I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Làm được các bài tập trong SGK
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
10 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Đặt tính rồi tính:
a) 987864 – 783250
b) 628450 – 35913
c) 939084 - 246935
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
35462 + 27519 = 62 981
69108 + 2074 = 71182
267345 + 31925 = 299 270
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
4025 – 312 = 3713
5901 – 638 = 5263
7521 – 98 = 7423
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) x + 262 = 4848
x = 4848 - 262
x = 4586
b) x – 707 = 3535
x = 3535 + 707
x = 4242
Bài 4:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài:
Bài giải
Núi Phan – xi – păng cao hơn và cao hơn số mét là:
3143 – 2428 = 715 ( m)
Đáp số : 715 mét
3.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về cách thử lại phép cộng, phép trừ, lấy ví dụ minh họa.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Học sinh lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS nêu
- HS trả lời
- HS lên bảng làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
**************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016
TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Rèn luyện tính cẩn thận trong khi làm bài
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Tính giá trị của biểu thức :
117 + 135 : a
a) Khi a = 3
b) Khi a = 5
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ :
- Nêu ví dụ đã ghi sẵn ở bảng phụ và giải thích cho HS biết mỗi chỗ “” chỉ số con cá do anh hoặc em hay cả hai anh em câu được .
+ Anh câu được 3 con cá ; em câu được 2 con cá ; cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm những số cụ thể biểu thị số cá của anh, số cá của em và tính số cá của cả hai anh em.
- Gọi 3 HS trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
+ Giả sử: Anh câu được a con cá ; em câu được b con cá ; cả hai anh em câu được a + b con cá .
- a + b là biểu thức có chứa hai chữ .
- Nếu a = 2, b = 3 thì a + b = ?
- Yêu cầu HS tìm những số cụ thể của cả a và b, để tính giá trị của biểu thức a+ b .Từ đó nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ .
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận:
Mỗi lần thay chữ bằng số , ta tính được một giá trị của biểu thức a + b .
3.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35.
b) Nếu c = 15 cm và d= 45cm thì
c + d = 15cm + 45cm = 60cm.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) Nếu a = 32 và b = 20 thì a - b = 32 - 20 = 12
b) Nếu a = 45 và b = 36 thì a - b = 45 - 36 = 9
c) Nếu a = 18m và b = 10m thì a - b = 18m – 10m = 8m
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a
28
60
b
4
6
a x b
112
360
a: b
7
10
4.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về biểu thức có chứa hai chữ và cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, lấy được ví dụ minh họa.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- 5 con cá
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
- a + b = 2 + 3 = 5
5 là một giá trị của biểu thức a + b
- HS suy nghĩ làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
***************************
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
- Làm được các bài tập trong SGK
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Tính giá trị của c + d nếu:
a) c = 10 và d = 35
b) c = 25 cm và d= 15 cm
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
*Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- Ví dụ: So sánh giá trị của hai biểu thức:
a + b và b + a
a) Khi a = 20 và b = 30
b) Khi a = 30 và b = 20
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách suy nghĩ giá trị của hai biểu thức
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
a+ b = b + a
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tính chất giao hoán của phép cộng .
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
3.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a. 468 + 379 = 847
379 + 468 = 847
b. 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = 9385
c. 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = 4344
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) 48 + 12 = 12 + 48
65 + 297 = 297 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n+ m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về tính chất giao hoán của phép cộng và thực hành tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Học sinh lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày: Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau
- Lắng nghe
- HS lấy ví dụ
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
***************************
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
TOÁN
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I.MỤC TIÊU:
- Nhận thức được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
* Tính giá trị của c + d nếu:
a) c = 15 và d = 35
b) c = 25 cm và d= 30 cm
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ :
- Nêu ví dụ đã ghi sẵn ở bảng phụ và giải thích cho HS biết mỗi chỗ “” chỉ số con cá do An, Bình, Cường hay cả ba bạn câu được .
+ An câu được 2 con cá ; Bình câu được 3 con cá ; Cường câu được 4 con cá; Cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm những số cụ thể biểu thị số cá của An, số cá của Bình, số cá của Cường và tính số cá của cả ba bạn
- Gọi 3 HS trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
+ Giả sử: An câu được a con cá ; Bình câu được b con cá ; Cường câu được c con cá; cả ba bạn câu được a + b + c con cá .
- a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ .
- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = ?
- Yêu cầu HS tìm những số cụ thể của cả a b và c , để tính giá trị của biểu thức a+ b + c .Từ đó nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ .
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận:
Mỗi lần thay chữ bằng số , ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
3.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a. Nếu a = 5 , b = 7 , c = 10 thì
a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22 .
b. Nếu a = 12 , b = 15 , c = 9 thì
a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a. Nếu a = 9 , b = 5 , c = 2 thì
a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
b . Nếu a = 15 , b = 0 , c = 37 thì
a x b x c = 15 x 0 x 37= 0
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
a. Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì
m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17
b. Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì
m – n – p = 10 – 5 – 2 = 3
c. Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì
m + n x p = 10 + 5 x 2 = 20
4.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về biểu thức có chứa ba chữ và cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ, lấy được ví dụ minh họa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- 9 con cá
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
- a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9
9 là một giá trị của biểu thức a + b + c
- HS suy nghĩ làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2016
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
- Làm được các bài tập trong SGK
- HS yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 49 + 12 = 12 + .
b) + 90 = 90 + 78
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
*Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng :
- Ví dụ: So sánh giá trị của hai biểu thức:
( a + b) + c và a +( b + c)
Khi a = 20 , b = 30, c = 40
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm cách suy nghĩ giá trị của hai biểu thức
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba , ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và thứ ba
( a + b) + c = a +( b + c)
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tính chất kết hợp của phép cộng .
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, đánh giá
3.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) 3254 + 146 + 1698
= ( 3254 + 146 ) + 1698
= 3400 + 1698
= 5098
b) 921 + 898 + 2079
= ( 921 + 2079 ) + 898
= 3000 + 898
= 3898
Bài 2
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài:
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:
75500000 +86950000 =162450000 ( đồng )
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:
162450000+14500000 =176950000( đồng )
Đáp số : 176950000 đồng
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) ( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2) = a + 30
4.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
Về nhà chia sẻ với mọi người biết về tính chất kết hợp của phép cộng và thực hành tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày: Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau
- Lắng nghe
- HS lấy ví dụ
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS nêu
- HS trả lời
- HS lên bảng làm bài
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 7
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2016_2017.doc