Giáo án Toán lớp 2 tuần 34

 Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.

A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

+ Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

+ Nhận biết một phần mấy của một số.

+ Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau.

+ Đặc điểm của số 0 trong các phép tính.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 2 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA. A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: + Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. + Nhận biết một phần mấy của một số. + Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau. + Đặc điểm của số 0 trong các phép tính. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm và đọc kết quả theo cột 4 x 9 = 36 3 x 8 = 24 36 : 4 = 9 24 : 3 = 8 5 x 7 = 35 2 x 8 = 16 35 : 5 = 7 16 : 2 = 8 Bài 2: Yêu cầu học sinh thc hiện tính 2 x 2 x 3 = 4 x 3 = 12 40 : 4 : 5 = 10 : 5 = 2 4 x 9 + 6 = 36 + 6 = 42 3 x 5 - 6 = 15 - 6 = 9 2 x 7 + 58 = 14 + 58 = 72 2 x 8 + 72 = 16 + 72 = 88 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài Bài giải: Số bút chì màu mỗi nhóm có là: 27 : 3 = 9 (bút chì màu) Đáp số: 9 bút chì màu Bài 4: Yêu cầu hoc sinh quan sát kẽ từng hình, đếm số ô vuông và xác định hình có 1/4 số 6 vuông được khoanh Bài 5: Yêu cầu học sinh làm bảng con từng phép tính: 4 + 0 = 4 0 x 4 = 0 4 - 0 = 4 0 : 4 = 0 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Làm bài (ST) - Đọc theo cột - Làm bài, 2 học sinh làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài - Đọc đề bài, phân tích đề. - Làm bài, học sinh làm bảng lớp - Nhận xét, chữa bài - Làm bài * Hình b - Làm bảng con Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG. A. Mục tiêu: Giúp HS: + Củng cố xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 12, số 3 hoặc số 6). + Củng cố biểu tượng về độ dài. + Giải bài toán có lien quan đến các đơn vị đo độ dài (l), đồng (tiền Việt Nam) B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1: a)Yêu cầu HS xem đồng hồ, đọc giờ trên đồng hồ A: 9 giờ 30 phút B: 5 giờ 15 phút C: 10 giờ D: 8 giờ 30 phút b) Yêu cầu HS xem đồng hồ tròn và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào là chỉ cùng một giờ (nhấn mạnh vào cùng buổi chiều) - E nối với A (14 giờ = 2 giờ chiều) - B nối với D (17 giờ = 5 giờ chiều) - C nối với G (15 giờ = 3 giờ chiều) Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tự phân tích đề: Bài giải: Can to đựng được só lít nước mắm là: 10 + 5 = 15 (l) Đáp số: 15 (l) Bài 3: Hướng dẫn tượng tự Bài 2 Bài giải: Số tiền còn lại là: 1000 - 800 = 200 (đồng) Đáp số: 200 (đồng) Bài 4: Yêu cầu HS tập ước lượng rồi điền các đơn vị mm, cm, dm, m, km thích hợp vào chỗ chấm - Bút bi dài khoảng 15cm - Một ngôi nhà nhiều tầng cao 15m - Quãng đường TPHCM - Cần Thơ dài khoảng 174km - Bề dày hộp bút khoảng 15mm - Một gang tay dài khoảng 15cm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - Xem đồng hồ (SGK) và đọc giờ - Xem và nối các đồng hồ lại với nhau cho phù hợp - Đọc đề bài, phân tích đề - Giải bài toán - Nhận xét, chữa bài - Làm bài, đọc từng câu. Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007. Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG. A. Mục tiêu: Giúp HS: + Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã được học (độ dài, khối lượng, thời gian) + Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo độ dài, khối lượng thời B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS đọc bảng nhận biết các thông tin có trong bảng để tự trả lời các câu hỏi - Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào? Bài 2: Yêu cầu HS tự đọc, phân tích đề, ghi tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Hải cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Đáp số: 32 (kg) Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS quan sát lx hình vẽ và nêu hướng dẫn. Bài giải: Nhà Phương cách xã Đinh Xá là: 20 - 11 = 9 (km) Đáp số: 9 (km) Bài 4: Hướng dẫn HS nhận dạng bài toán - Cho khoảng thời gian (bơm trong 6 giờ) và mốc thời gian (bắt đầu bơm lúc 9 giờ). Tính mốc thời gian còn lại (lúc bơm xong) - Giải thích cho HS hiểu ‘Phải bơm trong 6 giờ” là bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa (thêm 6 giờ) sẽ bơm xong. Bài giải: Lúc bơm xong là: 9 + 6 = 15 (giờ) (hay 3 giờ chiều) Đáp số: 3 giờ chiều 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học - Tự đọc bài + trả lời câu hỏi - Nhận xét Hà dành thời gian nhiều nhất cho hoạt động “học” - Đọc đề bài - Làm bài - Nhận xét - Đọc đề bài - Nêu cách giải - Làm bài - Đọc đề toán - Phân tích đề - Nêu cách giải - Làm bài - Nhận xét, chữa bài Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: + Nhận biết các hình đã học + Vẽ hình theo mẫu B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS đọc được tên từng hình vẽ trong SGK A B Đường thẳng AB A B Đoạn thẳng AB P R O Q Đường gấp khúc OPQR A A B B C D C Bài 2: Yêu cầu HS vẽ hình theo mẫu - Chấm, nhận xét Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập. Yêu cầu HS vẽ hình (vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình) để có: a) Hai hình tam giác b) Một hình tam giác và một hình tứ giác Bài 4: GV có thể cho HS ghi tên hình rồi đếm A B C G E D a) Có 5 hình tam giác b) Có 3 hình cữ nhật: ABEG, BCDE, ACDG 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Đọc tên từng hình vẽ (SGK) - Nhận xét M N Q P Hình vuông MNPQ G H K I Hình chữ nhật GHIK - Vẽ hình - Đọc yêu cầu bài - Vẽ đoạn thẳng vào hình Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập , củng cốvề: + Tính độ dài đường gấp khúc. + Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. + Xếp hình đơn giản. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS tính được độ dài đường gấp khúc a) Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 3 + 2 + 4 = 9 (cm) Đáp số: 9cm b) Bài giải: Độ dài đường gấp khúc GHIKM là: 20 + 20 + 20 + 20 = 80 (mm) Đáp số: 80mm Bài 2: Yêu cầu HS tự tính được chu vi hình tam giác Bài giải: Chu vi hình tam giác ABC là: 30 + 15 + 35 = 80 (cm) Đáp số: 80cm Bài 3: Bài giải: Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm) Đáp số: 20cm (Hoặc 4 x 5 = 20cm) Bài 4: Cho HS quan sát hình vẽ rồi ước lượng, nhận xét, có thể hướng dẫn HS (SGK/Tr266) Bài 5: Yêu cầu HS tập xếp hình theo nhóm - Theo dõi, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Đọc yêu cầu bài tập - Tính độ dài đường gấp khúc - Làm bài, 2 HS làm bảng lớp - Nhận xét, chữa bài - Tập xếp hình theo nhóm

File đính kèm:

  • docToán.doc
  • docbaikiemtraHK207.doc
  • docbaitap1.doc
Giáo án liên quan