Giáo án Toán khối 11 - Phép biến hình và phép tịnh tiến

I - Mục đích, yêu cầu:

Giúp học sinh nắm được:

 - Khái niệm về phép biến hình, phép tịnh tiến theo véc tơ trong mặt phẳng.

 - Các tính chất cơ bản của phép tịnh tiến theo véc tơ.

 - Vận dụng khái niệm và tính chất để thực hiện các hoạt động và làm bài tập.

 - Hình thành tư duy và kỹ năng học Toán.

II - Phương pháp và chuẩn bị:

1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận gợi mở.

2. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, tư liệu đạy học.

 - HS: Kiến thức cơ bản, đọc trước bài, vở ghi chép, SGK, tài liệu học tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán khối 11 - Phép biến hình và phép tịnh tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG Tiết 1 §1 PHÉP BIẾN HÌNH. §2 PHÉP TỊNH TIẾN. I - Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh nắm được: - Khái niệm về phép biến hình, phép tịnh tiến theo véc tơ trong mặt phẳng. - Các tính chất cơ bản của phép tịnh tiến theo véc tơ. - Vận dụng khái niệm và tính chất để thực hiện các hoạt động và làm bài tập. - Hình thành tư duy và kỹ năng học Toán. II - Phương pháp và chuẩn bị: 1. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận gợi mở. 2. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, tư liệu đạy học. - HS: Kiến thức cơ bản, đọc trước bài, vở ghi chép, SGK, tài liệu học tập. III - Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục, kiểm tra vệ sinh lớp. 2. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên (GV) Hoạt động của Học sinh (HS) Hoạt động 1: Khái niệm GV: Tổ chức hoạt động 1 trong SGK d M M’ GV: Vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS xác định điểm M’. ?Có bao nhiêu điểm M’. Giả sử có điểm M’ là hình chiếu của M lên d, có bao nhiêu điểm M? GV: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm phép biến hình. Lưu ý: Ký hiệu phép biến hình là F. r Xét bài toán: Trong (Oxy) cho , điểm M. Hãy xác định: + Điểm B: + Điểm B’: GV: Nhận xét và hoàn thiện, đồng thời hướng HS tới khái niệm Phép tịnh tiến. GV: Tổ chức HS thực hiện hoạt động 1, SGK trang 5. GV: Kết luận và hoàn thiện. HS: Thực hiện hoạt động HS: Dựa vào dữ kiện bài toán để vẽ hình xác định M’. Trả lời: Có duy nhất 1 điểm M’. Trả lời: Có vô số điểm M. HS: Nghiên cứu SGK và ghi khái niệm đầy đủ vào vở. HS: Suy nghĩ và lên bảng xác định điểm B và B’ trên hình. HS: Đọc khái niệm trong SGK và ghi khái niệm phép biến hình vào vở. HS: Đọc kỹ và thực hiện hoạt động. Hoạt động 2: Tính chất r Xét bài toán: Giả sử trong mặt (Oxy): T(M) = M’; T(N) = N’. ?Hãy so sánh MN và M’N’. GV: Vẽ hình lên bảng: M N N’ M’ GV: Dẫn dắt HS nội dung Tính chất 1. GV: Tính chất 2 được nêu khá rõ trong SGK trang 6. Yêu cầu HS đọc và ghi chép vào vở. HS: Chứng minh MN = M’N’ Theo bài ra: Þ Ta có: Þ MN = MN’ HS: Ghi nội dung Tính chất 1 vào vở. HS: Thực hiện yêu cầu. Hoạt động 3: Biểu thức tọa độ Trong (Oxy) cho , M(x, y) và M’(x’, y’). ?=? ? GV: Kết luận biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến T Tổ chức HS thực hiện hoạt động 3 trang 7 SGK HS: Tính toán = (x’ - x, y’ - y) Û Þ HS: Ghi chép HS: Thực hiện hoạt động 3. Củng cố, đánh giá: - Các khái niệm phép biến hình, phép tịnh tiến theo véc tơ. - Các tính chất cơ bản của phép tịnh tiến. - Các bài toán liên quan. 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài tập để tiết sau luyện tập. Duyệt chuyên môn TTCM ĐINH BÌNH DƯƠNG Tiết 2 LUYỆN TẬP I - Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: - Nắm lại các khái niệm về phép biến hình, phép tịnh tiến theo véc tơ trong mặt phẳng, các tính chất cơ bản của phép tịnh tiến theo véc tơ. - Vận dụng khái niệm và tính chất để làm bài tập. - Hình thành tư duy và kỹ năng làm Toán cho HS. II - Phương pháp và chuẩn bị: 1. Phương pháp: Làm bài tập, thảo luận gợi mở, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. 2. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, tư liệu đạy học. - HS: Kiến thức cơ bản, chuẩn bị trước bài tập, vở bài tập, tài liệu học tập. III - Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục, kiểm tra vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ?Nêu các tính chất của phép tịnh tiến. ?Trình bày biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến. 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên (GV) Hoạt động của Học sinh (HS) Bài tập 1 (trang 7 SGK) GV: Gọi 1 HS đọc nội dung BT. GV: Gợi ý HS cách giải: Dựa vào định nghĩa và tính chất 1 của phép tịnh tiến. GV: Gọi HS lên bảng trình bày bài giải. GV: Nhận xét và hoàn thiện. HS: Đọc và tìm hiểu kỹ nội dung. HS: Trình bày: Giả sử M(x, y); M’(x’, y’); M’ = T(M) Û Þ Þ M = T(M’) Bài tập 2 (trang 7 SGK) GV: Gọi 1 HS đọc nội dung BT. GV: Gợi ý HS cách giải: Dựa vào định nghĩa và tính chất 1, tính chất 2 của phép tịnh tiến. GV: Vẽ hình theo bài ra: .G C B A GV: Gợi ý cách giải và gọi HS lên trình bày bài giải. GV: Nhận xét và hoàn thiện. HS: Đọc và tìm hiểu kỹ nội dung. HS: Chú ý và tìm cách giải: HS: Trình bày cách giải: Để có ảnh của rABC qua phép tịnh tiến theo véc tơ , ta lần lượt thực hiện: + Dựng hình bình hành ABB’G, nhận được: Þ B’ = T (B) + Dựng hình bình hành ACC’G, nhận được: Þ C’ = T (C) Þ rGB’C’ = T (ABC) Do A = T (A’) nên A’ º G Þ rA’B’C’ = T (ABC) Trên tia đối của tia AG, lấy D: AD=AG, ta được: Þ A = T (D) Bài tập 3 (trang 7 SGK) GV: Gọi 1 HS đọc nội dung BT. GV: Gợi ý HS cách giải: Dựa vào tính chất 1, tính chất 2 và biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến. GV: Gợi ý cách giải và gọi HS lên trình bày bài giải. GV: Nhận xét và hoàn thiện. HS: Đọc và tìm hiểu kỹ nội dung. HS: a) A’(xA’, yA’); B’(xB’, yB’), ta có: Þ A’(2, 7) Þ B’(-2, 3) b) Tương tự: C(4, 3) c) Gọi M’(x’, y’) Î d: x – 2y + 3 = 0; M(x, y) Î d’; Ta có: x’ – 2y’ + 3 = 0 (1) M = T(M’) Û Û (2) Từ (1) và (2) ta có: (x + 1) – 2(y – 2) + 3 = 0 Û x – 2y + 8 = 0 (*) PT (*) chính là PTĐT d’ cần tìm. 4. Củng cố, đánh giá: - Tóm lược các khái niệm phép biến hình, phép tịnh tiến. - Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép tịnh tiến. - Đánh giá kỹ năng ứng dụng các kiến thức để giải Toán của HS. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập còn lại trong SGK - Chuẩn bị bài mới (Bài 3 và Bài 4). Duyệt chuyên môn TTCM ĐINH BÌNH DƯƠNG

File đính kèm:

  • docGiao an HH11CB Tiet 12.doc