Giáo án Toán lớp 6 - Chủ để 1: Bổ túc về số tự nhiên

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Học sinh nắm được 4 phép toán cơ bản trên tập N.

b. Kĩ năng

- Ôn luyện lại cho học sinh kỹ năng tính toán.

- Ôn luyện lại bảng cửu chương.

c. Thái độ

- Học sinh tích cực trong học tập

2. Chuẩn bị

a. Chuẩn bị của GV

-Thước thẳng, giáo án.

- Một số tài liệu tham khảo như: sách BT toán 6 tập 1.

b. Chuẩn bị của HS

- Đồ dùng học tập.

3. Tiến trình bài dạy

 

doc65 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Chủ để 1: Bổ túc về số tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỂ 1: BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN Tiết1 CÁC PHÉP TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Học sinh nắm được 4 phép toán cơ bản trên tập N. b. Kĩ năng - Ôn luyện lại cho học sinh kỹ năng tính toán. - Ôn luyện lại bảng cửu chương. c. Thái độ - Học sinh tích cực trong học tập 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV -Thước thẳng, giáo án. - Một số tài liệu tham khảo như: sách BT toán 6 tập 1. b. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (3’) Câu hỏi: Nêu các tính chất của phép cộng và phép nhận? Đáp án: Nhận xét bài học sinh và treo bảng phụ đáp án lên bảng. b. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (13’) Ôn tập lí thuyết Yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản. Trả lời theo gợi ý của giáo viên. A. LÝ THUYẾT * Phép cộng và phép nhân: 1. Tính chất giao hoán a + b = b + a a.b = b.a 2. Tính chất kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a.b).c = a.(b.c) 3. Cộng với số 0 a + 0 = 0 + a = a Nhân với số 1 4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a. (b + c) = a.b + a.c * Phép trừ và phép chia: Điều kiện để a – b là a ≥ b Điều kiện để a b là a = b.q (a, b, q € Ν, b ≠ 0) Trong phép chia có dư a = b.q + r ( b ≠ 0, 0 < r < b) Hoạt động 2: (13’) Bài tập Nêu bài toán: Thực hiện phép tính 156 + 32 1969 – 1890 2009 . 4 1954 : 2 Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trong 7’ Gọi 2 em lên bảng Giáo viên gọi học sinh nhận xét, đánh giá. Ghi đề bài HS 1: a,b HS 2: c, d B. Bài tập Bài 1: Thực hiện phép tính 156 + 32 1969 – 1890 2009 . 4 1954 : 2 Giải 156 + 32 = 188 1969 – 1890 = 79 2009 . 4 = 8036 1954 : 2 = 977 Hoạt động 3: (12’) Ôn tập bảng cửu chương Gọi 1 số học sinh đọc bảng cửu chương Hỏi 1 số câu bất kỳ trong bảng Trả lời theo yêu cầu của giáo viên c. Củng cố, luyện tập (3’) - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản. d. Hướng dẫn về nhà (1’) -Học bài. -Ôn lại bảng cửu chương. - Ôn lại 4 phép tính đã học ở tiểu học. 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 CÁC PHÉP TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Tiếp tục củng cố 4 phép toán cơ bản trên tập N b. Kĩ năng - Ôn luyện lại cho học sinh kỹ năng tính toán. - Ôn luyện lại bảng cửu chương thông qua thực hiện các phép toán. c. Thái độ - Học sinh tích cực trong học tập. 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - Thước thẳng, giáo án. b. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (10’) Câu hỏi: Thực hiện các phép tính sau: a) 81 + 245 + 19 b) 5.25.2.16.4 Đáp án: a) 81 + 245 + 19 = (81 + 19) + 245 = 100 + 245 = 345 b) 5.25.2.16.4 = (5. 2) . (25. 4).16 = 10.100.16 = 16000 GV: Gọi học sinh nhận xét, đánh giá H: Nhận xét bài của bạn b. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (20’) Bài tập Yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản Cần thực hiện như thế nào để có thể tính nhanh được bài toán trên? Gợi ý tiếp: Cần thêm hay bớt bao nhiêu để số 997 tròn trục hay tròn trăm? - Hướng dẫn học sinh thực hiện Yêu cầu học sinh thực hiện câu b tương tự câu a. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. Trả lời theo gợi ý của giáo viên Thêm 3 đvị Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên Thực hiện dưới lớp trong 6’ - Một em lên bảng Bài tập 2: Thực hiện các phép tính (tính nhanh nếu có thể) 997 + 37 + 19 49 + 194 + 54 Giải 997 + 37 + 19 = 997 + 3 + 34 + 19 = (997 + 3) + 33 + (19 + 1) = 1000 + 33 + 20 = 1053 49 + 194 + 54 = 49 + 1 + 193 + 7 + 47 = (49 + 1) + (193 + 7) + 47 = 50 + 200 + 47 = 297 Hoạt động 2: (12’) ÔN tập bảng cửu chương Gọi 1 số học sinh đọc bảng cửu chương Hỏi 1 số câu bất kỳ trong bảng. Trả lời theo yêu cầu của giáo viên c. Củng cố, luyện tập (3’) - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các tính chất cơ bản đã học trong 2 tiết vừa qua. d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài - Ôn lại bảng cửu chương - Ôn lại 4 phép tính đã học ở tiểu học. 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3 LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Tiếp tục củng cố cho học sinh các kiến thức liên quan tới 4 phép toán cơ bản trên tập N b. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng tính toán. - Học sinh có kĩ năng làm một số dạng toán liên quan như: tìm x, tính nhanh c. Thái độ 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - Thước thẳng, giáo án. b. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Học bài và làm bài được giao. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) b. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (28’) Dạng toán tìm x Nêu bài toán Cần thực hiện như thế nào để có thể tính tìm được x? - Hướng dẫn học sinh thực hiện Yêu cầu học sinh thực hiện câu b tương tự câu a. Giáo viên hướng dẫn câu b Gọi 1 em lên bảng, các em khác bổ sung Cho học sinh thử 1 vài trường hợp cụ thể của x nếu học sinh chưa tìm ra kết quả Chốt lại Ghi đề bài Trả lời theo gợi ý của giáo viên Lên bảng thực hiện Trả lời theo gợi ý của giáo viên Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên Bài tập 44 (SBT Tr 8): Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 45).27 = 0 23. (42 – x) = 23 Giải (x – 45).27 = 0 x – 45 = 0:27 x – 45 = 0 x = 45 23. (42 – x) = 23 (42 – x) = 23:23 42 – x = 1 x = 42 - 1 x = 41 Bài 62 (SBT – Tr 10) b) 6x – 5 = 613 6x = 613 + 5 6x = 618 x = 618:6 x = 103 a) 2436 : x = 12 x = 2436: 12 x = 203 d) 0 : x = 0 → x là số tự nhiên bất kỳ ≠ 0. Hoạt động 2: (13’) Dạng toán tính nhanh Nêu bài toán Thực hiện như thế nào để tính nhanh được? Gợi ý tiếp nếu học sinh không trả lời được: Nhận xét đặc điểm các số hạng trong tổng trên? Ghi Theo thứ tự tăng dần, mỗi thừa số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị Vì vậy ta nhóm số bé nhất với số lớn nhất làm 1 nhóm,… - Trả lời trước lớp Bài 45 (SBT Tr 8) Tính nhanh A = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33 Giải A = (26 + 33) + (27 + 32) + (28 + 31) + (29 + 30) = 59 + 59 + 59 + 59 = 59.4 = 236 c. Củng cố, luyện tập (3’) - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm x d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài - Ôn lại bảng cửu chương - Ôn lại 4 phép tính đã học ở tiểu học. - Làm bài tập 48, 49 (SBT Toán 6 Tập 1 tr9) 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4 THỰC HIỆN PHÉP TÍNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Học sinh nắm vững các qui tắc thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, số tự nhiên. b. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm. c. Thái độ - Cẩn thận, chính xác, biết ứng dụng toán học vào thực tiễn. 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - Giáo án, SBT, bảng phụ, thước. b. Chuẩn bị của HS - SBT, thước, vở ghi. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) b. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (10’) Lý thuyết - Nhắc lại qui tắc thực hiện phép tinh. Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiện - Yêu cầu Hs nhắc lại. - Một số học sinh nhắc lại. Hoạt động 2: (31’) Luyện tập Gv yêu cầu Hs làm bài tập sau: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. 4375 x 15 + 489 x 72 426 x 305 + 72306 : 351 292 x 72 – 217 x 45 14 x 10 x 32 : ( 300 + 20 ) 56 : ( 25 – 17 ) x 27 Hướng dẫn HS yếu cách thực hiện Yêu cầu một số HS nhận xét, nhận xét lại và chữa nếu cần. Gv cho học sinh làm làm bài tập 2. Bài 2: Tìm x, biết: a. x + 532 = 1104 b. x – 264 = 1208 c. 1364 – x = 529 d. x . 42 = 1554 e. x : 6 = 1626 f. 36540 : x = 180 Gv lưu ý Hs khi tìm số trừ, số bị trừ khác nhau. Tìm số chia và số bị chia cũng khác nhau. Nhận xét đánh giá bài làm của mỗi học sinh. 5 Hs lên bảng chữa bài tập Chú ý sửa sai. Nhận xét 3 HS lên bảng Hs còn lại làm vào vở. 2. Luyện tập. Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. a. 4375 .15 + 489 . 72 = 65625 + 35208 = 100833 b. 426 x 305 + 72306 : 351 = 129930 + 206 = 130136 c. 292 x 72 – 217 x 45 = 21024 - 9765 = 11259 d. 14 x 10 x 32 : ( 300 + 20) = 4480 : 320 = 14 e . 56 : ( 25 – 17 ) x 27 = 56 : 8 x 27 = 7 x 27 = 189 Bài 2: Tìm x, biết: a. x + 532 = 1104 x = 1104 – 523 x = 581 b. x – 264 = 1208 x = 1208 + 264 x = 944 c. 1364 – x = 529 d. x .42 = 1554 x = 1554 : 42 x = 37 e. x : 6 = 1626 x = 1626 x 6 x = 9756 f. 36540 : x = 180 x = 36540 : 180 x = 203 c. Củng cố, luyện tập (3’) - GV nhắc lại các nội dung kiến thức vừa dùng trong bài. d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 3/ SBT. - Xem lại bài “ Tập hợp, tập hợp số tự nhiên ” 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 04/9/2012 Ngày dạy: 6D - 07/9/2012 Tiết5 THỰC HIỆN PHÉP TÍNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Giúp học sinh nắm vững các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên tập hợp các số tự nhiên. - Củng cố lại dạng toán tính nhanh. b. Kĩ năng - Có kĩ năng thực hiện các phép tính. - Tính nhanh trong trường hợp cần thiết. c. Thái độ - Nghiêm túc, cẩn thận. 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - SGK, GA, ĐDDH b. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (0’) b. Bài mới *ĐVĐ (1’) Ở tiết trước chúng ta đã học về thứ tự thực hiện các phép tính, để củng cố thêm cho các kĩ năng thực hiện phép tính hôm nay chúng ta tiếp tục bài học với những kĩ năng thực hiện phép tính. * Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (16’) Dạng toán tính nhanh - Đưa nội dung bài tập 1 Tính nhanh: a, 135 + 360 + 65 + 40 b, 463 + 318 + 137 + 22 c, 20 + 21 + 22+…+ 29 + 30 ? Trong bài tập này ta cần sử dụng t/c nào? - YC nhận xét - NX và chốt lại Đưa tiếp nội dung bài tập 2 Tính nhanh: a, 97 + 19 b, 996 + 45 c, 37 + 198 - HD HS làm bài bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng - NX kết quả bài làm của học sinh Đọc đầu bài và suy nghĩ sau đó 3 em lên bảng làm bài tập. Ta cần sử dụng t/c kết hợp và giao hoán. - NX bài của bạn Ghi vở Làm theo hướng dẫn a, 97 + 19 = 97 + (3 + 16) = ( 97 + 3) + 16 = 100 + 16 = 116 Câu b, c tương tự 3 em lên bảng Ghi vở Bài 1 a, 135 + 360 + 65 + 40 =(135 + 65) + ( 360 + 40) = 200 + 400 = 600 b, 463 + 318 + 137 + 22 = ( 463 + 137) + ( 318 + 22) = 600 + 340 = 940 c, 20 + 21 + 22 +…+ 29 + 30 =( 20 + 30) + ( 21 + 29) + ( 22 + 28) + ( 23 + 27) + ( 24 + 26 ) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 275 Bài 2 Tính nhanh: a, 97 + 19 = 97 + (3 + 16) = ( 97 + 3) + 16 = 100 + 16 = 116 b, 996 + 45 = 996 + ( 4 + 41) = ( 996 + 4) + 41 = 100 + 41 = 141 c, 37 + 198 = ( 35 + 2) + 198 = 35 + ( 2 + 198) = 35 + 200 = 235 Hoạt động 2: (15’) Tính nhẩm Đưa nội dung bài 2 Áp dụng tính chất a(b-c) = ab – ac để tính nhẩm: a, 16.19 b, 46.99 c, 35.98 - YC đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả YC NX giữa các nhóm NX Chia ra 3 nhóm hoạt động 3 HS lên bảng NX chéo nhau về kết quả bài các nhóm. Ghi vở Bài 3 Tính nhẩm: a, 16.19 = 16.(20 – 1) = 16.20 – 16.1 = 320 – 16 = 304 b, 46.99 = 46. (100 – 1) = 46.100 – 46.1 = 4600 – 46 = 4554 c, 35.98 = 35. ( 100 – 2) = 35.100 – 35.2 = 3500 – 70 = 3430 Hoạt động 3: (7’) Dạng toán tìm dãy số Cho bài toán Cho dãy số sau: 1, 1, 2, 3, 5, 8,….. Trong dãy số trên mỗi số ( kể từ số thứ ba ) bằng tổng của hai số liền trước. Hãy viết tiếp 4 số nữa của dãy số. YC NX và chốt lại Suy nghĩ, thảo luận nhóm bàn. 2 em lên bảng viết Ghi vở Bài 4 Cho dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8… Bốn số tiếp theo của dãy số trên là 13, 21, 34, 55. c. Củng cố, luyện tập (5’) G: YC phát biểu lại các tính chất của phép cộng và nhân số tự nhiên ? H: Phát biểu các tính chất d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc lí thuyết. - Xem lại các bài tập đã chữa. -Làm thêm các bài tập trong SBT. 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn:5/9/2012 Ngày dạy 6D:8/92012 Tiết6 THỰC HIỆN PHÉP TÍNH ( tiếp) 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Giúp học sinh nắm vững được các phép toán cộng trừ, nhân, chia trên tập hợp các số tự nhiên. -Làm quen với dạng toán tính nhẩm. b. Kĩ năng - Có kĩ năng tính toán nhanh. - Tính nhẩm một cách hợp lí. c. Thái độ - Nghiêm túc, cẩn thận 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - SGK, GA, ĐDDH b. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, ĐDHT 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (6’) Câu hỏi: ? Em hãy nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân? Đáp án: Phép tính Tính chất Cộng Nhân Giao hoán a + b = b + a a . b = b . a Kết hợp ( a + b ) + c = a + ( b + c ) (a . b ). c = a . ( b . c ) Cộng với số 0 a + 0 = 0 + a =a Nhân với số 1 a . 1 = 1 . a = a Phân phối của phép nhân với phép cộng a( b+ c ) = ab + ac GV NX và cho điểm học sinh. b. Bài mới * ĐVĐ ( 1’) Ở tiết trước chúng ta đã học về thực hiện phép tính, tiết này chúng ta tiếp tục học về thực hiện phép tính. * Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (12’) Dạng toán tìm x Đưa YC của bài 1 Tìm số tự nhiên x, biết: a, ( x – 35 ) – 120 = 0 b, 124 + ( 118 – x ) = 217 c, 156 – ( x + 61 ) = 82 YC NX Đọc YC của bài 1 và suy nghĩ sau đó 3 em lên bảng làm a, ( x – 35 ) – 120 = ( x- 35 ) = 0 + 120 ( x – 35 ) = 120 x = 120 + 35 x = 155 b, 124 + ( 118 – x ) = 217 ( 118 – x ) = 217 - 124 ( 118 – x ) = 93 x = 118 – 93 x = 25 c, 156 – ( x + 61 ) = 82 ( x + 61 ) = 156 – 82 ( x + 61 ) = 74 x = 74 – 61 x = 13 NX bài của bạn Bài 1 Tìm số tự nhiên x, biết: a, ( x – 35 ) – 120 = 0 ( x- 35 ) = 0 + 120 ( x – 35 ) = 120 x = 120 + 35 x = 155 b, 124 + ( 118 – x ) = 217 ( 118 – x ) = 217 - 124 ( 118 – x ) = 93 x = 118 – 93 x = 25 c, 156 – ( x + 61 ) = 82 ( x + 61 ) = 156 – 82 ( x + 61 ) = 74 x = 74 – 61 x = 13 Hoạt động 2: (10’) Tính nhẩm Đưa ra bài tập 2 a, Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt ở số hạng kia cùng một số thích hợp: 57 + 96 35 + 98 46 + 29 b, Tính nhẩm bằng cách nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số thích hợp: 14 . 50 16 . 25 ? Ở câu đầu của ý a ta cần thêm bớt mấy đơn vị? ? Ở câu đầu của ý b ta cần nhân, chia cho số nào? YC đại diện 2 nhóm lên trình bày bài của nhóm mình NX và chốt lại Hoạt động nhóm Nhóm 1 làm ý a Nhóm 2 làm ý b - Ta cần thêm bớt 4 đơn vị. - Ta cần nhân, chia cho 2. Đại diện hai nhóm lên Ghi vở Bài 2 a, * 57 + 96 =( 57 – 4 ) + ( 96 + 4 ) = 53 + 100 = 153 * 35 + 98 = ( 35 – 2 ) + ( 98 + 2 ) = 33 + 100 = 133 * 46 + 29 = ( 46 + 4 ) + ( 29 – 4 ) = 50 + 25 = 75 b, * 14 . 50 = (14 : 2) . ( 50 . 2 ) = 7 . 100 = 700 * 16 . 25 = ( 16 : 4 ) . ( 25 . 4 ) = 4 . 100 = 400 Hoạt động 3: (10’) Toán tổng hợp Đưa ra đề bài toán 1 a, Tính vận tốc của một ô tô biết rằng trong 6h ô tô đi được 288 km. b, Tính chiều dài miếng đất hình chữ nhật có diện tích 1530m2, chiều rộng 34m. ? Để tính vận tốc ta cần sử dụng công thức nào? ? Vậy em hãy tính vận tốc ô tô ? ? Để tính chiều dài miếng đất ta tính như thế nào ? YC tính cụ thể NX Đọc đề bài, suy nghĩ -Ta sử dụng công thức s = v. t v = v = = 48 (km/h) - Ta sử dụng CT D = 1530 : 34 = 45(m) - Ghi vở Bài 3 a, Vận tốc của ô tô là: s = v. t v = = = 48 (km/h) b, Chiều dài miếng đất là: D = 1530 : 34 = 45(m) c. Củng cố, luyện tập (5’) - YC HS nhắc lại nội dung cần thiết trong tiết học? - HS nhắc lại d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm thêm một số bài trong SBT. - Ôn lại về lũy thừa. 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 11/9/2012 Ngày dạy:6D 14/9/2012 Tiết 7 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Ôn tập cho học sinh kiến thức về lũy thừa với số mũ tự nhiên. b. Kĩ năng - Học sinh biết tính lũy thừa, biết một số dạng nâng cao c. Thái độ - Học sinh tích cực trong học tập. 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - SGK, GA, ĐDDH b. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, ĐDHT 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (0’) b. Bài mới * Vào bài: ( 1’) Chúng ta đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên trong chương trình toán chính khóa, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại về lí thuyết để có cơ sở làm một số bài tập. * Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (10’) Ôn lại về lí thuyết Gợi ý để hoc sinh nhắc lại kiến thức cũ. Giới thiệu thêm - Lũy thừa của một tích (a.b)n = an.bn - Lũy thừa của một lũy thừa: (am)n = am.n - Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên VD: 0; 1; 4; 9; 16; 25; Trả lời theo gợi ý của giáo viên Nghe và ghi vở Tự lấy thêm một số vd 1. Ôn lại về lí thuyết * Khái niệm: an = a.a …a (n € N*) a: cơ số n: số mũ Quy ước: a1 = a a0 = 1 * Nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số: am.an = am + n (m,n € N*) am:an = am - n (m,n € N*, m ≥ n, a ≠ 0) * Nâng cao: - Lũy thừa của một tích (a.b)n = an.bn - Lũy thừa của một lũy thừa: (am)n = am.n - Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên VD: 0; 1; 4; 9; 16; 25; …. Hoạt động 2: (27’) Một số ví dụ Đưa ra đề bài 1 Viết các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: 7.7.7 3.5.15.15 2.2.5.5.2 1000.10.10 NX Đưa ra đề bài 2 YC HS lên điền vào vào bảng phụ Điền dấu x vào ô thích hợp Câu Đúng Sai a) b) c) NX Bài 3: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: a) b) c) YC 3 em lên bảng trình bày Đọc đề bài sau đó 2 em lên bảng 7.7.7 = 73 3.5.15.15 = 153 2.2.5.5.2 = 23.52 1000.10.10 =105 Ghi vở 1 em lên bảng Ghi vở Hoạt đông theo nhóm bàn. Lên bảng. 2. Một số ví dụ Bài 1: Viết các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: a)7.7.7 = 73 b)3.5.15.15 = 153 c)2.2.5.5.2 = 23.52 d)1000.10.10 = 105 Bài 2 Điền dấu x vào ô thích hợp Câu Đúng Sai a) x b) x c) x Bài 3 a) = b) = c)= c. Củng cố, luyện tập (6’) - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản. - H: Nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học trong bài. d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Ôn lại lí thuyết đã học. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm thêm bài 87, 88, 89 SBT-13 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn: 12/9/2012 Ngày dạy 6D: 15/9/2012 Tiết 8 SO SÁNH HAI LŨY THỪA 1. Mục tiêu a. Kiến thức -Học sinh củng cố các kiến thức về lũy thừa. - Học sinh biết so sánh hai lũy thừa b. Kĩ năng - Có kỹ năng tính toán về lũy thừa, so sánh hai lũy thừa trong một số trường hợp c. Thái độ - Nghiêm túc, cẩn thận 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - SGK, GA, ĐDDH b. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, ĐDHT 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (6’) Câu hỏi: Hãy phát biểu bằng lời quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số? Viết công thức tổng quát? Đáp án: Quy tắc: SGK- 27,29 CT tổng quát: . với a, GV NX và cho điểm HS b. Bài mới * Vào bài: ( 1’) Chúng ta đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên, hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu nội dung về so sánh hai lũy thừa. * Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (10’) Lí thuyết YC học sinh xem lại SGK sau đó nhắc lại về những kiến thức có liên quan. NX Xem lại SGK sau đó trả lời. - Nếu m > n thì am > an (a > 1) - Nếu a > b thì am > an (n > 0) - Nếu a > b thì ac > bc (c > 0) Ghi vở 1, Lí thuyết - Nếu m > n thì am > an (a > 1) - Nếu a > b thì am > an (n > 0) - Nếu a > b thì ac > bc (c > 0) Hoạt động 2: (22’) Bài tập Đưa ra nội dung bài tập 1 So sánh các cặp lũy thừa sau: a. 26 và 82 b. 53 và 35 Gợi ý: trước khi so sánh cần xét xem các lũy thừa đã cùng cơ số hoặc cùng số mũ hay chưa nếu chưa thì tìm cách đưa chúng về cùng cơ số hay cùng số mũ - Số 8 có thể viết dưới dạng lũy thừa như thế nào? Đối với câu b: trong trường hợp này hai lũy thừa không thể đưa được về cùng cơ số, vì vậy cần tính kết quả cụ thể rồi so sánh Đưa nội dung bài 2: So sánh hai số: 1619 và 825 ? Nhận xét về hai lũy thừa trên? ? Hãy giải bài tập trên? NX Đọc đề bài Nghe gợi ý 8 có thể viết dưới dạng lũy thừa của 2. có 8= Vì 8 = 23 nên 82 = (23)2 = 23.2 = 26 → 26 = 82 Tính câu b. Đọc đề bài Ta thấy các cơ số 16 và 8 tuy khác nhau nhưng đều là lũy thừa của 2 nên ta tìm cách đưa chúng về lũy thừa cùng cơ số 2 Giải 1619 = (24)19 = 276 825 = (23)25 = 275 Vì 276 > 275 nên 1619 > 825 Ghi vở 2. Bài tập Bài 1: So sánh các cặp lũy thừa sau: a. 26 và 82 b. 53 và 35 Giải a. Vì 8 = 23 nên 82 = (23)2 = 23.2 = 26 → 26 = 82 b. 53 = 5.5.5 = 125 35 = 3.3.3.3.3 = 245 → 53 < 35 Bài 2: So sánh hai số: 1619 và 825 Giải 1619 = (24)19 = 276 825 = (23)25 = 275 Vì 276 > 275 nên 1619 > 825 c. Củng cố, luyện tập (5’) - Để so sánh hai lũy thừa ta làm ntn? - Trả lời: … d. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học lại lí thuyết. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm thêm các bài tập trong SBT. 4. Đánh giá, nhận xét sau bài dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ™™™™™™™ª˜˜˜˜˜˜˜ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 9 THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Học sinh nắm được thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có ngoặc và không có ngoặc. b. Kĩ năng - HS có kỹ năng thực hiện đúng thứ tự các phép tính. c. Thái độ - Học sinh tích cực trong học tập. - Học sinh có sự hứng thú trong học tập 2. Chuẩn bị a. Chuẩn bị của GV - SGK, GA, ĐDDH b. Chuẩn bị của HS - SGK, vở ghi, ĐDHT 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (6’) Câu hỏi: Thực hiện các phép tính sau: 3.25 – 16:4 = ? 23.(17 – 14) = ? Đáp án: 3.25 – 16:4 = 75 – 4 = 71 23.(17 – 14) = 8.3 = 24 b. Bài mới * Vào bài: (1’) Trong một biểu thức nếu có nhiều phép tính và dấu ngoặc thì ta phải làm theo thứ tự như thế nào? * Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (8’) Lí thuyết YC HS dựa vào phần KTBC và SGK để rút ra NX về thứ tự thực hiện phép tính. Chỉnh sửa lại cho HS Rút ra NX Ghi vở 1. Lí thuyết a) Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có ngoặc: Lũy thừa → Nhân chia → Cộng trừ. b) Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc: ( ) → [ ] → { } Hoạt động 2: (21’) Bài tập Đưa ra đề bài của bài 1 Thực hiện các phép tính a. 4.52 – 16:22 b. 23.17 – 23.14 c. 20 – [ 30 – (5 – 1)2 ] YC 3 em lên bảng làm NX YC làm bài 2: Thực hiện các phép tính: a) 36 : 32 + 23 22 b) (39.42 – 37.42) : 42 ? Đối với câu a ta cần thực hiện như thế nào? Đối với câu b làm tương tự. NX, chốt lại Đọc đề và HĐ cá nhân sau đó 3 em lên bảng a. 4.52 – 16:22 =

File đính kèm:

  • doctu chon toan6 bam sat chuan hay nhat.doc