Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 1 đến tiết 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì.

+ Hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng.

2. Kỹ năng:

+ Biết vẽ điểm, đường thẳng

+ Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng

+ Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu , .

3. Thái độ:

+ HS có ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thầy: Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ.

- Trò : Thước thẳng, mảnh bìa.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học tích cực và học hợp tác.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2009 Ngày giảng Lớp 6A: 20/8/2009 - Lớp 6B: 21/8/2009 Chương I : đoạn thẳng Tiết 1: Điểm. Đường thẳng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì. + Hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng. 2. Kỹ năng: + Biết vẽ điểm, đường thẳng + Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng + Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu , . 3. Thái độ: + HS có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ. - Trò : Thước thẳng, mảnh bìa. IIi. Phương pháp: - Dạy học tích cực và học hợp tác. IV. Tổ chức giờ học: Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: HS nắm được chương trình học Toán 6 và phương pháp học. Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành: GV: - Giới thiệu phương phỏp học tập. - Giới thiệu chương trỡnh học 6: 2 chương. + Chương I: Đoạn thẳng. + Chương II: Gúc. GV ĐVĐ: Mỗi hỡnh phẳng là một tập hợp điểm của mặt phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ gặp một số hỡnh phẳng như: Đoạn thẳng, tia, đường thẳng, gúc, tam giỏc, đường trũn, …. Hỡnh học phẳng nghiờn cứu cỏc tớnh chất của hỡnh phẳng. (GV giới thiệu hỡnh hỡnh học trong bức tranh lụa nổi tiếng của Hộc-Banh, hoạ sĩ ngưũi Phỏp, vẽ năm 1951. SGK-T 102.). Tiết học này đi nghiờn cứu một số hỡnh đầu tiờn của hỡnh học phẳng đú là: Điểm - Đường thẳng. 2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về điểm (7 phút) Mục tiêu: HS hiểu điểm là gì, biết vẽ và đặt tên cho điểm. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu. Cách tiến hành: HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY VAỉ TROỉ NOÄI DUNG *GV: Vẽ hình lên bảng: . A . B .C Quan sát cho biết hình vẽ trên có đặc điểm gì?. *HS:Quan sát và phát biểu. *GV : Quan sát thấy trên bảng có những dấu chấm nhỏ. Khi đó người ta nói các dấu chấm nhỏ này là ảnh của điểm . Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, .. để đặt tên cho điểm Ví dụ: Điểm A, điểm B, điểm C ở trên bảng. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Hãy quan sát hình sau và cho nhận xét: A . C *HS: hai điểm này cùng chung một điểm. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Hai điểm A và C có cùng chung một điểm như vậy, người ta gọi hai điểm đó là hai điểm trùng nhau. - Các điểm không trùng nhau gọi là các điểm phân biệt. *HS: Lấy các ví dụ minh họa về các điểm trùng nhau và các điểm phân biệt *GV: - Từ các điểm ta có thể vẽ được một hành mong muốn không ?. - Một hình bất kì ta có thể xác định được có bao nhiêu điểm trên hình đó ?. - Một điểm có thể coi đó là một hình không ?. *HS: Thực hiện. *GV: Nhận xét: Nếu nói hai điểm mà không nói gì nữa thì ta hiểu đó là hai điểm phân biệt, Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài và tự lấy ví dụ minh họa điểu nhận xét trên. 1. Điểm. Ví dụ: . A . B .C - Những dấu chấm nhỏ ở trên gọi là ảnh của điểm. - Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C,… để đặt tên cho điểm *Chú ý: A . C - Hai điểm như trên cùng chung một điểm gọi là hai điểm trùng nhau .A .C - Gọi là hai điểm phân biệt. * Nhận xét : Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình Kết luận: GV chốt lại kiến thức cơ bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường thẳng .(18 phút): - Mục tiêu: HS hiểu đường thẳng là gì, biết vẽ và đặt tên cho đường thẳng. - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. - Cách tiến hành: *GV: Giới thiệu: Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,… cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d, để đặt tên cho các đường thẳng. Ví dụ: *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh dung thước và bút để vẽ một đường thẳng. *HS: Thực hiện. 2. Đường thẳng. Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,… cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d,… để đặt tên cho các đường thẳng. Kết luận: GV chốt lại kiến thức cơ bản. HĐ 3: Tìm hiểu điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng (10' ): - Mục tiêu: HS hiểu mối quan hệ giữa điểm và đường thẳng. Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu , . - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu. - Cách tiến hành: *GV:Quan sát và cho biết vị trí của các điểm so với đường thẳng a *HS: - Hai điểm A và C nằm trên đường thẳng a. - Hai điểm B và D nằm ngoài đường thẳng a. *GV: Nhận xét: - Điểm A , điểm C gọi là các điểm thuộc đường thẳng. Kí hiệu: A a, C a - Điểm B và diểm D gọi là các điểm không thuộc đường thẳng. Kí hiệu: B a, D a *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. . *GV:Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về điểm thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng. *HS: Thực hiện. *GV: Yêu cầu học sinh làm ? a, xét xem các điểm C và điểm E thuộc hay không đường thẳng. b, Điền kí hiệu , thích hợp vào ô trống: C a ; E a c, Vẽ thêm hai điểm khác thuộc đường thẳng a và hai điểm khác nữa không thuộc đường thẳng a *HS: Hoạt động theo nhóm lớn. 3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng. Ví dụ: - Hai điểm A và C nằm trên đường thẳng a. - Hai điểm B và D nằm ngoài đường thẳng a. Do đó: - Điểm A,điểm C gọi là các điểm thuộc đường thẳng hoặc đường thẳng a chứa (đi qua) hai điểm A, C Kí hiệu: A a, C a - Điểm B và diểm D gọi là các điểm không thuộc ( nằm ) đường thẳng, hoặc đường thẳng a không đi qua( chứa) hai điểm B, D Kí hiệu: B a, D a ? a, Điểm C thuộc đường thẳng a, còn điểm E không thuộc đường thẳng a. b, Điền kí hiệu , thích hợp vào ô trống: C a ; E a c, Kết luận: GV chốt lại kiến thức cơ bản. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (5phút) 5.1 Củng cố bài học GV cho HS làm bài tập: ? Vẽ đường thẳng x x’ ? ? Vẽ điểm B xx’ ? M nằm trên xx’ ? ? Vẽ điểm N sao cho xx’ đi qua N ? Yêu cầu HS chữa bài 2, bài 3 SGk ? HS: Vẽ hình HS chữa bài tập 4 (sgk - tr.105) Vẽ hỡnh theo cỏch diễn đạt sau: a, Điểm C nằm trờn đường thẳng a. b, Điểm B nằm ngoài đường thẳng b. 5.2 Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo SGK + vở ghi. - Làm các bài tập còn lại trong SGK. - Đọc trước bài: Ba điểm thẳng hàng. Ngày soạn: 24/8/2009 Ngày giảng Lớp 6B: 28/8/2009 - Lớp 6A: 27/8/2009 Tiết 2 Ba điểm thẳng hàng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 2. Kỹ năng: + Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. + Sửỷ duùng ủửụùc caực thuaọt ngửừ : naốm cuứng phớa , naốm khaực phớa , naốm giửừa . 3. Thái độ: + HS sử dụng thước vẽ cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: Thước, phấn màu. - Trò : Thước kẻ. IIi. Phương pháp: - Dạy học tích cực. IV. Tổ chức giờ học: 1. Mở bài: ( 7 phút) Mục tiêu: HS biết vẽ đường thẳng và điểm. Biết mối quan hệ giữa đt và điểm. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Cách tiến hành: GV: ? Vẽ điểm M, đường thẳng b sao cho M b ? ? Vẽ đường thẳng a, M a, A b, A a ? ?Vẽ điểm N a và N b? Hình vẽ có đặc điểm gì ? HS vẽ hình và nêu NX: - Có 2 đường thẳng a, b cùng đi qua điểm A. - Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a. 2. Hoạt động 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng. (15 phút) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu Cách tiến hành: HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY VAỉ TROỉ NOÄI DUNG *GV: -Vẽ hình 1 và hình 2 lên bảng. Hình 1 Hình 2 -Có nhận xét gì về các điểm tại h.1 và h.2 *HS: Hình 1: Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng a. Hình 2: Ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Hình 1: Ba điểm A, D, C a, ta nói chúng thẳng hàng. Hình 2: Ba điểm R, S, T bất kì một đường thẳng nào, ta nói ba điểm đó không thẳng hàng. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Để biết được ba điểm bất kì có thẳng hàng hay không thì điều kiện của ba điểm đó là gì ? Vẽ hình minh họa. *HS: Trả lời. 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. Hình 1 Hình 2 Hình 1: Ba điểm A, D, C a, Ta nói ba điểm thẳng hàng. Hình 2: Ba điểm R, S, T bất kì một đường thẳng nào, ta nói ba điểm đó không thẳng hàng. Kết luận: GV cho HS chốt lại khái niệm ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng. 3. Hoạt động 2: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. (15phút): - Mục tiêu: - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu - Cách tiến hành: *GV:Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình ba điểm thẳng hàng. *HS: *GV: Cho biết : - Hai điểm D và C có vị trí như thế nào đối với điểm A. - Hai điểm A và D có vị trí như thế nào đối với điểm C. - Điểm D có vị trí như thế nào đối với hai điểm A và C - Hai điểm A và C có vị trí như thế nào đối với điểm D. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Hai điểm D và C nằm cùng phía đối với điểm A. - Hai điểm A và D nằm cùng phía đối với điểm C. - Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm D. - Điểm D nằm giữa hai điểm A và C. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Trong ba điểm thẳng hàng có nhiều nhất bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng. có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Hãy đặt tên cho các điểm còn lại, và ghi tất cả các cặp a, Ba điểm thẳng hàng ? b, Ba điểm không thẳng hàng ?. *HS: Hoạt động theo nhóm lớn. 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng Ví dụ: - Hai điểm D và C nằm cùng phía đối với điểm A. - Hai điểm A và D nằm cùng phía đối với điểm C. - Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm D. - Điểm D nằm giữa hai điểm A và C. Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng. có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại Ví dụ: a, Các cặp ba điểm thẳng hàng: A,G,E; E, F, I; A, D, F. b, Các cặp ba điểm không thẳng hàng. A,G,D; G,D,F; …. có tất cả 56 cặp ba điểm không thẳng Kết luận: GV cho HS chốt lại mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (8 phút) 4.1 Củng cố: GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và làm bài tập 11. HS: Hoạt động nhóm làm Bài tập 11:(SGK-tr.107) - Điểm R nằm giữa điểm M và N - Điểm M và N nằm lhác phía đối với điểm R - Điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M .... GV: Yêu cầu Hs trả lời bài 9 SGK ? HS: Trả lời miệng 4.2 Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo SGK. - Làm bài tập 8; 10 ; 13 ; 14 SGK. Ngày soạn: 1/9/2009 Ngày giảng Lớp 6A: 4/9/2009 - Lớp 6B: 4/9/2009 Tiết 3 đường thẳng đI qua hai điểm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Học sinh hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. + Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng: cắt nhau, song song, trùng nhau. 2. Kỹ năng: + Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm. 3. Thái độ: + Vẽ hình chính xác, cẩn thận đường thẳng đi qua hai điểm. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: SGK, Bảng phụ, thước thẳng. - Trò : SGK, Bảng phụ, thước thẳng. IIi. Phương pháp: - Dạy học tích cực và học hợp tác. IV. Tổ chức giờ học: Mở bài: (6 phút) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề. Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành: GV: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? Nói cách vẽ ba điểm thẳng hàng ? Nói cách vẽ ba điểm không thẳng hàng ? Vẽ hình trên bảng bài tập 10 SGK ? HS: HS trả lời miệng những câu hỏi. Bài 10 ( SGK – T. 106) Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng (10 phút) Mục tiêu: HS biết vẽ đường thẳng. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu. Cách tiến hành: HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY VAỉ TROỉ NOÄI DUNG *GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng; Cho hai điểm A và B bất kì. Đặt thước đi qua hai điểm đó, dùng bút vẽ theo cạnh của thước. Khi đó vệt bút vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm A và B. *HS: Chú ý và làm theo giáo viên. *GV: Nếu hai điểm A và B trùng nhau thì ta có thể vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm đó không ?. *HS: Trả lời. *GV: Cho ba điểm A, B, C phân biệt. Hãy vẽ tất cả các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho ?. *HS: Thực hiện. *GV: Qua hai điểm phân biệt ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm đó ?. *HS: Qua hai điểm phân biệt ta luôn xác định được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm đó. *GV: Nhận xét và khẳng định : Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 1. Vẽ đường thẳng. Ví dụ1: Cho hai điểm A và B bất kì ta luôn vẽ được Ví dụ 2: Với ba điểm A, E, F phân biệt ta luôn vẽ được: Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B. Kết luận: GV YCHS nêu nhắc lại phần nhận xét. Hoạt động 2: Tên đường thẳng .(10phút): - Mục tiêu: HS biết vẽ đường thẳng, đặt tên cho đường thẳng. - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu. bảng phụ. - Cách tiến hành: Ví dụ: *GV: Yêu cầu nhắc lại cách đặt tên của một đường thẳng và đọc tên đường thẳng ở hình vẽ trên ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Đường thẳng trên ngoài có tên là a, nó còn có tên khác: -Đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA ( Đường thẳng trên qua hai điểm A và B). Hoặc: Đường thẳng xy (hoặc yx). *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh làm ? Hãy đọc tất cả các tên của đường thẳng sau : *HS : Thực hiện. 2. Tên đường thẳng. Ví dụ3: Ta gọi tên đường thẳng của hình vẽ trên là: - Đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA ( Đường thẳng này đi qua hai điểm A và B). Hoặc: - Đường thẳng xy (hoặc yx). Ví dụ 4. Tên của đường thẳng: AB, AC, BC, BA, CB, CA. Kết luận: GV YCHS nêu các cách đặt tên cho đường thẳng. 4. Hoạt động 3: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.(10phút): - Mục tiêu: HS nắm được có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ. Phấn màu. Bảng phụ. - Cách tiến hành: *GV : Qua sát các hình vẽ sau, và cho biết : a, - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng BC ?. b, - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng AC ? c, - Đường thẳng xy có vị trí như thế nào với đường thẳng AB ? *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: a, Hai đường thẳng AB và BC gọi là hai đường thẳng trùng nhau. Kí hiệu: AB BC b, Hai đường thẳng AB và AC đều đi qua điểm B, khi đó hai đường thẳng AB và AC gọi là hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu: AB AC c, Hai đường xy và AB gọi là hai đường thẳng song song. Kí hiệu: xy // AB *HS: Chú ý nghe giảng. *GV:Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song nhau ? *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Hai đường thẳng gọi là trùng nhau, nếu tất cả các điểm của đường thẳng này cũng là các điểm của đường thẳng kia. - Hai đường thẳng gọi là cắt nhau, nếu chúng chỉ có một điểm chung. - Hai đường thẳng gọi là song song, nếu hai đường thẳng đó không có điểm nào chung. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Đưa ra chú ý lên bảng phụ. - Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có một điểm chung nào. 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. a, Hai đường thẳng AB và BC gọi là trung nhau. Kí hiệu: AB BC. b, Hai đường thẳng AB và AC đều đi qua điểm B, khi đó hai đường thẳng AB và AC gọi là hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu : AB AC. c, Hai đường xy và AB gọi là hai đường thẳng song song. Kí hiệu: xy // AB. Chú ý: - Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có một điểm chung nào. Kết luận: GV cùng cố vị trí tương đối của 2 đường thẳng. 5..Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (9 phút) + GV: ? Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ? Với hai đường thẳng có những vị trí tương đối nào ? Yêu cầu HS chữa bài 15, 16, 17 SGK HS: Chỉ có một đường thẳng duy nhất. Có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng…. + HDVN: Học bài cũ: đường thẳng đi qua hai điểm. BTVN: 18 -> 20 SGK-T.109. YCHS đọc trước bài 4. Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc tiêu, 1 dây dọi. Ngày soạn: 7/9/2009 Ngày giảng Lớp 6A: 11/9/2009 - Lớp 6B: 11/9/2009 Tiết 4  Thực hành : Trồng cây thẳng hàng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Học sinh được củng cố khái niệm ba điểm thẳng hàng. 2. Kỹ năng: + Có kĩ năng dựng ba điểm thẳng hàng để dựng các cọc thẳng hàng. 3. Thái độ: + Có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: SGK, Bảng phụ, thước thẳng. - Trò : Mỗi nhóm gồm: 03 cọc tiêu + 01 quả dọi. IIi. Phương pháp: - Dạy học hợp tác. IV. Tổ chức giờ học: Mở bài: (5 phút) Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề. Cách tiến hành: GV: ? Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? HS: trả lời câu hỏi. Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm. (10 phút) Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thực hành. Đồ dùng dạy học: 03 cọc tiêu + 01 quả dọi. Cách tiến hành: HOAẽT ẹOÄNG CUÛA THAÀY VAỉ TROỉ NOÄI DUNG Bước 1: Thông báo nhiệm vụ GV: Thông báo nhiệm vụ. HS: Nhắc lại nhiệm vụ phải làm. GV: ? Khi có dụng cụ trong ta tiến hành như thế nào ? HS: Trình bày cách tiến hành. Ghi bài. Bước 2: Hướng dẫn cách làm. GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK. HS đọc mục 3 SGK. GV: Làm mẫu trước lớp. HS : Lắng nghe GV trình bày. 1. Nhiệm vụ: - Chôn các cọc hành rào thẳng hàng giữa hai cột mốc A và B - Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây đã có bên đường. 2. Hướng dẫn cách làm: - Cắm cọc tiêu thẳng đứng ở hai điểm A và B ( dùng dây dọi kiểm tra) - Em thứ nhất đứng ở A, Em thứ hai đứng ở điểm C – là vị trí nằm giữa A và B. - Em ở vị trí A ra hiệu cho em thứ 2 ở C điều chỉnh cọc tiêu sao cho che lấp hoàn toàn cọc tiêu B. - Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng Kết luận: GV nhắc lại nhiệm vụ cần phải làm. Hoạt động 2: Thực hành ngoài trời. (22 phút): - Mục tiêu: Hoùc sinh bieỏt lieõn heọ ửựng duùng ba ủieồm thaỳng haứng vaứo thửùc teỏ ủeồ caộm coùc haứng raứo hoaởc troàng caõy thaỳng haứng . - Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm gồm: 03 cọc tiêu + 01 quả dọi. - Cách tiến hành: Bước 1 : Thực hành. GV phân công các nhóm,giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS : Phân nhóm : Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên … GV : Quan sát các nhóm thực hành, nhắc nhở , điều chỉnh khi cần thiết. HS : Mỗi nhóm cử 1 thành viên ghi lại biên bản thực hành theo trình tự các khâu. Bước 2 : Kiểm tra. GV tiến hành kiểm tra kết quả của HS. 3. Thực hành ngoài trời: - Chia nhóm thực hành từ 5 – 7 HS - Giao dụng cụ cho các nhóm - Tiến hành thực hành theo hướng dẫn. 4. Kiểm tra: - Kiểm tra xem độ thẳng của các vị trí A, B, C - Đánh giá hiệu quả công việc của các nhóm. - Ghi điểm cho các nhóm. Kết luận: GV củng cố bài thực hành. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (8phút) - Nêu những ví dụ về áp dụng ba điểm thẳng hàng trong thực tế GV : + Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm. + Nhân xét toàn lớp. GV YCHS: + Vệ sinh chân tay, cất dụng cụ lao động , chuẩn bị vào giờ học sau. + Đọc trước bài 5: “TIA”

File đính kèm:

  • docGiao an Hinh 6 t1 den t4 1 cot.doc
Giáo án liên quan