I. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần:
Kiến Thức: Hiểu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Kỹ năng: Biết sử dụng kí hiệu về hai tam giác bằng nhau để viết được các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau của hai tam giác
Thái độ: Rèn luyện khả năng phán đoán – nhận xét để kết luận hai tam giác bằng nhau. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong việc giải toán
II. Từ mục tiêu của bài học, lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm để trình chiếu: Tổng số slide: 11; số hình ảnh động: 2; số hình ảnh tỉnh: 7
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
1. Phương pháp :
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: GV tạo tình huống có vấn đề - Tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ: GV chia nhóm nhỏ, tổ chức các hoạt động cho nhóm. Qua kết quả hoạt động của các nhóm, mỗi học sinh tự rút ra kết luận.
2. Tiến trình :
2.1) Đặt vấn đề: GV đặt câu hỏi dựa trên hình vẽ để dẫn dắt vào bài (Slide 3)
2.2) Các hoạt động:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KON TUM
TRƯỜNG THPT NGÔ MÂY
---------------------
NĂM HỌC: 2010 – 2011
MÔN: TOÁN (HÌNH HỌC 7)
Người thực hiện: Nguyễn Đoàn Sơn Lâm
Tổ: Toán - Tin
SỞ GD & ĐT KON TUM HỘI THI GIÁO VIÊN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO ÁN
--------------------- ĐIỆN TỬ GIỎI CẤP TỈNH BẬC TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2010 – 2011
---------------------
ĐỀ CƯƠNG TRÌNH BÀY THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TIẾT 20: " HAM TAM GIÁC BẰNG NHAU"
MÔN: TOÁN (HÌNH HỌC 7)
I. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần:
Kiến Thức: Hiểu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau
Kỹ năng: Biết sử dụng kí hiệu về hai tam giác bằng nhau để viết được các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau của hai tam giác
Thái độ: Rèn luyện khả năng phán đoán – nhận xét để kết luận hai tam giác bằng nhau. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong việc giải toán
II. Từ mục tiêu của bài học, lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm để trình chiếu: Tổng số slide: 11; số hình ảnh động: 2; số hình ảnh tỉnh: 7
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
1. Phương pháp :
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: GV tạo tình huống có vấn đề - Tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ: GV chia nhóm nhỏ, tổ chức các hoạt động cho nhóm. Qua kết quả hoạt động của các nhóm, mỗi học sinh tự rút ra kết luận.
2. Tiến trình :
2.1) Đặt vấn đề: GV đặt câu hỏi dựa trên hình vẽ để dẫn dắt vào bài (Slide 3)
2.2) Các hoạt động:
2.2.1) Hoạt động 1: Định nghĩa và áp dụng định nghĩa vào bài tập 1 (Slide 3-4)
* Định nghĩa:
GV: Thực hiện ?1 trên Slide 3 (liên kết) sau đó phát phiếu học tập ghi nội dung ?1 để HS hoạt động nhóm và điền kết quả vào bảng nhóm rồi trả lời (các nhóm khác nhận xét)
GV: Đặt câu hỏi để HS tìm ra Định nghĩa trên Slide 4 cụ thể:
- Đỉnh tương ứng với đỉnh A là A’, tìm đỉnh tương ứng với đỉnh B, đỉnh C ?
- Góc tương ứng với góc A là góc A’, tìm góc tương ứng với góc B, góc C ?
- Cạnh tương ứng với AB là cạnh A’B’, tìm cạnh tương ứng với cạnh AC, cạnh BC ?
- Vậy hai tam giác bằng nhau là hai tam giác như thế nào ?
HS trả lời:
- Hai đỉnh A và A' ; B và B' ; C và C' gọi là hai góc tương ứng.
- Hai góc A và A’; B và B’; C và C’ gọi là hai góc tương ứng.
- Hai cạnh AB và A'B'; AC và A'C' ; BC và B'C' gọi là hai cạnh tương ứng.
Hai tam giác bằng nhau
* Bài tập 1: (Slide 4)
GV: Đọc câu hỏi
a) Hai tam giác trên mỗi hình sau có bằng nhau không ?
b) Nếu có hãy chỉ ra các đỉnh tương ứng ?
HS trả lời:
a) H1: Tam giác ABC bằng tam giác IMN
H2: Tam giác PQR bằng tam giác HRQ
b) Từng HS đứng tại chỗ trả lời. HS cả lớp nhận xét
2.2.2) Hoạt động 2: Kí hiệu và áp dụng vào bài tập 2 (Slide 5)
GV: Giới thiệu
* Kí hiệu: rABC = rA’B’C’
GV nhấn mạnh: Người ta qui ước kí hiệu sự bằng nhau của 2 tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự
HS: Ghi vào vở
* Bài tập 2: (Slide 5)
GV: Đọc câu hỏi: Dùng kí hiệu để viết hai tam giác bằng nhau ở hình 1;2
HS trả lời: rABC = rIMN
rPQR = rHRQ
2.2.3) Hoạt động 3: Luyện tập củng cố (Slide 6-7)
GV: Đưa nội dung Bài tập 3: ?2 (Slide 6) Cho hình vẽ. Hãy điền vào chỗ trống ……
a) Hai tam giác ABC và MNP là hai tam giác ………………
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là …...góc tương ứng với góc N là ……, cạnh tương ứng với cạnh AC là ….
c) DABC = ……….. , AC = …… , = ..….
HS trả lời đứng tại chỗ trả lời ?2 (cả lớp nhận xét)
a) Hai tam giác ABC và MNP là hai tam giác bằng nhau
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là M. Góc tương ứng với góc N là B. Cạnh tướng ứng với cạnh AC là MP
c) DABC = rMNP, AC = MP ,
GV: Đưa nội dung Bài tập 4: ?3 (Slide 7) Cho DABC = DDEF. Tìm số đo góc D và độ dài cạnh BC ? và phát phiếu học tập cho HS hoạt động nhóm sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày (các nhóm khác nhận xét)
HS lên bảng trình bày ?3 Trong DABC có:
Vì DABC = DDEF ta có: BC = EF = 3
2.2.4) Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại kí hiệu và cách viết hai tam giác bằng nhau và các bài tập đã giải
- Học thuộc định nghĩa hai tam giác bằng nhau .
- Bài tập về nhà : 11; 12; 13/112 SGK. 22, 23, 24 SBT
- Bài tập làm thêm (nâng cao) Cho DABC thõa mãn điều kiện DABC = DBAC
Tính khi
Tính AC khi AB = 11cm và
IV. Hiệu quả mang lại của tiết học:
- Học sinh học tập tích cực và hứng thú hơn (HS hiểu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau)
- Hiệu quả của tiết học cao hơn (HS biết sử dụng kí hiệu về hai tam giác bằng nhau để viết được các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau của hai tam giác)
- Ý tưởng chưa thực hiện được là thiết kế bài học này trên phần mềm Violet1.7
File đính kèm:
- GA THUYET TRINH.doc