HS lên bảng làm bài 92 SGK trang 95: Bài 92. Tính: a) (37 - 17) .(- 5) + 23. (- 13 - 17) = 20.(-5) + 23.(-30) = -100-690= -790 b) -57. (67 - 34) - 67 . (34 - 57) = -57 . 67 + 57 . 34 - 67 . 34 + 67 . 57 = (57 - 67) . 34 = -10 . 34 = -340 - HS lên bảng làm bài 93 SGK trang 95: Bài 93. Tính nhanh: a) (-4) . 125.( - 25) .(- 6) .(- 8) = [(- 4).(-25)] . [125.(- 8)].(-6) = 100. (-1000).(-6)= 600000 b) (-98) . (1 - 246) - 246 . 98 = -98 + 98 . 246 - 246 . 98 = -98 - HS đọc và hoàn thành bài tập 96 SGK trang 95: Tính a) 237 . (-26) + 26 . 137 = -237 . 26 + 26 . 137 = 26 . (-237 + 137) = 26 . (-100) = -2600 b) 63 . (-25) + 25 . (-23) = 25 . (-63 - 23) = 25 . (-86) = -2150 - HS thực hiện tính giá trị biểu thức của bài 98 SGK trang 96: a) Với a = 8 thì (-125) . (-13) . (-a) = (-125) . (-13) . (-8) = (-125) . (-8) . (-13) = 1000 . (-13) = -13000 b) Với b = 20 thì (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . b = (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . 20 = -2400 - HS thực hiện tính giá trị biểu thức của bài 99 SGK trang 96 a) . (-13) + 8 . (-13) = (-7 + 8) . (-13) = b) (-5) . [(- 4) - ] = (-5) . (- 4)- (-5) . (-14) = * HĐ4: Rút kinh nghiệm. …………………………………………………………… …………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 22 NS: 08/ 01/ 2011 Tiết 65. Bài 13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA SỐ NGUYÊN. ND: 11/ 01/ 2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là bội và ước của một số nguyên, các tính chất của nó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm bội và ước của một số nguyên. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, tư duy lôgic. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Bội và ước của một số nguyên. - GV: Cho HS làm ?1 SGK. GV nhận xét. - GV: Cho HS làm ?2 SGK. GV nhận xét. - GV: Cho HS rút ra định nghĩa bội, ước của một số nguyên. - GV: giới thiệu ví dụ SGK - GV: Tìm 2 bội và 2 ước của 6? - GV: y/c HS đọc chú ý SGK - GV: y/c HS tìm các ước của 8? Tìm các bội của 3? GV nhận xét và hướng dẫn HS cách ghi “” * HĐ2: Tính chất. - GV y/c HS đọc thông báo tính chất của số nguyên trong SGK.GV cho HS ghi dạng tổng quát. - GV y/c HS lấy các ví dụ tương ứng? - GV: Cho HS làm ?4 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ3: Củng cố - bài tập - GV hệ thống lại nội dung bài học. - GV y/c HS trả lời các câu hỏi củng cố sau: + Nếu a b thì a là gì của b, b là gì của a? + Nhắc lại các tính chất của bội và ước của một số nguyên? - GV: Cho HS làm BT 102 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - GV: Cho HS làm BT 103 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ4: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Làm các BTVN 101, 104, 105, 106 SGK. + Nghiên cứu trước nội dung của bài Ôn tập chương II - HS làm ?1 SGK: Tích của hai số nguyên là: 6 = 1.6 = (-1).(-6) = 2.3= (-2).(-3) -6 = (-1).6 = 1.(-6) = (-2).3= 2.(-3) - HS làm ?2 SGK: Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k - HS rút ra định nghĩa bội, ước của một số nguyên (SGK). + Nếu a = b.q a là bội của b b là ươc của a. - HS lắng nghe và ghi vở ví dụ: -9 là bội của 3 vì -9 = 3.(-3) - HS: Tìm 2 bội và 2 ước của 6? + Hai bội của 6 là: 0; 12 + Hai ước của 6 là: 2; -3 - HS đọc chú ý SGK. - HS tìm các ước của 8? Tìm các ước của 3? + Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8 + Các bội của 3 là: 0; 3; 6; ...... - HS đọc thông báo tính chất của số nguyên trong SGK. Ghi vở + Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c. + Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b. + Nếu hai số a, b chia hết cho c thì bội tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c. - HS lấy các ví dụ tương ứng: a) (-16) 8 và 8 4 nên (-16) 4 b) (-3) 3 nên 2.(-3) 3 ; (-5).(-3) 3 c) 12 4 và (-8) 4 nên [12 + (-8)] 4 và [12 - (-8)] 4 - HS làm ?4 SGK a) Ba bội của -5 là: : 0; 5; 10; 20; … b) Ba ước của -10 là: : 1;2;5; 10 - HS lắng nghe. - HS trả lời các câu hỏi củng cố: + a là bội của b; b là ước của a + Các tính chất sau: - HS làm BT 102 SGK + Các ước của -3 là: -1; 1; -3; 3 + Các ước của 6 là: -1; 1; -2; 2; -3; 3; -6; 6 + Các ước của 11 là: -1; 1; -11; 11 + Các ước của -1 là: -1; 1 - HS làm BT 103 SGK a) Với aA, bB thì ta lập được 15 tổng (a+b) b) Trong đó có 3 tổng chia hết cho 2. * HĐ5: Rút kinh nghiệm. ………………………………………………………… ………………………………………………………… *********************************** &&& *********************************** Tuần: 22 NS: 09/ 01/ 2011 Tiết 66. Bài. ÔN TẬP CHƯƠNG II ND: 12/ 01/ 2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương II. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính với các số nguyên, kĩ năng bỏ dấu ngoặc, tìm x. 3. Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, tư duy khoa học. II. Chuẩn bị: 1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV. 2. Đồ dùng dạy học: Hệ thống câu hỏi ôn tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu khái niệm bội - ước của số nguyên. - HS2: Tìm các bội của -4 và ước của 12. 3. Nội dung bài mới. HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Lý thuyết. - GV: Cho HS trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương-SGK/98. GV nhận xét và cho HS ghi vở. * HĐ2: Bài tập. - Y/C HS đọc đề BT 107 SGK. - GV: Hướng dẫn làm câu a, b. ? a < 0 nên -a là số nguyên gì? vậy = ? - GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS đọc đề BT 108 SGK. GV nhận xét và cho HS ghi vở. - Y/C HS đọc đề BT 109 SGK và lên bảng sắp xếp theo thứ tự tăng dần. - Y/C HS đọc đề bài 110 SGK và cho biết câu nào đúng, câu nào sai? Cho ví dụ trong từng trường hợp. - Y/C HS đọc BT 115 SGK và trả lời. * HĐ3: Dặn dò. - Y/C HS về nhà: + Trả lời các câu hỏi 4, 5 trong phần câu hỏi ôn tập. + Nghiên cứu và làm trước các bài tập tiếp theo của Ôn tập chương II. - HS trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương-SGK/98. 1. Viết tập Z = {... ; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ... } 2. a) Số đối của số nguyên a là -a. b)Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, số nguyên âm hoặc số 0. c) Chỉ có số 0 bằng số đối của nó. 3. a) Giá trị tuyệt đối của số nguyên a: là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. b) Giá trị tuyệt đối của số nguyên chỉ có thể là số nguyên dương hoặc bằng 0. - HS đọc đề BT 107 SGK b a a -b 0 b -a c) Vì a 0 b = = >0 và -b < 0 - HS đọc đề BT 108 SGK và hoàn thành BT. + Khi a > 0 thì -a < 0 và -a < a + Khi a 0 và -a > a - HS đọc đề BT 109 SGK và lên bảng sắp theo thứ tự tăng dần: -614<-570<-287<1441<1596&

File đính kèm:

  • docTOAN 6 CA NAM CUA HT.doc
Giáo án liên quan