I. Mục tiêu:
*Kiến thức: - Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?
*Kĩ năng: - Học sinh biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
- Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.
*Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
a.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.
b. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,
III. Tiến trỡnh bài dạy :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 12: Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/10/2012
Ngày giảng:
Tuần 12
Tiết 12 Trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: - Học sinh hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?
*Kĩ năng: - Học sinh biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
- Học sinh nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.
*Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
a.Chuẩn bị của GV: Phấn màu, thước thẳng.
b. Chuẩn bị của HS: Thước thẳng, sgk,
III. Tiến trỡnh bài dạy :
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
Khi vẽ 2 đoạn thẳng trên tia ta có nhận xét gì?
Chữa bài 56-SGK
3. Bài mới:
Hoạt động của gv- hs
Nội dung
Hđộng 1 : Giới thiệu vào bài
GV: Dùng đoạn dâyAB dài 1,02m thắt nút tại điểm M (0,02m) sao cho: AM=MB.
y/c hs:
1) Đo độ dài: AM = cm
MB = cm
So sánh AM; MB
2) Tính AB?
3) Nhận xét gì về vị trí của điểm M ?
Một HS lên bảng thực hiện.
GV: Điểm M được gọi là trung điểm của AB. Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì
1) AM =50cm
MB = 50 cm
⇒AM =MB
2) M nằm giữa Avà B ⇒AM + MB = AB
AB = 50 + 50 = 100(cm)
3) M nằm giữa hai điểm A; B và M cách đều A; B ⇒M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Hoạt động 2: (17’) Trung điểm đ.thẳng
GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng
HS: Nêu định nghĩa
GV: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì?
Nếu M nằm giữa A; B và MA=MB thì M nằm ở vị trí nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhấn mạnh.
Hoạt động 3: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
GV: Vẽ hinh và yc hs nêu cách xđ trung điểm M.
- Cách 1:
Dùng thước thẳng có chia khoảng
+Bước 1: Đo đoạn thẳng
+ Bước 2: Tính MA = MB =
+Bước 3: Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA(hoặc MB)
- Cách 2: Dùng giấy gấp(SGK)
HS tự đọc SGK, xác định trung điểm đoạn thẳng bằng cách gấp giấy
GV hướng dẫn miệng
GV: Cho hs thực hành SGK
*Hãy dùng sợi dây “chia” thước kẻ ( kg chia độ dài) thành hai phần bằng nhau. Chỉ rõ cách làm? (Chia theo chiều dài).
GV chốt lại : Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB =
1.Trung điểm đoạn thẳng
M là trung điểm của AB
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
Ví dụ : Cho đoạn thẳng AB = 5 cm. Hãy vẽ trung điểm M của AB
Ta có: MA + MB = AB
MA = MB
Suy ra MA = MB = =2,5(cm)
- Cách 1:
Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA=2,5 (cm)
- Cách 2: Dùng giấy gấp
Gấp dây
-Dùng sợi dây xác định chiều thước kẻ (Chọn mép thẳng đo)
- Gấp đoạn dây( bằng chiều dài thước) sao cho hai đầu mút trùng nhau. Nếp gấp của dây xác định trung điểm của mép thẳng thanh gỗ khi đặt trở lại.
-Dùng bút chì đánh dấu trung điểm .
4. Củng cố-luyện tập
: M là trung điểm của AB
GV yêu cầu một HS lên bảng
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 35 cm
+ Vẽ trung điểm M của AB
Có giải thích cách vẽ?
GV: lấy điểm A' thuộc đoạn thẳng OB; A' có là trung điểm của OB không?
Một đoạn thẳng có mấy trung điểm? Có mấy điểm nằm giữa hai mút của nó
Bài 1
+ Vẽ AB = 35 cm
+ M là trung điểm của AB
⇒AM = = 17,5 cm
Vẽ M tia AB sao cho AM = 17,5 cm
Bài 2: Điền từ thích hợp vào ô trống...
để được các kiến thức cần ghi nhớ.
1) Điểm … là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu
M nằm giữa A, B
MA = …
2) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì …. = …. = AB
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc định nghĩa, hiểu cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm các bài tập 61; 62; 65/ 118 SGK-
Làm đề cương ôn tập / 124 SGK giờ sau ôn tập chưong I
Kiểm tra , ngày …. tháng….. năm……
File đính kèm:
- tuan 12-hh6.docx