Giáo án Toán học - Tiết 6 đến tiết 12

1. Mục tiêu

a. Kiến thức: HS hiểu và công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song:"Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng a và b sao cho có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì a  b"

b. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy. Biết sử dụng ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng song song.

c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác.Tính hợp tác trong học tập.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ

b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (5')

HS: Nêu tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng?

- Điền tiếp vào hình vẽ số đo các góc còn lại?

- Hãy nêu vị trí của 2 đường thẳng phân biệt?

- Thế nào là 2 đường thẳng song song.

GV : Nhận xét , cho điểm

b. Dạy nội dung bài mới

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học - Tiết 6 đến tiết 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 7B:…/…/ 2012 Tiết 6: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 1. Mục tiêu a. Kiến thức: HS hiểu và công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song:"Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng a và b sao cho có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b" b. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy. Biết sử dụng ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng song song. c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác.Tính hợp tác trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') HS: Nêu tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng? - Điền tiếp vào hình vẽ số đo các góc còn lại? - Hãy nêu vị trí của 2 đường thẳng phân biệt? - Thế nào là 2 đường thẳng song song. GV : Nhận xét , cho điểm b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Thời gian Nội dung chính *Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức lớp 6 (10') GV:Yêu cầu HS nhắc lại kiến thcs lớp 6 trong SGK (tr 90). HS: Trả lời GV: Cho 2 đường thẳng a & b muốn biết đường thẳng a có song song với đường thẳng b không ta làm thế nào ? HS: Đưa ra ý kiến của mình. GV: Đặt vấn đề vào bài. *Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biêt hai đường thẳng song song (18') GV:Yêu cầu HS làm ? 1 HS: Thực hiện - Ước lượng bằng mắt. Hoặc dùng thước lên bảng kéo dài các đường thẳng và nêu nhận xét. - Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình a, b, c? Dấu hiệu… - Trong tính chất này cần có điều gì và suy ra điều gì? HS: Trả lời GV: Giới thiệu ký hiệu. - Em hãy diễn đạt cách khác để nói lên a và b là 2 đường thẳng song song? Cho học sinh kiểm tra dụng cụ xem a & b có song song với nhau không ? (câu hỏi ở đầu phần 2) Gợi ý:Kiểm tra bằng cách vẽ đường thẳng c bất kỳ cắt a và b. Do một cặp góc so le trong (hoặc cặp góc đồng vị) xem có bằng nhau hay không? - Vậy muốn vẽ 2 đường thẳng song song ta làm thế nào ? * Hoạt động 3: Luyện tập (10') GV: Đưa ra bài tập 24 trên bảng phụ HS: Lên bảng điền. GV:Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. GV: Cho HS đọc bài 23 SBT.T77 HS: Đọc GV: Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm theo nhóm. HS: Thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng trình bày các nhóm nhận xét chéo nhau. GV: Nhận xét chung 10 phút 18 phút 10 phút ?1 1. Nhắc lại kiến thức lớp 6 * Định nghĩa: (SGK.T90) a b 2. Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song  a c b 450 (SGK.T90) d 900 g e 800 600 600 m p n * Tính chất : (SGK – T90) * Dấu hiệu : (SGK – T90) - Hai đường thẳng a và b song song với nhau. + Ký hiệu : a // b. 3. Luyện tập * Bài tập 24 (SGK – T91) ... a // b. ... a // b. * Bài tập 22 (SBT – T77) - Cả 3 ý a, b,c đều đúng. c. Củng cố (1') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') - Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. -Làm bài tập 21, 22, 24 SBT trang 77,78. * Hướng dẫn bài tập 24 ý a,b (SBT.T78): a, AB // CD; b, EG // FH Ngày giảng 7B:…/…/ 2012 Tiết 7: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiếp) 1. Mục tiêu a. Kiến thức: HS hiểu và công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song:"Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng a và b sao cho có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b". b. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy. Biết sử dụng ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng song song. c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác.Tính hợp tác trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') - Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song? b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính *Hoạt động 1: Vẽ hai đường thẳng song song (15') GV: Đưa ra ?2 và một số cách vẽ(h.18,19 SGK) HS: Hoạt động nhóm. - Yêu cầu: Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm trình bày trình tự vẽ (bằng lời) vào bảng nhóm, thời gian 7phút. Các nhóm thực hiện. Đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ lại hình như trình tự của nhóm. Các nhóm nhận xét chéo. GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm vẽ hình. Nhận xét, kết luận HS: Dưới lớp thao tác vào vở. GV: Giải thích: Hai đoạn thẳng song song, 2 tia song song.(Đưa lên bảng phụ) HS: Ghi bài và vẽ hình. * Hoạt động 2: Luyện tập (22') GV :Yêu cầu HS lên bảng làm bài 26 SGK. HS: Đọc đầu bài. - 1 HS lên bảng vẽ hình và trả lời câu hỏi SGK.HS cả lớp nhạn xét đánh giá. GV: Muốn vẽ góc 120ta có những cách nào ? (Dùng thước đo góc hay dùng ê ke có góc 60) HS: 1 HS lên bảng vẽ hình bằng cách khác với HS 1. GV: Nhận xét chung GV: Đưa ra đề bài bài tập 27 SGK. HS:Đọc đề bài GV.Bài toán cho điều gì ? Yêu cầu gì ? Muốn vẽ AD song song BC ta làm như thế nào ? Muốn có AD = BC ta làm thế nào ? HS: Lên bảng vẽ hình như hướng dẫn. GV: Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD song song với BC và AD = BC.Hãy vẽ? GV:Cho HS đọc đề bài tập 28 SGK. HS: Thực hiện GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày theo 2 cách. HS: Lên bảng trình bày GV: Quan sát và hướng dẫn chung. Gọi HS nhận xét HS: Nhận xét GV: Kết luận chung 3. Vẽ 2 đường thẳng song song (SGK.T90) ?2 * Nếu biết hai đường thẳng song song thì ta nói mỗi đoạn thẳng (mỗi tia) của đường này sông song với mọi đượn thẳng (mọi tia) của đường thẳng kia. 4. Luyện tập * Bài tập 26 (SGK – T91) - Ax và By có song song với nhau vì đường thẳng AB cắt Ax và By tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau (= 1200) (theo dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song) * Bài tập 27 (SGK – T91) * Bài tập 28 (SGK – T91) 600 a c b 60606060600600 *Cách 1 : - Vẽ đường thẳng xx’ -Trên xx’ lấy điểm A bất kỳ. -Dùng ê ke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 600. -Trên c lấy B bát kỳ (BA) -Dùng ê ke vẽ góc y’BA = 600ở vị trí so le trong với góc xAB -Vẽ tia đối By của tia By’ta được y’y // xx’. *Cách 2: Vẽ hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau. c. Củng cố (2') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') -Xem lại các bài tập đã chữa. -Làm bài tập 30 SGK trang 92. Bài 24,25,26 SBT trang 78. * Hướng dẫn bài tập 29 (SGK.T92): Bằng suy luận khẳng định góc x0y và góc x’0y’ cùng nhọn có 0’x’ // 0x; 0’y’ // 0y thì x0y = x’0y’’. Ngày giảng 7A:…/…/ 2012 Tiết 8: TIÊN ĐỀ ƠCLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 1. Mục tiêu a. Kiến thức: HS hiểu được nội dung tiên đề ơclit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M a) sao cho b song song a. Hiểu rằng nhờ có tiên đề ơclit mới suy ra được tính chất của 2 đường thẳng song song. “Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì 2 góc so le trong bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau, 2 góc đồng vị bằng nhau”. b. Kỹ năng: Biết vận dụng tiên đề ơ-clit để chứng minh ba điểm thẳng hàng. Biết vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song để chứng minh hai góc bằng nhau hoặc bù nhau. Cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo của góc còn lại. c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác.Tính hợp tác trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') - Cho điểm M a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b song song a? GV: Để vẽ đường thẳng b đi qua điểm M và b song song a ta có nhiều cách vẽ. Nhưng liệu có bao nhiêu đường thẳng qua M và song song a? b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt đông1: Tìm hiểu tiên đề Ơ clit (8') GV : Bằng kinh nghiệm thực tế người ta nhận thấy : Qua điẻm M mằm ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a mà thôiTiên đề ơclit. GV : Thông báo tiên đề Ơ clít SGK. HS:Nhắc lại. Học sinh đọc mục: “Có thể em chưa biết”. GV: Với 2 đường thẳng song song a và b có những tính chất gì? *Hoạt động 2: Tính chất của hai đường thẳng song song (15') GV:Cho HS làm ? SGK trang 93. Gọi học sinh lần lượt làm từng câu. HS: Trả lời. - Qua bài toán trên em có nhận xét gì ? HS: Nhận xét - Em hãy kiểm tra xem 2 góc trong cùng phía có quan hệ như thế nào với nhau? HS:Nhận xét. .Hai góc so le trong bằng nhau. .Hai góc đồng vị bằng nhau. .Hai góc trong cùng phía bù nhau. - Ba nhân xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song. GV giới thiệu tính chất. HS: Đọc tính chất - Tính chất này cho điều gì và điều gì? * Hoạt động 3: Luyện tập (15') GV: Cho HS làm bài 30 SBT để trả lời câu hỏi. HS: Thực hiện: +Đo hai góc A4 và B1 rồi so sánh. +Lý luận = theo gợi ý : Nếu qua A vẽ tia AP sao cho góc PAB = Thế thì AP// b, vì sao ? Qua A có a // b, lại có AP// a thì sao? Kết luận? GV: Từ hai góc sole trong bằng nhau, theo t/c các góc tạo bởi một đường thằng cắt hai đường thẳng ta suy ra được hai góc đồ ng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau GV: Cho HS làm bài tập 34, cho HS làm theo nhóm HS: Các nhóm thực hiện. Đại diện đưa ra bài giải. Các nhóm nhận xét chéo GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm vẽ hình, trình bầy bài. Nhận xét, kết luận 1. Tiên đề Ơclit - M a, b đi qua M và b // a là duy nhất. 2. Tính chất của 2 đường thẳng song song: ? (Tự đo và nhận xét.) * Tính chất: (SGK – 93) 3. Luyện tập * Bài tập 30: (SBT – T79) a, = b, Giả sử . Qua A ta vẽ tia AP sao cho = . AP // b vì có 2 góc so le trong bằng nhau. - Qua A vừa có a // b vừa có AP // b điều này trái với tiên đề Ơclit. - Vậy đường thẳng AP và đường thẳng a chỉ là một hay = = . * Bài tập 34 (SGK.T94) a, Theo t/c của hai đường thẳng song song ta có = = 370(cặp góc so le trong) b, Có và A1 là hai góc kề bù suy ra = 1800 - (t/c hai góc kề bù) Vậy = 1800 – 370 = 1430 Có = =1430 (hai góc đồng vị) c. Củng cố (1') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm bài tập 33,35 / trang 94 SGK. Làm bài tập từ 27 đến 29 / trang 79 SBT * Hướng dẫn bài tập 34 ý c (SGK.T94): c) = =1430(hai góc so le trong) = =1430 (đối đỉnh) Ngày giảng 7A:…/…/ 2012 Tiết 9: BÀI TẬP 1. Mục tiêu a. Kiến thức: HS nắm được cho 2 đường thẳng song song và 1 cát tuyến cho biết số đo của 1 góc, biết tính các góc còn lại. b. Kỹ năng: Vận dụng được tiên đề Ơclit và tính chất của 2 đường thẳng song song để giải bài toán. Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán. c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, say mê trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (không) * Kiểm tra: (15 phút) Đề Đáp án – Điểm 1. Thế nào là 2 đường thẳng song song? 2. Trong các câu sau hãy chọn câu đúng: a, Hai đường thẳng song song là 2 đường thẳng không có điểm chung. 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì a song song b. b, Có duy nhất 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước. 3. Cho đường thẳng a và 1 điểm P năm ngoài đường thẳng a. Hãy vẽ 1 đường đi qua P và song song với a? 1. (4đ) Hai đường thẳng song song ...... 2. (3đ) Cả 2 câu đều đúng 3. (3đ) b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Điền vào ô trống (15') GV: Đưa ra bài tập 36 trên bảng phụ. HS: Lên bảng điền. Dưới lớp hoàn thành và nhận xét bài GV: Nhận xét chung GV: Yêu cầu HS làm bài 38 SGK.T95 HS: Hoạt động nhóm.Thời gian 5ph - Yêu cầu: Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm điền vào chỗ trống trong bảng bài 38 SGK. + Nhóm 1,2 điền khung bên trái. + Nhóm 3,4 điền khung bên phải. HS: Các nhóm thực hiện. Đại diện 1 nhóm đưa ra bài làm. Các nhóm nhận xét chéo. GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm.Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Bài toán vẽ hình (12') GV: Đưa ra bài tập 29 SBT trang 79. HS: Lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm bài và nhận xét GV: Nhận xét chung 1. Điền vào ô trống * Bài tập 36: (SGK – 94) a B1 c 4 A1 2 2 3 3 4 b a, b, c, 1800(Hai góc trong cùng phía) d, vì (2 góc đối đỉnh) và (2 góc đồng vị) * Bài tập 38: (SGK – 95) Biết d // d’ thì suy ra a) và b) c) = 1800 Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a) Hai góc so le trong bằng nhau. b) Hai góc đồng vị bằng nhau. c) Hai góc trong cùng phía bù nhau. Biết a)hoặc b) hoặc c) = 1800 thì suy ra d // d’ Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà a)Trong các góc tạo thành có hai góc so le trong bằng nhau hoặc b)Hai góc đồng vị bằng nhau hoặc c) hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau. 2. Bài toán vẽ hình * Bài tập 29: (SBT – 79) a, c có cắt b. b, Nếu đường thẳng c không cắt đường thẳng b thì c phải song song với b. Khi đó qua A, ta vừa có a // b vừa có c // b điều này trái với tiên đề Ơclit. Vậy nếu a // b thì c cắt a thì c cắt b. c. Củng cố (1') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') - Xem lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập còn lại trong SGK và SBT. * Hướng dẫn bài tập 39 (SGK.T95): Góc nhọn tạo bởi a và d2 bằng góc nhọn tạo bởi a và d1, góc đó bằng 1800 – 1500 = 300 Ngày giảng 7A:…/…/ 2012 Tiết 10: TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG 1. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu và nắm được quan hệ giữa 2 đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với 1 đường thẳng thứ ba. 2. Kỹ năng: Biết phát biểu chính xác 1 mệnh đề toán học. 3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, say mê trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (không) - HS1: Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c d. - HS2: Phát biểu tiên đề Ơclit và tính chất của 2 đường thẳng song song. Trên hình bạn vừa vẽ, dùng ê ke vẽ đường thẳng d’ đi qua M và d’ c. b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song. (15') GV :Yêu cầu HS quan sát H.27 SGK (tr 96) HS :Trả lời ?1 GV:Yêu cầu HS cả lớp vẽ hình 27 HS :Vẽ hình, 1 HS vẽ hình trên bảng. - Em hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa 2 đường thẳng phân biệt cùng đường thẳng thứ 3? HS : Trả lời. Một vài HS nhắc lại. GV: Tóm tắt dưới dạng hình vẽ và ký hiệu toán học. HS:Bổ sung hình vẽ. GV:Em hãy nêu lại cách suy luận t/c trên. *HS nêu được Cho ca tại A. Có = 900 cb tại B. Có = 900 Có và ở vi trí so le trong và = = 900. Suy ra có a // b (Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song) GV: treo bảng phụ: Nếu có đường thẳng a song song b và đường thẳng c a. Theo em quan hệ giữa c và b như thế nào ? Vì sao  Gợi ý: - c có cắt b không ? - Có cắt thì góc tạo thành bằng bao nhiêu ? Vì sao ? - Qua bài toán trên rút ra nhận xét gì? GV : Yêu cầu Học sinh tóm tắt nội dung t/c 2 dưới dạng hình vẽ và ký hiệu. - Hãy so sánh nội dung tính chất 1 và tính chất 2 (ngược nhau) * Hoạt động 2: Ba đường thẳng song song (15') GV:Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 SGK trang 97 HS:Hoạt động nhóm ?2 thời gian 5ph GV: Yêu cầu: Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm thực hiện ?2 .Chú ý bài làm của các nhóm có H.28 (a,b) và trả lời các câu hỏi. HS: Các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm đưa ra bài làm và nhận xét chéo GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm. Nhận xét, kết luận. Tính chất. GV: Giới thiệu ba đường thẳng song song từng đôi một và ký hiệu. HS: Ghi vở * Hoạt động 3: Luyện tập (7') GV: Đưa ra bài tập 40 SGK trang 97. HS: Lên bảng điền GV: Kết hợp với HS dưới lớp nhận xét GV: Đưa ra hình vẽ và nội dung bài tập 41 SGK (tr 97). HS: Lên bảng điền. a c b Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song. ?1 a, a có song song với b. b, Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau nên a // b. * Tính chất 1: (SGK – 96) a // b. * Tính chất 2 : (SGK – 96) c b 2. Ba đường thẳng song song ?2 H.a H.b a, d’ và d’’ có song song với nhau b, a d’ (1)(t/c 1 đt ^ với...) + Tương tự : a d’’ (2) vì a d mà d // d’’ + Từ (1) & (2) d’ // d’’ (hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc...) * Tính chất: (SGK – 97) * Khi 3 đường thẳng d, d’, d’’ song song với nhau từng đôi một, ta nói 3 đường thẳng ấy song song với nhau. + Kí hiệu : d // d’ //d’’ 3. Luyện tập * Bài tập 40(SGK – 97) a // b c b. * Bài tập 41 (SGK – 97) Nếu a // b và a // c thì b // c c. Củng cố (2') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') -Làm bài tập 42,...,48 SGK (tr 98). Bài 33,34 SBT (tr 80). -Học thuộc ba tính chất của bài. Tập diễn đạt các t/c bằng hình vẽ và ký hiệu hình học. * Hướng dẫn bài tập 46 ý b (SGK.T95): b, Số đo = 1800 - 1200 = 600 vì và hai góc trong cùng phía. Ngày giảng 7A:…/…/ 2012 Tiết 11: ĐỊNH LÝ 1. Mục tiêu a. Kiến thức: Biết thế nào là một định lí và chứng minh một định lí. b. Kỹ năng: Biết đưa 1 định lý về dạng “ Nếu ..... thì’’. Làm quen với mệnh đề lôgíc (p Þ q) c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, say mê trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') - HS1: Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c d. - HS2: Phát biểu tiên đề Ơclit và tính chất của 2 đường thẳng song song. Trên hình bạn vừa vẽ, dùng ê ke vẽ đường thẳng d’ đi qua M và d’ c b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Định lý (22') GV: Cho HS đọc phần định lý SGK.T99 - Vậy thế nào là 1 định lý ? GV: Cho HS làm bài ?1 SGK - Em nào có thể lấy thêm ví dụ về các định lý đã học ? HS: Trả lời GV: Nhắc lại định lý “ Hai góc đối đỉnh bằng nhau ‘’ Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình của định lý, KH trên hình vẽ Ô1, Ô2 - 1 HS lên bảng Hỏi: Theo em trong định lý điều đã cho là gì? HS: Đó là GT Hỏi: Điều phải suy ra là gì ? HS: Đó là KL GV:vậy trong 1 định lý điều cho biết là giả thiết của định lý, điều suy ra là kết luận của định lý Hỏi: Vậy định lý gồm mấy phần là những phần nào? HS: Gồm 2 phần:giả thiết và kết luận GV: Giả thiết(GT) và kết luận(KL) Mỗi định lý đều có thể phát biểu dưới dạng “nếu .....thì ....”phần nằm giữa từ “nếu” và từ “thì” là GT, sau từ “thì” là KL - Em hãy phát biểu lại tính chất 2 góc đối đỉnh dưới dạn: “nếu.. .thì” dựa vào hình vẽ viết GT và KL bằng kí hiệu? 1HS: lên bảng viết) GV cho HS làm ?2 1 HS đứng tại chỗ trả lời 2HS lên bảng làm ý b GV: Kiểm tra nhận xét chung * Hoạt động 2: Luyện tập (15') GV: Cho HS làm bài tập 49 HS: Lên bảng thực hiện. HS dưới lớp làm bài và nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Yêu cầu HS làm bài 50 hoạt động nhóm thời gian 5ph GV: Yêu cầu: Chia lớp làm 4 nhóm. HS: Các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm đưa ra bài làm và nhận xét chéo GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm. Nhận xét, kết luận. 1. Định lý *Định lí: là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng ?1 (phát biểu ba tính chất ở §6) + Ví dụ: Cho biết Ô1 và Ô2 là 2 góc đối đỉnh Phải suy ra :Ô1=Ô2 ?2 a, Giả thiết: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 Kết luận:Chúng song song với nhau b, GT a//c; b//c KL a//b 2. Luyện tập * Bài tập 49 (SGK.T101) a, GT KL a // b b, GT a // b KL * Bài tập 50 (SGK.T101) a, Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ 3 thì hai đường thẳng đó song song. b, GT ; KL a // b c. Củng cố (2') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') -Làm bài tập 51, 52/SGK; 39,40/SBT -Học thuộc định lí. Đọc trước phần 2. Ngày giảng 7A:…/…/ 2012 Tiết 12: ĐỊNH LÝ (Tiếp) 1. Mục tiêu a. Kiến thức: Biết thế nào là một định lí và chứng minh một định lí. b. Kỹ năng: Biết đưa 1 định lý về dạng “ Nếu ..... thì’’. Làm quen với mệnh đề lôgíc (p Þ q) c.Thái độ: Cẩn thận, chính xác, say mê trong học tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: SGK và SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') - Nêu nội dung định lí? Làm bài 39 SBT? b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Chứng minh định lí (17') GV: Đưa ra ví dụ: CM định lý góc tạo bởi hai tia phân giác của 2 góc kề bù là 1 góc vuông (bảng phụ). Gọi 1 HS viết GT và KL. HS: Thực hiện - Tia phân giác của 1 góc là gì? HS: Trả lời - Khi Om là phân giác của ta có điều gì? HS: Trả lời - Om là tia phân giác ta có điều gì? HS: Trả lời - Tại sao ? HS: Trả lời GV: Chúng ta vừa CM 1 định lý.Thông qua ví dụ em hãy cho biết muốn CM 1 định lý ta cần làm ntn? HS: Trả lời * Hoạt động 2: Luyện tập (20') Gv: Cho HS CM định lý “ Hai góc đối đỉnh thì bằng" - Thế nào là CM định lý ? Hãy minh hoạ định lý “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau’’ trên hình vẽ , viết gt , KL bằng KL và CM định lý đó. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm HS: Hoạt động nhóm ?2 thời gian 5ph GV: Yêu cầu: Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm thực hiện ?2 .Chú ý bài làm của các nhóm có H.28 (a,b) và trả lời các câu hỏi. HS: Các nhóm thực hiện. Đại diện nhóm đưa ra bài làm. Các nhóm nhận xét chéo GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm. Nhận xét, kết luận. GV: Yêu cầu HS đọc bài 42(SBT.T81) - 1 HS lên ghi GT và KL. - 1 HS khác lên vẽ hình. - 1 HS lên điền vào chỗ trống. - HS dưới lớp làm bài, theo dõi và nhận xét bài bạn. GV: Nhận xét chung 2. Chứng minh định lí GT Om là tia phân giác của On là tia phân giác của KL =900 Chứng minh: (vì Om là tia phân giác ) (1) (vì On là tia phân giác của ) (2) + từ (1) và(2) Þ (3) - Vì tia Oz nằm giữa 2 tia Om và On và vì và là 2 góc kề bù nên từ 3. Þ = Þ =900 3. Luyện tập * CM định lý “ Hai góc đối đỉnh thì bằng" GT Ô1 đối đỉnh Ô2 KL Ô1= Ô3 Chứng minh : Có Ô1 + Ô2=1800(2 góc kề bù) (1) Ô2 + Ô3 =1800 (2 góc kề bù) (2) ÞÔ1+Ô2=Ô2+Ô3=1800 (3) Từ (1), (2), (3) ÞÔ1=Ô3 * Bài tập 42 (SBT.T81) GT DI là tia phân giác của đối đỉnh với KL = Chứng minh: = (Vì DI là tia phân giác của ) = (Vì hai góc đối đỉnh) + Từ (1) và (2) => = => ĐPCM c. Củng cố (2') GV: - Nhắc lại kiến thức trong giờ vừa học? Nhận xét ý thức học trong giờ học. d. Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà (1') - Làm các bài tập 51, ..., 53(SGK); 39,...,43,44/SBT - Học bài và làm các bài tập phận luyện tập để giời sau luyện tập. * Hướng dẫn bài tập 44: GT và đều là góc nhọn Ox // O'x', Oy // O'y' KL = - CM dựa vào các cặp góc đồng vị bằng nhau.

File đính kèm:

  • docT6.12.doc
Giáo án liên quan