Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 3

I. Mục tiêu:

• Ôn luyện cho HS về tính chất của phép cộng: tính chất giao hoán, kết hợp.

• HS biết vận dụng các tính chất vào bài toán tính nhanh và các bài toán khác.

• Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi (nút dấu “+” )để tính nhanh tổng nhiều số.

II. Chuẩn bị:

• GV: Bảng phụ (ghi bài tập 34 phần a, b-SGK/18), máy tính bỏ túi, phấn màu.

• PP: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề.

• HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. Bảng nhóm.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1ph)

2. Kiểm tra: (6 ph)

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Tiết : 07 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ôn luyện cho HS về tính chất của phép cộng: tính chất giao hoán, kết hợp. HS biết vận dụng các tính chất vào bài toán tính nhanh và các bài toán khác. Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi (nút dấu “+” )để tính nhanh tổng nhiều số. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ (ghi bài tập 34 phần a, b-SGK/18), máy tính bỏ túi, phấn màu. PP: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. Bảng nhóm. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1ph) 2. Kiểm tra: (6 ph) Giáo viên Học sinh 1. Nêu các tính chất phép cộng? Cho ví dụ? 2. Nêu các tính chất phép nhân? Cho ví dụ? HS trả lời như bảng SGK trang. VD : HS tự lấy 3. Luyện tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Vận dụng tính chất phép cộng vào bài toán tính nhanh.(18 ph) Bài 31 Học sinh nêu cách làm sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp Chọn những số có tổng tròn chục, tròn trăm vào một nhóm. 3 HS lên bảng. Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài tập mở rộng. Chú ý quy luật của các số hạng trong tổng. Bài 31 (SGK-Tr.17). a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65 ) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940 c) 20 + 21 + 22 + ... + 39 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) + ...+ = 50 + 50 + ... + 50 + 25 = 250 + 25 = 275 Mở rộng câu c Tính các tổng sau: a) 10 + 11 + 12 + ... + 100 b) 2 + 4 + 6 + ... + 1000 c) 1 + 4 + 7 + 10 + ... + 154 Bài 32 Học sinh nêu cách làm, đứng tại chỗ trả lời câu a. Nhờ các tính chất nào? 2 HS lên bảng làm câu b, c. Học sinh có thể tự ra đầu bài tự nhẩm lấy kết quả Phải sử dụng các tính chất một cách hợp lí. Công thức: Tổng =(Số đầu + số cuối).Số số hạng: 2 Bài 32 (SGK-Tr.17) Tính nhẩm: 97 + 19 = 97 ( 3 + 16) = (97 + 3) + 16 = 100 + 16 = 116 996 + 45 = 996 + (4+ 41) = ( 996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1141 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + ( 2 + 198) = 35 + 200 = 235 Hoạt động 2: Tìm các số còn thiếu trong dãy số có qui luật . (5 ph) Bài 33: Nêu đặc điểm dãy số, 1 HS lên bảng điền tiếp Bài 33 (SGK-TR.17) 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, …. Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.(8 ph) a. Giáo viên giới thiệu các nút tối thiểu trên máy tính, học sinh cần nhớ (bảng phụ) b. Sử dụng tính tổng nhiều số c. Thực hành. Bài 34 (SGK-Tr.17-18). a/ 1364+4578=5942. b/ 6453+1469=7922 c/ 5421+1469=6890 d/ 3124+1469=4593 e/ 1534+217+217+217=2185. 4. Củng cố (6ph) Nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên? Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán? GV cho hs đọc sgk “Câu truyện về cậu bé giỏi tính toán” Áp dụng tính nhanh: A = 26+27+28+...+33. Yêu cầu hs nêu cách tính. B = 1+3+5+...+2007 Kết quả: A = 236; B = 1008016. 5. Hướng dẫn về nhà. (1 ph) Ôn tập các tính chất đã học của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. Làm các bài tập 35, 36, 37, 38, 39, 40 (SGK-Tr.19, 20) Chuẩn bị tiết sau tiếp tục luyện tập. V. Rót kinh nghiÖm Tuần: 03 Tiết : 08 LUYỆN TẬP . I. Mục tiêu: Sau bài này học sinh cần đạt được: Thực hiện được phép tính tích hai hay nhiều số Sử dụng linh hoạt các tính chất của phép toán vào các bài toán tính nhanh, nhẩm Sử dụng được máy tính bỏ túi với nút dấu “x”. Hợp tác tích cực trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ (ghi bài tập 38-SGK/20), máy tính bỏ túi, phấn màu. PP: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. Bảng con, bảng nhóm, máy tính bỏ túi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức: (1ph) 2. Kiểm tra: (7ph) Giáo viên Học sinh Phát biểu và viết công thức tổng quát các tính chất của phép nhân các số tự nhiên? Áp dụng tính nhanh: a, 5.25.2.16.4. b, 32.47+32.53. HS phát biểu như bảng ở SGK trang 15 Áp dụng: a, 5.25.2.16.4 = (5.2)(25.4).16 = 10.100.16 = 16 000. b,32.47+32.53=32.(47+53) = 32.100 = 3200 3. Luyện tập: (32 ph) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Vận dụng tính chất phép cộng vào bài toán tính nhanh (17 ph) Bài 35: Học sinh tìm cách làm bài HS lên bảng. Bài 36: Có thể nhẩm theo những cách nào? Sử dụng những tính chất nào? Tính chất kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Học sinh lên bảng. Bài 37: Giới thiệu tính chất a (b – c) = ab - ac Lấy ví dụ hướng dẫn học sinh thực hiện. VD: 13. 99 = 13 . (100 – 1) = 13 . 100 – 13 = 1287 GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện. HS lên bảng. GV theo dõi học sinh thực hiện và chốt lại kết quả đúng. Bài 35(SGK-Tr.19). 15 . 2 . 6 = 15. 3. 4 = 5. 3 . 12 (Đều bằng 15.12). 8 . 18 = 8 . 2 . 9 = 4 . 4 . 9 Bài 36 (SGK-Tr.19) Tính nhẩm 45 . 6 C1 = 9 . 5 . 6 = 9 . 30 = 270 C2 = (40+5) .6 = 40 .6 + 5 . 6 = 240+30 = 270 Tính nhẩm: 15 . 4 ; 25 . 12 ; 125 . 16 ; 34 . 11; 47 . 101 Bài 37 (SGK-Tr.20) Tính nhẩm: a/ 16.19 = 16.(20 - 1) = 16.20 - 16 = 320 – 16 = 304. b/ 46.99 = 46.(100 - 1) =46.100 - 46 = 4600 - 46 = 4554. c/ 35.98 = 35.(100 - 2) = 3500 - 35.2 = 3500 – 70 = 3430. Hoạt động 2:Sử dụng máy tính bỏ túi (7 ph) Bài 38. GV giới thiệu cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân (bảng phụ). HS thực hành. Bài 39. HS hoạt động nhóm, đưa ra nhận xét. Bài 38. (SGK-Tr.20). Tính: 375.376 = 141 000; 624.625 = 390 000. 13.81.215 = 226 395. Bài 39. (SGK-Tr.20). Tính chất số đặc biệt 142857 Khi nhân số đó với 2; 3; 4; 5; 6. Thì được tích là chính sáu chữ số đó viết theo thứ tự khác. Hoạt động 3: Bài tập phát triển tư duy.(8 ph) Xác định các tích sau: a, ab.101 b, abc.7.11.13 HD hs dùng phép viết só ab; abc thành tổng rồi tính hoặc đặt phép tính theo cột dọc rồi tính. GV hướng dẫn cùng làm với học sinh. HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bài 59/10 SBT: a, C1: 101 = (10a + b).101 = 1010a + 101b = 1000a +100b+10a + b = abab. C2: Câu b, tươg tự: Ta có 7.11.13 =1001. Kết quả: 4. Củng cố: (3ph) Nhắc lại tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 5. Hướng dẫn về nhà. (2 ph) - Ôn lại những tính chất đã học của số tự nhiên. - Bài tập về nhà 58, 59, 60, 61 (SBT-Tr.10). - Đọc trước bài phép trừ và phép chia. IV. Rót kinh nghiÖm Tuần: 03 Tiết : 09 §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA. I. Mục tiêu. HS hiểu được khi nào kết quả của phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của phép chia là một số tự nhiên. HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. Rèn cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một số bài toán thực tế. II. ChuÈn bÞ GV: Bảng phụ (vẽ hình 14,15,16-SGK/21 và ghi -SGK/22). PP: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. Bảng nhóm III. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức: (1 ph) 2. Kiểm tra: GV thực hiện trong tiết dạy 3. Bài mới: (33 ph) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Phép trừ 2 số tự nhiên. (14 ph) GV đưa bài toán yêu cầu HS thực hiện tại chỗ. ? Tìm x để 2 + x = 5 để 6 + x = 5 HS đứng tại chỗ trả lời. GV: Khi nào ta có phép trừ hai số tự nhiên a và b? HS phát biểu. Giáo viên giới thiệu cách tìm hiệu 2 số trên tia số, dùng bảng phụ- Hình 14; 15; 16. (SGK-Tr.21). Từ đó làm bài tập HS đứng tại chỗ trả lời câu GV lưu ý HS ý c). 1. Phép trừ hai số tự nhiên: * Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. * Trong phép trừ: a – b = c. a là số bị trừ b là số trừ c là hiệu số. a) a – a = 0 b) a – 0 = a c) Đk để có hiệu a - b là a ³ b Hoạt động 2:Phép chia hết và phép chia có dư.(19 ph) GV đưa ra bài toán tổ chức hoạt động tương tự hoạt động 1. Tìm x N để 4 . x = 12 Tìm x N để 5 . x = 22 Không có x N để 5 . x = 22 GV: Nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép chia? HS phát biểu. GV ghi bảng. 2. Phép chia hết và phép chia có dư: a. Phép chia hết: * Cho a, b, trong đó b 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b. x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x. * Trong phép chia a: b = x a là số bị chia b là số chia x là thương GV cho HS làm miệng bài GV giới thiệu 22 = 4. 5. + 2, trong N phép chia 22 cho 5 là phép chia có dư, 22 : 5 có thương là 4 và dư là 2. Nhắc lại mối quan hệ trong phép chia còn dư? HS làm GV treo bảng phụ. HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên bảng điền. Yêu cầu HS đọc tóm tắc kiến thức trong SGK a) 0 : a = 0 (a ¹ 0) b) a : a = 1 (a ¹ 0) c) a : 1 = a b. Phép chia có dư: * Với a, b N, b ¹ 0 ta luôn tìm được 2 số tự nhiên q và r duy nhất sao cho: a = bq + r 0 ≤ r < b +) r = 0 +) r ¹ 0 Phép chia có dư Bảng phụ 4. Củng cố. ( 10’) GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài tập 44 a,b 2 HS lên bảng làm bài 44 a,b. GV theo dõi HS dưới lớp nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng. GV hướng dẫn HS làm bài 44d (SGK-Tr.24). Xem 7x là số hạng chưa biết vậy làm thế nào để tìm 7x. HS phát biểu. Hãy tìm thừa số x khi biết một thừa số và tích. 3. Củng cố Bài 44. (SGK-Tr.24). a) x = 533. b) 1428 : x = 14 x = 1428:14 x = 102. 7x – 8 = 713 7x = 713+8 7x = 821 x = 821 : 7 x = 103. Hướng dẫn về nhà. (1’) Về nhà ghi vào vở phần tóm tắc kiến thức trang 22 và học thuộc. Bài tập về nhà 41; 43; 44(c, e, g); 45; 47; 48; 49 (SGK-Tr.22-24). Chuẩn bị tiết sau học bài “Luyện tập”. IV. Rót kinh nghiÖm Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013 P.HT Phan Thị Thu Lan

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc
Giáo án liên quan