Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

I- MỤC TIÊU:

 HS - Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.

 - Xác định dược các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.

 - Phát triển năng lực quan sát, sử sụng đồ dung, công cụ học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Một lon nước ngọt, viên bi, quả bóng, máy tính, điện thoại

- GV, porpoint, 1 số đò vật hình trụ, hình cầu, 1 số đồ vật hình nón cụt

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 116: Luyện tập chung (tr.123) I. MỤC TIÊU: HS - Củng cố việc vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan có yêu cầu tổng hợp. Rèn kĩ năng: tư duy sáng tạo, trình bày, hợp tác....., tính chăm chỉ tự giác II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC: - GV máy tính, ND trình chiếu - HS điện thoại, hoặc máy tính, tai nghe III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Khởi động - Yêu cầu học sinh nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Thực hành - 2 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. *Bài 1: Tính S một mặt và Stp của HLP - Share đề bài - Yêu cầu học sinh tự xác định yêu cầu, làm bài vào vở.3-4 phút - Gọi 1-2 HS đọc bài làm - Share bài làm của 1-2 HS, HD NX, chốt bài đúng - YC HS nhắc lại cách tính Sxq,Stp, V hình lập phương - 1 học sinh đọc đầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân. Sau đó chụp bài gửi lên zalo - học sinh nghe, nhận xét - HS nhìn màn hình, NX bài làm của bạn Dự kiến 1 cách trình bày Bài giải: Diện tích một mặt của hình lập phương là: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2). Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 6,25 x 6 = 37,5 (cm2). Thể tích của hình lập phương là: 2,5 x 2,5 x 2,5= 15,625(cm3). Đáp số : 15,625 cm3 *Bài 2:( cột 1) Viết số thích hợp vào ô trống. Tiến hành như bài 1 Dự kiến câu hỏi mở rộng cách tính thể tích HHCN + Nêu công thức tính V hình hộp chữ nhật + Chiều dài nhân chiều rộng là số đo nào của HHCN + Hãy phát biểu quy tắc tính V của HHCN bằng cách khác *Củng cố về quy tắc tính Sxq và thể tích của hình hộp chữ nhật. - 1 HS nêu yêu cầu bài, và làm các việc như bài 1 HS làm bài vào sách giáo khoa HHCN (1) Chiều dài 11cm Chiều rộng 10cm Chiều cao 6cm S mặt đáy 110cm2 Diện tích xq 252cm2 Thể tích 660cm3 Dự kiến 1 cách trình bày S đáy nhân chiều cao Bài 3 ĐT - 1 học sinh đọc đầu bài. - Học sinh tự làm bài sau đó gửi lên zalo để GV chấm C Vận dụng - Share bài tập đo kích thước 1 đồ vật hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương trong gia đình mình rồi tính Sxp, S tp, V đồ vật đó, tập đo thể tích viên đá. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Học sinh đọc YC để thực hiện, - Sau buổi học đọc lại nhiệm vụ trên za lo, đo, ghi chép số đo và tính toán, chụp kế quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN . Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 117: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: HS củng cố việc - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. T ính thể tích một hình lập phương, trong mối quan hệ với thể tích một hình lập phương khác. Rèn năng lực tư duy toán học, trình bày, hợp tác, phẩm chất chăm học. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HS máy tính hoặc điên thoại GV máy tính, po epoint III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: A. Khởi động : - Yêu cầu một số học sinh nêu cách tính thể tích hình lập phương. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 3 học sinh lên bảng - Lớp nhận xét. B. Thực hành *Bài 1: Tính nhẩm - Share cách nhẩm của bạn Dung như SGK 10% của 240 là 24, 5% của 240 là 12 15% của 240 là 24+12=36 - GV HD cách nhẩm hoặc gọi 1 học sinh đọc mẫu, giải thích cách làm. Câu hỏi gợi ý + Bạn Dung đã làm thế nào để tính 15 phần trăm của 120 + Vì sao bạn ấy tính 10 và 5 phần trăm + Tính 10 phàn trăm bằng cách nào - Yêu cầu học sinh làm cá nhân ý a vào SGK - Gọi học sinh nối tiếp đọc bài làm, - Share đáp án, hướng dẫn NX, sửa - GV share ý b, điền đáp án của HS, hướng dẫn NX các cách làm, chốt kết quả. - Củng cố cách tính nhẩm a % của b - HS đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm - Học sinh quan sát màn hình-nhìn, nghe, suy nghĩ nêu,nắm bắt cách nhẩm của Dung Dự kiến trả lời + Dúng tính 10 và 5 phần trăm +Vì 15= 10 + 5 +10 % = 1/10 nên lấy 120 x 1/10 - Học sinh làm bài cá nhân. Sau đó một số HS đọc bài làm- HS khác nghe, nhận xét - HS nhìn màn hình đối chiếu, sửa -Nhìn và nghe lại cách nhẩm Dự kiến 1 cách trình bày ý a 17,5% = 10% + 5% + 2,5% 10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 Vậy : 17,5% của 240 là 24+12 +6= 42 - Dự kiến 1 cách trình bày ý b 35% = 30% + 5% 10% của 520 là 52 5% của 520 là 26 Vậy: 35% của 520 là 52 x 3 + 26= *Bài 2: - Share đề bài - Yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ, làm bài vào vở.3-4 phút - Gọi 1-2 HS đọc bài làm - Share bài làm của 1-2 HS, HD NX, chốt các cách làm đúng * Củng cố về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - 1 học sinh đọc đầu bài. - Học sinh làm bài cá nhân. Sau đó chụp bài gửi lên zalo - học sinh nghe, nhận xét - HS nhìn màn hình, NX bài làm của bạn Dự kiến 1 cách trình bày Bài giải a. Tỉ số thể tích của hlp lớn và hlp bé là 3/2. Như vậy tỉ số phần trăm thể tích của hlp lớn và thể tích của hlp bé là: 3 : 2 = 1,5 = 150% b) Thể tích của hlp lớn là: 64 x 1,5 = 96 (cm3). Đáp số: a) 150% ; b) 96cm3. C. Vận dụng: - YC HS đọc bài 3 trang 125, tự suy nghĩ cách làm, trình bày bài giải, báo cáo - YC HS trả lời câu hỏi, nếu gấp cạnh của 1 hình lập phương lên 10% thì diện tích xung quanh, thể tích của nó sẽ thay đổi thế nào - Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính Sxq và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Cách tính a% của b - Học sinh đọc YC để thực hiện, - Sau buổi học, đọc lại nhiệm vụ trên za lo, suy luận, tính toán, chụp kết quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN . Thứ tư ngày3 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 118: Hình trụ- Hình cầu I- MỤC TIÊU: HS - Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. - Xác định dược các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - Phát triển năng lực quan sát, sử sụng đồ dung, công cụ học toán.. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một lon nước ngọt, viên bi, quả bóng, máy tính, điện thoại - GV, porpoint, 1 số đò vật hình trụ, hình cầu, 1 số đồ vật hình nón cụt III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A Khởi động: -YC HS kể tên các hình đã học, nêu tên đồ vật có hình đó - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -YC HS cầm lên tay cho các bạn xem đồ dùng đã chuẩn bị, nêu tên đồ vật và hình dạng đồ vật đó -Giới thiệu tên bài học hình trụ, hình cầu - 2 HS xung phong kể- Cả lớp ghim bạn quan sât, nhận xét. Dự kiến phương án trình bày + Tờ giấy hình chữ nhật, cái mâm hình tròn, + Em đã chuẩn bị hộp sữa Ông Thọ, hình trụ B. Khám phá: *HĐ1: Giới thiệu hình trụ. - YC HS mô tả đồ vật có dạng hình trụ: hộp sữa, hộp chè,... theo gợi ý + Lắp và đáy hộp là hình gì + So sánh mặt trên và mặt dưới của hình đó -Kết luận về đặc điểm của hình trụ - Chia sẻ màn hình hình ảnh các đồvật hình trụ Và đặc điểm của hình trụ: có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh. - Giới thiệu cách vẽ hình trụ - Giới thiệu diienj tích xung quanh hình trụ - GV đưa ra hình nón cụt – cái cốc, hoặc hình ống vát nhọn đầu - YC HS nhận biết có phải hình trụ không, giải thích tại sao không là hình trụ. - YC học sinh nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình trụ. Dừng chia sẻ màn hình * Củng cố về hình trụ và đặc điểm của hình trụ. - 3 HS quan sát lon nước ngọt, mô tả HS khác ghim hình của bạn để nhìn cho rõ - nhận xét Dự kiến trả lời + đáy và nắp hộp hình trụ + 2 đáy là 2 hình tròn bắng nhau - HS nêu nhận xét chung về các đặc điểm của hình trụ. - Học sinh quan sát, nhận xét. Vì 2 đáy không bằng nhau, ... - Một số HS nêu ví dụ về hình trụ. Các HS khác ghim bạn để nhìn rõ. - Nhiều HS nhắc lại các đặc điểm của hình trụ * HĐ2: Giới thiệu hình cầu. Tiến hành tương tự phần giới thiệu hình trụ * Hình cầu Là khổi tròn đều, cân đối, các phía đều căng phồng như nhau - Học sinh nối tiếp nêu ví dụ về hình cầu. - Học sinh phân biệt hình cầu và hình tròn C. Thực hành Bài 1: Trong các hình dưới đây..... Share màn hình , YC đọc đề, HS suy nghĩ và trình bày 1 phút - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng: Hình A, E là hình trụ. * YC HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - HS quan sát, suy nghĩ, 6 HS trình bày ý kiến – HS khác quan sát màn hình Dự kiến lời trình bày Hình D không là hình trụ vì xung quanh phồng lên Hình B không là hình trụ vì đáy không là hình tròn Bài 3: a ,Kể tên một vài đồ vật có dạng hình trụ. YC HS đọc đề bài, nhớ lại hình dạng các đò vật, trình bày ý kiến - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. D. Vận dụng Chia sẻ màn hình nhiệm vụ của HS tìm cách tính diện tích xung quanh của hình trụ YC HS đọc lại đặc điểm hình trụ, hình cầu - Nhắc học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm các đồ vật có dạng hình cầu, chuẩn bị bài sau. hộp cháo sen, bóng đèn tuýp Học sinh đọc YC để thực hiện, - Sau buổi học, đọc lại nhiệm vụ trên za lo nhóm, đo, ghi chép số đo và tính toán, chụp kết quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 119: Luyện tập chung I.MỤC TIÊU: HS - Hoàn thiện các kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Rèn năng lực giải quyết vấn đề toán học, suy luận toán học,tự tin trình bày trình bày Rèn đức tính tự giác, chăm chỉ II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY -HỌC GV máy tính, HS máy tính hoặc điện thoại III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Khởi động: - Kiểm tra kiến thức về tính tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - 1 số học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. B. Thực hành: * Bài 1: (a) Cho hình thang vuông ABCD - 1 học sinh đọc đầu bài, làm bài. - Chia sẻ màn hình đề bài và các câu hỏi HD phân tích bài toán theo các câu hỏi + Nhìn hình vẽ ta biết những gì +Nhiệm vụ của chúng mình phải làm gì + Hãy nêu kích thước mỗi tam giác - YC HS tự làm vào vở - YC 1-2 HS đọc bài làm, HD NX - Chia sẻ các cách làm khác nhau của HS - Học sinh nhìn hình nêu ý kiến. - Học sinh vận dụng công thức làm bài vào vở, chụp bài gửi za lo. Dự kiến 1 cách Diện tích ABCD LÀ ... Diện tích ABD là... Diện tích BCD là... HD nhận xét bài trên màn hình, - GVchốt các cách làm đúng. * Gọi 2 hs nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác. b) HS có thể làm nếu còn thời gian bài. - Học sinh nhận xét bài trên bảng, đổi vở đánh giá lẫn nhau. HS làm xong phần a mà còn thời gian làm tiếp ý b. *Bài 3:Trên hình bên... Tiến hành như bài 1 Thêm câu hỏi Để tính diên tích phần tô màu thì làm thế nào 3cm 4cm 5cm B A C - Giáo viên giúp học sinh yếu àm bài. - Giáo viên chấm 1 số bài, nhận xét * Củng cố cách tính diện tích hình tròn, hình tam giác. - 1 học sinh đọc đầu bài. - HS tự xác định yêu cầu, nêu các bước giải,làm bài vào vở, chữa bài Bài giải Bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625(cm2) Diện tích hình tam giác vuông ABC là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2) Diện tích hình tròn được tô màu: 19,625 - 6 = 13,625 (cm2) C. Vận dung: - YC HS làm nốt phần b bài 1, bài 2 - YC HS nhắc lại công thức tính S các hình phẳng đã học - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học. - Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. -- Sau buổi học, đọc lại nhiệm vụ trên za lo nhóm, đo, làm bài tập, chụp kết quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 Toán Tiết 120: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: - Biết thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã học giải các bài toán có liên quan, kĩ năng tư duy sáng tạo , trình bày... II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN DẠY -HỌC GV máy tính, HS máy tính hoặc điện thoại III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Khởi động: - YC HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Chia sẻ màn hình quy tắc, công thức - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Thực hành: Bài 1:(a,b) ;.Một bể kính nuôi cá - Chia sẻ màn hình đề bài ý a, b - YC học sinh nêu nhiệm vụ. Dự kiến câu hỏi gợi ý - Diện tích kính dùng để làm bể là diện tích của mấy mặt? ta làm thế nào để tính S kính? - YC HS tự làm vào vở - Gọi 1 HS đọc bài làm, HD NX - Chia se bài làm của 1-2 HS, YC HS nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả. Dự kiến câu hỏi nâng cao + Tính được diện tích đáy bể rồi thì có thể tính V bằng cách nào + Nếu biết thể tich bể và số đo chiều dài, chiều rộng thì tính chiều cao bể bằng cách nào * Củng cố về cách tính Sxq, Stp; V , chiều cao, diện tích đáy của HHCN Bài 2:Một hình lập phương - Share đề, YC HS đọc và tự làm bài vào vở. - YC 3-4 HS đọc bài làm - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng. * YC HS nhắc lại cách tính Stp, Sxq, V của HLP. C. Vận dụng: - YC HS ước lượng thể tích của hộp sữa VINAMILL , tủ lạnh, cục tẩy, đo các kích thước và tính V để kiểm nghiêm, làm nốt ý b bài 1, bài 3 - YC HS nhắc lại cách tính Stp, Sxq của HLP -NX tiết học.Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh nhắc lại. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc đề bài. -lớp đọc thầm - Học sinh nêu - Dự kiến A, Tính diện tích kính dung làm bể không nắp B,Tính V bể cá - Học sinh làm bài, chụp bài làm gửi lên zalo 1 học sinh đọc bài làm – HS khác ghim bạn, nghe, NX -QS màn hình, NX bài làm của bạn Dự kiến 1 cách trình bày Giải 1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm. a) Diện tích xung quanh của bể kính là: (10 + 5) x 2 ìx 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là:10 x 5 = 50(dm2) Diện tích kính dùng làm bể cá là: 180 + 50= 230(dm2) b) Thể tích trong lòng bể là: 50 x 6 = 300(dm3) Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 ; - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - HS tự xác định yêu cầu của bài, làm bài. 3-4 học sinh đọc bài làm. -cả lớp theo dõi, NX a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2) b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2) c) Thể tích của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; c) 3,375m3 - Sau buổi học, đọc lại nhiệm vụ trên za lo nhóm, đo, ghi chép số đo và tính toán, chụp kết quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.docx