Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tiết 21 đến tiết 24

I. Mục tiêu:

* Về kiến thức: HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc, đường phân giác của góc là gì?

* Về kỹ năng: HS biết vẽ tia phân giác của góc.

* Thái độ: Có tính cẩn thận khi vẽ đo, gấp giấy.

II. Chuẩn bị:

GV: - Thước thẳng, thước đo góc, compa, giấy, phấn màu.

HS: Thước thẳng ,com pa , thước đo góc ,bảng phụ ,bút dạ

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tiết 21 đến tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6B: …………… 6C: …………… Tiết 21: Tia phân giác của góc I. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc, đường phân giác của góc là gì? * Về kỹ năng: HS biết vẽ tia phân giác của góc. * Thái độ: Có tính cẩn thận khi vẽ đo, gấp giấy. II. Chuẩn bị: GV: - Thước thẳng, thước đo góc, compa, giấy, phấn màu. HS: Thước thẳng ,com pa , thước đo góc ,bảng phụ ,bút dạ III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 6B: …………… 6C: …………… 2. Kiểm tra : 1) Cho tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho: xOy = 1000, xOz = 500 2) Vị trí tia Oz đối với tia Oy, Oz? 3) Tính góc yOz. So sánh yOz với xOz 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dungNội dung GV: Khi nào Oz là tia phân giác của xOy? HS: Trả lời GV: Ghi tóm tắt ĐN 1. Tia phân giác của một góc là gì? Û *Định nghĩa: Oz là tia phân giác của xOy Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy xOz = yOz = xOy GV: Đưa ra bảng phụ ví dụ: Hãy chỉ ra các tia phân giác của các góc HS: Quan sát hình và chỉ ra tia phân giác GV: Tại sao Ot’ không phải là tia phân giác của x’Oy’ HS: Giải thích GV: Chốt lại 2 ĐK để 1 tia là tia phân giác của 1 góc. GV: Nêu ví dụ: Tia Oz phải thoả mãn những điều kiện nào? HS: Trả lời GV: Ta vẽ tia Oz như thế nào? HS: Nêu cách vẽ GV: Chốt lại cách vẽ và cho HS làm BT Cho AOB = 800, vẽ tia phân giác AC của góc AOB HS: Thực hiện: Nêu cách vẽ GV: Giới thiệu cách xác định tia phân giác bằng cách gấp giấy HS: Vẽ góc lên trang giấy và gấp xác định tia phân giác. GV: Mỗi góc có mấy tia phân giác? HS: Trả lời GV: vẽ tia phân giác của góc bẹt, cho biết góc bẹt có mấy tia phân giác? HS: Thực hiện GV: Giới thiệu đường phân giác và nêu chú ý *Ví dụ: Chỉ ra tia phân giác của góc trong các hình sau: x t x’ t’ a O b 450 O y O y’ c Ot là tia phân giác của xOy Ob là tia phân giác của aOc 2. Cách vẽ tia phân giác của 1 góc: Ví dụ: Cho góc xOy = 640, vẽ tia phân giác Oz của góc xOy x - Vẽ xOy = 640 - Vẽ Oz nằm giữa O 320 z Ox và Oy sao cho 320 yOz = 320 y y x O x’ y’ *Mỗi góc ạ 1800 chỉ có 1 tia phân giác, góc bẹt có 2 tia phân giác là 2 tia đối nhau. 3. Chú ý: SGK 4. Luyện tập củng cố: 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học, hiểu định nghĩa tia phân giác, đường phân giác của 1 góc. - Ghi nhớ cách vẽ tia phân giác của góc. - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 30 - 34/SGK. Ngày giảng: 6A: …………… 6C: …………… Tiết 22: Luyện tập I. Mục tiêu: * Về kiến thức: Củng cố và khắc sâu các kiến thức về góc, tia phân giác của góc * Về kỹ năng: Rèn kỹ năng giải bài tập về tính góc, kỹ năng vận dụng tính chất tia phân giác của góc, kỹ năng vẽ hình. II. Chuẩn bị: GV: - Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu. HS: Thước đo độ, thước thẳng III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 6A: ……………………… 6C: ……………………… 2. Kiểm tra :Vẽ góc aOb = 1800, vẽ tia phân giác Ot của góc aOb. Tính aOt, tOb 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Đưa ra nội dung bài toán: Vẽ góc AOB kề bù với góc BOC; AOB = 600. Vẽ phân giác OD, OK của góc AOB và BOC. Tính góc DOK HS: Lên bảng vẽ hình GV: Tính góc DOK như thế nào? HS: Tính DOB và BOK GV: Cho HS tính và hoàn thiện bài toán GV: Qua bài toán trên, em có nhận xét gì về tia phân giác của 2 góc kề bù? HS: Trả lời GV: Chốt lại: Tia phân giác của 2 góc kề bù luôn vuông góc với nhau. Bài 1: D B K A O C + AOB kề bù với BOC => AOB + BOC = 1800, mà AOB = 600 => 600 + BOC = 1800 BOC = 1800 – 600 = 1200 + OD là phân giác của AOB: DOB = 300 + OK là phân giác của COB: BOK = 600 + Tia OB nằm giữa 2 tia OD và OK nên: DOK = DOB + BOK = 300 + 600 =900 Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Nêu, phân tích yêu cầu bài 36. Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì? HS: Trả lời GV: Cho 1 HS lên bảng vẽ hình HS: Vẽ hình GV: Tính mOn như thế nào? GV hướng dẫn: mOn = mOy + yOn í mOy =?, yOn = ? í yOz HS: Làm bài theo hướng dẫn của GV GV: Đưa ra nội dung bài toán sau: Cho gócAOB kề bù với gócBOC, biết góc AOB gấp đôi góc BOC. Vẽ tia phân giác OM của góc BOC. Tính góc AOM. Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? HS: Trả lời GV: Ta có thể vẽ hình như thế nào? HS: Nêu cách vẽ và vẽ hình cho bài toán. GV: Tính góc AOM như thế nào? HS: AOM = AOB + BOM GV: Cho HS tính các góc AOB và BOM và hoạn thiện bài toán. Bài 36/SGK: z n y m O x Tia Oz và Oy cùng thuộc nửa mp bờ chứa tia Ox, mà xOy = 300, xOz = 800 => tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz => yOz = 800- 300 = 500 Tia Om là phân giác xOy => mOy = 150 Tia On là phân giác zOy => nOy = 250 Oy nằm giữa On và Om nên: mOn = mOy + yOn = 150 + 250 = 400 Bài 3: . B . M . . A O C AOB kề bù với BOC => AOB + BOC = 1800, mà AOB = 2 BOC => 3BOC = 1800 => BOC = 600; AOB = 1200 OM là tia phân giác của BOC: => BOM = 300 Tia OB nằm giữa 2 tia OA và OM nên: AOM = AOB + BOM AOM = 1200 +300 + 1500 4. Củng cố : - Các kiến thức về góc , tia phân giác về góc 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài ghi nhớ cách xác định tia phân giác của góc . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp - Bài tập về nhà: 37/SGK, 31 - 34/ SBT. - Đọc trước: mục 1 và xem hình 40. Bài 7. Thực hành: Đo góc trên mặt đất. Ngày giảng: 6B: …………… 6C: …………… Tiết 23: Thực hành: Đo góc trên mặt đất (T1) I. Mục tiêu: - HS hiểu cấu tạo của giác kế - Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỷ luật thực hành cho HS. II. Chuẩn bị: - GV: 1 giác kế, 2 cọc tiêu 1,5 m; 1 búa đóng cọc. - HS: 4 bộ như GV cho 4 tổ - Chuẩn bị địa điểm thực hành. - Huấn luyện trước 1 nhóm cốt cán sử dụng giác kế . III. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức : 6A : ................................................. 6C : ................................................. 2. Kiểm tra: dụng cụ thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động 1: + Thông báo nhiệm vụ: Tập sử dụng giác kế Hoạt động 2: + Tìm hiểu cấu tạo giác kế - GV: Đặt giác kế trước lớp và mô tả cấu tạo của giác kế. - HS: Quan sát và ghi nhớ cấu tạo giác kế. Hoạt động 3: + Tìm hiểu giác kế - HS: Đọc mục 1 SGK/88 và quan sát hình 41 - GV: Giới thiệu giác kế – HS quan sát 1. Các bộ phận của giác kế – vai trò mỗi bộ phận: - Đĩa tròn được chia độ : gồm 2 góc bẹt kề với nhau - Thanh quay 2 đầu có 2 thanh thẳng đứng có khe hở nhỏ - Chân giác kế: có 3 chân, mỗi chân có bộ phận điều chỉnh cao thấp - Dây rọi và quả rọi 2. Cách sử dụng giác kế khi đo góc: - Cách sử dụng thanh quay và điều chỉnh thanh quay trên mạt đĩa tròn được chia độ để đọc số đo góc - Cách điều chỉnh bộ phận chỉnh cao thấp của mỗi chân để điều chỉnh quả dọi, điều chỉnh độ dài của dây rọi cho hợp lý Hoạt động 4: Học sinh thực hiện tập sử dụng giác kế theo nhóm - HS: Nhóm trưởng các nhóm cùng từng thành viên trong nhóm tập sử dụng theo hướng dẫn. - GV: Quan sát các nhóm thực hiện, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết. 4. Nhận xét: - Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của mỗi nhóm. - GV tập trung học sinh và nhận xét toàn lớp. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Đọc trước mục 2 và xem hình ve 41 SGK T88 Ngày giảng: 6B: …………… 6C: …………… Tiết 24: Thực hành: Đo góc trên mặt đất (T2) I. Mục tiêu: - Biết sử dụng giác kế để đo góc đo góc . - Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỷ luật thực hành cho HS. II. Chuẩn bị: - GV: 1 giác kế, 2 cọc tiêu 1,5 m; 1 búa đóng cọc. - HS: 4 bộ như GV cho 4 tổ - Chuẩn bị địa điểm thực hành. - Huấn luyện trước 1 nhóm cốt cán thực hành. III. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức : 6B : ................................................. 6C : ................................................. 2. Kiểm tra: dụng cụ thực hành. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vụ: Đo góc trên mặt đất (góc được tạo bởi hai cọc tiêu cắm trước ở địa điểm thực hành). Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm - HS: Đọc mục 2 SGK/88 và quan sát kỹ hai tranh vẽ hình 41, hình 42 - GV: Làm mẫu trước toàn lớp: Bước 1: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB . Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đóng ở A và 2 khe hở thẳng hàng . Bước 3: Cố định đặt đĩa , đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và 2 khe hở thẳng hàng . Bước 4: Đọc số đo độ của góc ACB trên mặt đĩa . Hoạt động 3: Học sinh thực hành theo nhóm - HS: Nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm thực hành. - GV: Quan sát các nhóm thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết. 4. Nhận xét: - Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm. - GV tập trung học sinh và nhận xét toàn lớp. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Đọc trước bài: Đường tròn .

File đính kèm:

  • docGA HINH 6 T21 - T24 MOI 08-09.doc
Giáo án liên quan