Giáo án Toán học lớp 8 (chuẩn kiến thức) năm 2007 - 2008 - Tiết 57, 58

I- MỤC TIÊU

- Bằng hình ảnh cụ thể cho HS xem bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

- Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

- Biết vận dụng công thức vào tính toán.

II- CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, thước; Mô hình hình hộp chữ nhật và tranh vẽ.

- HS: Thước kẻ, bút chì; Ôn lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 8 (chuẩn kiến thức) năm 2007 - 2008 - Tiết 57, 58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/04/08 Ngày giảng: Tiết 57: Thể tích của hình hộp chữ nhật I- Mục tiêu - Bằng hình ảnh cụ thể cho HS xem bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. - Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật - Biết vận dụng công thức vào tính toán. II- Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, thước; Mô hình hình hộp chữ nhật và tranh vẽ. - HS: Thước kẻ, bút chì; Ôn lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật. III- Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (5 phút) 1. Nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, cho ví dụ thực tế để minh hoạ? 2. Khi nào thì đường thẳng song song với mặt phẳng. HS: Có 3 vị trí của 2 đường thẳng + Cắt nhau : có 1 điểm chung + Song song: Không có điểm chung cùng thuộc mặt phẳng + Không cắt nhau, không song song Ví dụ: 2 mép bàn song song. HS 2: Khi đường thẳng và mặt phẳng không có điểm chung. Hoạt động 2: Bàimới (33phút) GV: Quan sát hình “Nhảy cao ở sân tập thể dục/101 sgk ta có 2 cọc thẳng đứng vuông góc với mặt sân, đó là hình ảnh đường vuông góc với mặt phẳng. HS theo dõi GV trình bày 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Hai mặt phẳng vuông góc với nhau. GV yêu cầu HS làm ?1 ở sgk đưa lên bảng phụ? +Nêu vị trí của AD và AB + Đưa ra kí hiệu, rút ra khái niệm HS AA’ ^AD (D’A’AD là hình chữ nhật) AA’ ^AB vì A’ABB’ là hình chữ nhật. HS : AD và Ab cắt nhau cùng thuộc ABCD ?1 GV: yêu cầu HS làm ?2 + Tìm trên hình 84 các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD) , vì sao? HS ghi bài HS: B’C; C’D, D’D vuông góc với mp (ABCD) vì ... HS: B’B ^(ABCD) vì B’Bẻ(B’BCC’) => (B’BCC’) ^(ABCD) Tương tự: D’DAA’ ^(ABCD) A’A ^AD; A’A ^AB => A’A ^(ABCD) Nhận xét ; sgk ?2: sgk ?3 sgk GV yêu cầu HS đọc sgk/102,103 phần thể tích hình hộp chữ nhật và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật + Em hiểu 3 kích thước của hình hộp chữ nhật là gì? + Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm ntn? + Thể tích hình lập phương tính ntn? Vì sao? + yêu cầu HS đọc ví dụ /103 ở sgk HS đọc ở sgk HS : Là chiều dài, chiều rộng và chiều cao HS Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng nhân với chiều cao HS : V = a3. Vì hình lập phương là hình hộp chữ nhật mà các kích thước bằng nhau HS đọc ví dụ Thể tích của hình hộp chữ nhật Công thức V = a.b.c Hình lập phương V = a3 VD: (sgk/103) Diện tích 1 mặt là: 216: 6 = 36 (cm2) Độ dài cạnh lập phương a = = 6 (cm) Thể tích hình lập phương V = a3 = 63 = 216 (cm3) Hoạt động 3: Củng cố (5ph) - Điền số thích hợp vào bảng Dài 22 18 15 20 Rộng 14 Cao 5 6 8 8 S đáy 90 Thể tích 1320 2080 Bài tập 13/104 sgk Hoạt động 4: Giao việc về nhà (2 phút) - Học dấu hiệu nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. - Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương - BT 10 -14/103 sgk ********************************************************************* Ngày soạn:13/04/08 Ngày giảng: Tiết 58: Luyện tập I- Mục tiêu - Rèn cho HS khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở. - Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán thực tế. II- Chuẩn bị - GV: Đèn chiếu, phim, giấy trong, bút dạ; thước, phấn màu - HS: Thước kẻ, bút chì. III- Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (5 phút) GV: Cho hình hộp chữ nhật ABCDEFGH 1) BF vuông góc với mặt phẳng nào? Vì sao? 2) Vì sao (BCGF) ^EFGH)? 3. Ab song song với mặt phẳng nào? Gọi HS nhận xét cho điểm Hoạt động 2: Luyện tập (37phút) GV: Nghiên cứu BT11/104 ở màn hình của đèn chiếu ? + Muốn tính độ dài 3 kích thước dựa vào những yếu tố nào? + Trình bày lời giải phần a + Gọi HS nhận xét và chữa phần a HS đọc đề bài HS : Dựa vào 2 yếu tố sau: + 3 kích thước tỉ lệ với 3,4,5 + Thể tích là 480 cm3 HS trình bày ở phần ghi bảng HS nhận xét 1. BT 11/104a) Gọi 3 kích thước lần lượt là a,b,c Đ/k: a,b,c >0 Có => a = 3k; b = 4k; c = 5k Mà V = a.b.c = 480 3k.4k.5k = 480 60k3 = 480 => k3 = 8 => k = 2 vậy a = 6(cm); b = 8cm; c = 10cm GV: Muốn tính thể tích hình lập phương cần biết yếu tố nào? + Gọi HS trình bày tại chỗ phần b HS Biết độ cạnh lập phương HS trình bày tại chỗ b) Diện tích một mặt là 486 : 6 = 81 (cm2) Độ dài cạnh hình lập phương a = 9 (cm) V = a3 = 93 = 729 (cm3 GV: Nghiên cứu BT14 /101 ở màn hình? + Các nhóm nghiên cứu và trình bày lời giải theo hóm? +Cho biết kết quả từng nhóm ? + Đưa ra đáp án để các nhóm chấm chéo lẫn nhau + Chữa và chốt phương pháp đối vói bt này HS đọc đề bài HS hoạt động nhóm Đưa ra kết quả nhóm HS chấm chéo lẫn nhau. HS chữa bài vào vở bt 2. BT 14/101 a) Dung tích của nước đổ vào bể lúc đầu là 2.120 = 2400 (l) = 2,4 (m3) Diện tích đáy bể là 2,4 : 0,8 = 3 m2 Chiều rộng bể nước là: 3: 2 = 1,5 (m) GV : Đưa đề bài lên màn hình , GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ: a) Thùng nước chưa thả gạch b) Thùng nước sau khi thả gạch + Khi thả gạch vào, nước cách miệng thùngbao nhiêu? + Khi thả gạch thể tích nước và gạch tăng ntn? + Diện tích đáy thùng, chiều cao của nước cách miệng thùng bằng bao nhiêu dm? HS theo dõi trên màn hình đề bài và hình vẽ HS trả lời tại chỗ HS : Thể tích nước +Gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch HS trình bày HS ; 249 dm 3BT 15/105 Khi chưa thả gach vào nước cach miệng thùng là: 7 - 4 = 3 (dm) Thể tích nước, gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch là: 2 .1 .0,5.25 = 25 (dm3) Diện tích đáy thùng là: 7.7 = 49 (dm2) Chiều cao nước dâng lên là 25 : 49 = 0,51 (dm) Sau khi thả gạch vào , nước cách miệng thùng là: 3 - 0,51 = 2,49 (dm) Hoạt động 3: Giao việc về nhà (3phút) - BTVN: 16,18/105 sgk - Đọc trước bài Hình lăng trụ đứng.

File đính kèm:

  • docT57+58.doc