I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.( chia hết, chia có dư).
- Làm được các bài tập trong SGK.
- HS hứng thú khi học.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
14 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 30/ 11/ 2015
TOÁN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS có hứng thú khi học toán.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
* Tính bằng hai cách:
a) ( 8 x 23) : 4
b) (15 x 24) : 6
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập:
*Tính nhẩm:
3200: 10 = ?
32000 : 100 = ?
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* Hướng dẫn thực hiện phép chia
* Phép chia 320 : 40.
- GV viết lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho 1 tích để thực hiện phép tính.
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho tiện lợi : 320 : ( 10 x 4 )
+ Vậy 320 chia 40 được mấy ?
+ Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ?
+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 ?
- GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi 1 chữ số 0 tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320: 40, có sử dụng tính chất vừa học.
- Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
* Phép chia 32000 : 400.
- GV viết lên bảng phép chia 32000: 400 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích để thực hiện phép tính.
- GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho tiện: 32000 : ( 100 x 4 )
+ Vậy 32000 : 400 bằng bao nhiêu ?
- GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện
32000 : 400 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4.
- GV yêu cầu HS đặt phép tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu.
+ Vậy khi thực hiện chia hai số tận cùng là các chữ số 0 ta có thể thực hiện như thế nào ?
- GV ghi bảng KL, gọi HS đọc SGK trang 80
4. Thực hành:
Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2: Tìm x
- Gọi HS nêu y/c bài
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
- Y/c HS làm bài cá nhân
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 3:
- Yêu cầu đọc đề bài.
- BT cho biết gì? Hỏi gì?
- Nêu cách làm?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS làm bảng phụ
- Nhận xét, chữa bài.
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm nháp
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS suy nghĩ sau đó nêu cách tính :
320 : ( 8 x 5 ) ; 320 : ( 4 x 10 ) ;
320: (2 x 20 ); ...
- HS thực hiện :
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4
= 32 : 4 = 8
- Được 8.
- Hai phép chia có cùng kết quả.
- Nếu cùng xóa đi 1 chữ số 0 ở hàng tận cùng của 320, 40 thì ta được 32 và 4.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS :
32000: (80 x 5 ); 32000 : ( 100x 4) ;
32000: (2x200 ); ....
- HS làm bài :
32000 : ( 100x 4 ) = 32000 : 100 : 4
= 320:4 = 80.
- Bằng 80.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS : Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa đi 1, 2, 3, ... chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- HS trả lời
- HS đọc
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm vở, 2 HS lên bảng chữa
a. 420 : 60 = 42 : 6 = 7
4500 : 500 = 45 : 5 = 9
b. 85000 : 500 = 850 : 5 = 170
92000 : 400 = 920 : 4 = 230
- Nhận xét
- 1 HS nêu
- ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS lên bảng làm
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc
- HS trả lời
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải.
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là :
180 : 20 = 9 ( toa)
Đáp số: 9 toa xe
b) Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là :
180 : 30 = 6 ( toa)
Đáp số: 6 toa xe
- HS lắng nghe, chữa bài
- HS lắng nghe
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 1/ 12/ 2015
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS yêu thích môn học.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Bảng phụ
HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
* Tính:
a) 420 : 60
b) 92000 : 400
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập:
* Đặt tính rồi tính:
672 : 3 =
672 : 21 =
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
* Trường hợp chia hết : 672 : 21= ?
- GV viết lên bảng phép chia 672 : 21 và yêu cầu HS suy nghĩ sử dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích để tìm kết quả của phép chia.
+ Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu ?
- GV : Với cách làm như vậy, ta đã tìm được kết quả của 672 : 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như phép chia cho số có 1 chữ số.
+ Đặt tính và tính :
- GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có 1 chữ số để đặt tính 672 : 21.
+ Ta thực hiện chia theo thứ tự nào ?
- Số chia trong phép chia này là ?
- Vậy khi thực hiện phép chia ta nhớ lấy 672 chia cho số 21, không phải là chia cho 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 chỉ là các chữ số của 21.
- Yêu cầu làm phép tính.
+ Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết ? Vì sao ?
* Trường hợp chia có dư: 779 : 18 = ?
- Viết phép chia lên bảng, yêu cầu đặt tính và tính.
- Phép chia 779:18 là phép chia hết hay phép chia có dư?
* Tập ước lượng thương.
- GV : Khi thực hiện các phép chia cho số có 2 chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.
- GV nêu cách ước lượng thương:
+ GV viết lên bảng các phép chia sau:
75 : 23 ; 89 : 22 ; 68 : 21 ; ...
+ Để ước lượng thương của các phép chia, ta lấy hàng chục chia cho hàng chục.
+ Yêu cầu HS thực hành.
4. Thực hành :
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào ?
+ Muốn tìm mỗi ngày làm được bao nhiêu khoá, cần biết gì?
- Cho HS làm vở, 1 em làm bảng phụ
- Nhận xét, kết luận kết quả
* GV chốt: Củng cố cho học sinh dạng toán rút về đơn vị.
Bài 3: Tìm x
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, sửa chữa
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về cách chia cho số có hai chữ số.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS thực hiện :
672 : 21 = 672 : ( 3 x 7 )
= ( 672 : 3 ) : 7
= 224 : 7 = 32.
- 672 : 21 = 32.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Thực hiện chia theo thứ tự từ trái qua phải.
- là 21.
- HS làm phép tính.
672 21
63 32
42
42
0
Chia theo thứ tự từ trái qua phải.
* 67 chia 21 được 3, viết 3;
3 nhân 1 bằng 3, viết 3;
3 nhân 2 bằng 6, viết 6;
67 trừ 63 bằng 4, viết 4.
* hạ 2, được 42; 42 chia 21 được 2, viết 2.
2 nhân 1 bằng 2, viết 2;
2 nhân 2 bằng 4, viết 4;
42 trừ 42 bằng 0, viết 0.
Vậy 672 : 21 = 32.
- Phép chia hết vì có số dư tìm được bằng 0.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính.
- HS nêu cách tính.
779 18
72 43
59
54
5
Chia theo thứ tự từ trái qua phải.
* 77 chia cho 18 được 4, viết 4;
4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3;
4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7;
77 trừ 18 bằng 5, viết 5.
* Hạ 9, được 59 chia cho 18 được 3, viết 3.
3 nhân 8 bằng 24, viết 4 nhớ 2;
3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5;
58 trừ 54 bằng 5, viết 5.
Vậy: 779 : 18 bằng 43 (dư 5)
- Đây là phép chia có dư.
- HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại. Ví dụ : Nhẩm 7 chia 2 được 3, vậy 75 : 23 được 3; 23 nhân 3 bằng 69 mà 75 - 69 = 6. Vậy thương cần tìm là .
- HS đọc yêu cầu.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS lên bảng làm bài,
a. 288 : 24 = 72
740 : 45 = 16 ( dư 20 )
b. 469 : 67 = 7
397 : 56 = 7 ( dư 5)
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- thuộc dạng toán rút về đơn vị
HS trả lời
1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Số bộ bàn ghế được xếp vào mỗi phòng là: 240 : 15 = 16 ( bộ)
ĐS : 16 bộ bàn ghế - HS lắng nghe
- HS đọc
- HS lên bảng làm bài
- HS chữ bài vào vở
- HS lắng nghe.
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 2/ 12/ 2015
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.( chia hết, chia có dư).
- Làm được các bài tập trong SGK.
- HS hứng thú khi học.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Đặt tính rồi tính:
a) 288 : 24
b) 397 : 56
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập:
* Đặt tính rồi tính:
8192 : 64 = ?
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
* Hướng dẫn thực hiện phép chia:
- GV viết bảng yêu cầu HS đặt tính và tính.
8192 : 64.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV viết tiếp phép chia 1154 : 62
Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại cách đặt tính và tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nhận xét hai phép chia trên?
4. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu y/c bài
- Y/c HS làm bài cá nhân
Y/c HS nêu cách tính
Nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2:
Gọi 1 HS đọc
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c bài
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
2 HS lên bảng làm
- Nhận xét, sửa chữa
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài học.
- 2 HS lên bảng làm bài , lớp làm nháp
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp.
8192 64
64 128
179
128
512
512
0
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp, bạn nhận xét, bổ sung.
1154 62
62 18
534
496
38
phép chia 8192 : 64 là phép chia hết, phép chia 1154 : 62 là phép chia có dư.
- 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở
a. 4674 : 82 = 57
2488: 35 = 71 ( dư 3)
b. 5781 : 47 = 123
9146 : 72 = 127 ( dư 2)
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm vào vở.
Bài giải
Thực hiện phép chia ta có:
3500 : 12 = 291( dư 8)
Vậy 3500 bút chì đóng được 291 tá và còn thừa 8 bút chì.
Đáp số :291 tá và còn thừa 8 bút chì.
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
- HS chữa bài vào vở
- HS lắng nghe.
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 3/ 12/ 2015
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
- Làm được các bài tập trong SGK
- GDHS tính cẩn thận, chính xác.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Đặt tính rồi tính:
a) 4674 : 82
b) 9146 : 72
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm vở, 2 em chữa bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
+ Giải thích cách làm?
+ Nêu lại các bước chia?
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài.
* GV chốt: Củng cố cho học sinh kỹ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số có dư và chia hết.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
- Gọi HS nêu yêu cầu
+ Hãy nhận xét về dạng biểu thức?
- 2 học sinh làm bảng.
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gọi 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vở
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài học.
2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
Nhận xét
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vở, 2 em chữa bài trên bảng lớp.
a. 855 : 45 = 19
579 : 36 = 16
b. 9009 : 33 = 272 ( dư 13)
9276 : 39 = 237 ( dư 33)
Nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở:
a) 4237 x 18 – 34578
= 76266 – 34578
= 41688
8064 : 64 x 37
= 126 x 37
= 4662
b) 46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123
= 46980
601759 – 1988 : 14 =601759 – 142
= 601617
Lắng nghe
- HS đọc
- HS nêu
HS lên bảng làm bài
GIẢI
Số nan hoa cần lắp một chiếc xe.
36 x 2 = 72 ( nan hoa )
Ta có : 5260 : 72 = 73 dư 4
Vậy số nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe và thừa 4 nan hoa .
Đáp số : 73 chiếc xe và thừa 4 nan hoa .
- HS lắng nghe
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 4/ 12/ 2015
TOÁN
CHIA CHO CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp )
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư).
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS cẩn thận khi tính toán.
- HS Thang thực hiện được các phép tính cộng trong phạm vi 6
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
*Đặt tính rồi tính:
a) 855 : 45
b) 9276 : 39
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập:
* Đặt tính rồi tính:
10105 : 43 = ?
3. Khám phá:
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
* Hướng dẫn thực hiện phép chia.
Phép chia : 10105 : 43
+ GV theo dõi HS thực hiện
+GV hướng dẫn HS tính như SGK trình bày
10105 43
150 235
215
00
+ Vậy : 10105 : 43 = 235
+ Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ GV hướng dẫn HS ước lượng thương trong các lần chia:
* 101:43 có thể ước lượng 10:4 = 2 ( dư 2 )
* 150:43 có thể ước lượng 15:4=3 (dư 3 )
* 215:43 có thể ước lượng 20:4=5
* Chú ý GV hướng từng bước thong thả , dễ hiểu
* Phép chia: 26345: 35
+ Hs nhắc lại đề
+ Nêu cách thực hiện
+ GV theo dõi HS làm bài
+ Gv hướng dẫn cách thực hiện như trong SGK ( trang 83 )
+ Đặt tính và tính
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải
+ Trình bày cách chia
+ Theo dõi cách chia
26345 35
184 752
095
25
+ GV hướng dẫn HS như SGK trình bày
+ Vậy : 26345: 35 = 752 ( dư 25 )
? Phép chia trên lạ phép chia hết hay phép dư?
* Hướng dẫn HS ước lượng trong phép chia trên như sau:
+ 263 :35 có thể ước lượng 26:3=8 (dư 2) hoặc làm tròn rồi chia 30: 4= 7 ( dư 2 )
+ 184 :35 có thể ước lượng 18 : 3= 6 hoặc làm tròn rồi chia 20:4=5
+ 95:35 có thể ước lượng 9:3= 3 hoặc làm tròn rồi chia 10:4=2 ( dư 2 )
*- Hướng dẫn HS chia từng bước tìm số dư trong mỗi lần chia ( như trong SGK )
4. Thực hành:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu y/c bài
- Y/c HS làm bài cá nhân
- Y/c HS nêu cách thực hiện
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Gọi 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vở
- GV nhận xét, sửa chữa
5. Ứng dụng:
- GV nhận xét tiết học
- Chia sẻ với người thân về bài học
+ 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
+ Nhắc lại phép chia
+ HS tự thực hiện
+ HS nêu cách tính của mình
+ HS thực hiện chia theo hương dẫn của GV
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải
+ HS phải trình bày được phép chia như trong SGK đã trình bày miệng
+ Nhắc lại cách chia nhiều lần ( SGK trang 83 )
+ Là phép chia hết
+ Theo dõi nhắc lại từng bước
+ Nhắc đề, nêu cách tính
+ HS thực hiện trên bảng lớp, trong nháp
+ Nêu cách thực hiện từng bước như trong sách
+ Nhắc lại kết quả
+ Phép chia có dư
+ Từng em nhắc lại mỗi lần ước lượng
- 1 HS nêu
- HS làm cá nhân, 2 em lên bảng làm.
a. 23576 : 56 = 421
31628 : 48 = 658 ( dư 44)
b. 18510 : 15 = 1234
42546 : 37 = 1149 ( dư 33)
HS nêu
- Lắng nghe
HS đọc
HS nêu
GIẢI
Đổi : 1giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38000m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được.
38400 : 75 = 512 ( m )
Đáp số : 512 m
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 15
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2015_2016.doc