I- MỤC TIÊU: Qua bài, giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản)
- HS biết áp dụng kiến thức bài học vào thực hành làm các bài tập.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, bảng con.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Giới thiệu bài.(1-2) GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.(14-15)
25 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình hoc - Tuần 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21: Thứ hai, ngày 191tháng 2 năm 2008
Buổi sáng Đ/C Xuân dạy
Buổi chiều Mỹ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Tiếng anh
Giáo viên chuyên dạy
Toán
Rút gọn phân số
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản)
- HS biết áp dụng kiến thức bài học vào thực hành làm các bài tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy học.
1/ Giới thiệu bài.(1-2’) GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.(14-15’)
- GV nêu ví dụ: Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- HS nhận xét: TS và MS cùng chia hết cho số nào? (TS và MS cùng chia hết cho 5)
- HS thực hiện : = = Vậy =
- HS theo dõi, nhận xét và rút ra kết luận: Chia cả TS và MS của một phân số ta được phân số mới bằng phân số đã cho.
- Gọi HS đọc kết luận SGK, lớp đọc thầm.
+ HS áp dụng làm bảng con: Rút gọn phân số = =
3/ Thực hành.(14-15’)
* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên làm tren bảng phụ, lớp làm bảng con.
- GV theo dõi, nhận xét sửa chữa.
a/ = = ; = = ; = =
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi theo cặp, làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá kết quả.
a/ Phân số tối giản: ; ;
b/ Các phân số rút gọn được: = = ; = =
* Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.= = =
- HS làm vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nhớ- viết)
Chuyện cổ tích về loài người.
I- Mục tiêu:
- HS nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn (r/d/gi; dấu hỏi/ dấu ngã.)
- Rèn cho HS ý thức tự giác trong khiviết bài và luyện viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2; 3
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con từ ngữ (bắt đầu bằng tr/ ch hoặc vần uôc/ uôt)
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
B- Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.(1-2’) GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nhớ viết.(16-17’)
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- Lớp đọc thầm bài SGK, xác định các từ ngữ dễ viết sai trong bài.
- Gọi HS nêu từ khó, dễ viết sai.
- HS viết từ khó vào bảng con, 2 HS lên viết trên bảng lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ, chú ý những chữ cần viết hoa.
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và viết bài vào vở.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- HS viết xong, đổi vở cho bạn để soát lỗi chính tả.
3/ GV thu chấm bài cho HS (chấm tại lớp 6-8 bài) (5-6’)
- Nhận xét, đánh giá và sửa chữa cho HS các lỗi thường mắc .
4/ Luyện tập.(10- 12’)
* Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp đọc thầm đoạn thơ, tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.(Mưa giăng- theo gió – Rải tím.)
* Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Gọi đại diện các cặp trình bày kết quả, lớp bổ sung.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Gọi 2 HS đọc lại bài hoàn chỉnh.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’)
GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuân bị bài sau.
Thứ ba, ngày 20 tháng 1 năm 2009
Luyện từ và câu
Câu kể Ai thế nào ?
I- mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Xác định được bộ phận CN- VN trong câu.
- Biết viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào ?
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 1- phần nhận xét
Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- Gọi 2 HS lên chữa BT 2- tiết trước.
- Lớp theo dõi, nhận xét kết quả.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.(1-2’) GV nêu yêu cầu tiết học.
2- Phần nhận xét.(14-15’)
* Bài tập 1; 2: HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong SGK.
- HS dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ tính chất, đặc điểm hoặc trạng thái của sự vật trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá, treo bảng phụ- chốt ý đúng.
+ Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.
+ Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
+ Câu 4: Chúng thật hiền lành.
+ Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
* Chú ý: Các câu 3; 5; 7 là câu kể Ai làm gì? không phải câu kể Ai thế nào ?
* Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.
- Lớp suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS nêu miệng từng câu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chốt ý.
+ Câu 1: Bên đường, cây cối thế nào?
+ Câu 2: Nhà cửa thế nào ?
+ Câu 4: Chúng (đàn voi) thế nào ?
+ Câu 6: Anh (người quản tượng) thế nào ?
* Bài tập 4;5: HS đọc yêu cầu bài tập 4 và 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- HS nêu các từ ngữ chỉ sự vật rồi đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- GV theo dõi, nhận xét chốt ý. Rút ra kết luận.
3- Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc SGK, lớp đọc thầm.
4- Luyện tập.(15-16’)
* Bài 1: HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm SGK.
- HS trao đổi theo cặp, tìm câu kể Ai thế nào? Tìm bộ phận CN- VN trong mỗi câu vừa tìm được.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp nhận xet.
- GV đánh giá, chốt ý đúng.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ.(có dùng câu kể Ai thế nào?)
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình.
- Lớp và Gv nhận xét, đánh giá kết quả.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Củng cố và hình thành kĩ năng rút gọnh phân số.
- Củng cố về nhận biết hai phân số bằng nhau.
- HS có kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tế luyện tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra bài cũ.(4-5’)
- Gọi HS nêu cách rút gọn phân số? Chữa BTVN.
- GV và lớp nhậ xét, đánh giá kết quả.
2- Hướng dẫn HS luyện tập.(27-28’)
* Bài 1: Rút gọn phân số.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS lên chữa bảng, nêu cách rút gọn phân số nhanh nhất.
- GV và lớp nhận xét đánh giá kết quả.
+ Chẳng hạn: = =
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý cho HS: Muốn tìm phân số bằng ta phải làm gì? (Phải rát gọn các phân số đã cho rồi trả lời theo yêu cầu của bài tập.)
- HS làm theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên chữa. GV nhận xét- đánh giá kết quả.
+ Ta có: = = ; == ; (không rút gọn được);
Vậy: = ; =
* Bài 3: Tương tự như bài tập 2, HS về nhà làm.
* Bài 4: GV nêu yêu cầu, ghi phép tính lên bảng.
- Làm mẫu cho HS theo dõi: =
- HS áp dụng làm các phép tính còn lại vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét kết quả.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhức nhở HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Nhà hậu lê và việc quản lí đất nước
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS biết:
- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. - Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
II- Đồ dùng dạy học.
- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê, một số điểm của Bộ luật Hồng Đức, - phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(4-5’)
- Nêu diễn biến và kết quả của chiến thắng Chi Lăng?
- Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
B- Bài mới.(27- 28’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Làm việc cả lớp.
- Giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê.
+ Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Tên nước là gì?
+ Nước Đại Việt phát triển rực rỡ nhất vào thời vua nào?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
* HĐ 2: Thảo luận nhóm.
+ Tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao?
+ Bộ máy nhà nước của nhà Hậu Lê tổ chức như thế nào?
- GV đánh giá kết quả, kết luận: Tính tập quyền (tập trung quyền hành của vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
* HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- Nêu nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức?
- Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
- Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
+ GV theo dõi, đánh giá, chốt ý đúng.
- HS suy nghĩ trả lời từng câuy hỏi.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
+ Nhà Hậu Lê ra đời tháng 4 năm 1428, Lê Lợi đặt tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua nhiều đời vua, nhưng phát triển rực rỡ nhất là ở thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497)
- Các nhóm dựa vào nội dung SGK thảo luận, trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời từng câuy hỏi một.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
+ Gọi HS đọc kết luận SGK, lớp dọc thầm.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009
Tập đọc
Bè xuôi sông La
I- mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, miêu tả được cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La và mơ ước về tương lai của tác giả.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, nói lên tài năng và sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- HTL bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(4-5’)
- Gọi 2 HS đọc bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, trả lời câu hỏi nội dung bài.
B- Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.(1-2’) Tranh minh họa (SGK) - GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc.(8- 10’)
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ 2-3 lượt. Lớp đọc thầm SGK.
- GV kết hợp nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ (viết trong thời kì đất nước có chiến tranh chống đế quốc Mĩ)
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ, giảng từ và sửa cách đọc cho HS.
- HS luyện đọc theo cặp, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS đọc cả bài, lớp theo dõi. - GV đọc mẫu cho HS nghe
3/ Tìm hiểu nội dung bài.(10- 12’)
- HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời câu hỏi:
+ Sông La đẹp như thế nào?
+ Chiếc bè gỗ được ví như cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
- Gọi HS trả lời từng câu , lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá, chốt ý đúng.
- HS đọc đoạn còn lại, trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:
+ Tại sao đi trên bè, tác giả lại nhớ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng.
+ Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
- Đại diện các cặp trình bày ý kiến, GV nhận xét chốt ý.
* HS Nêu ý chính của bài? (Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.)
4/ Luyện đọc diễn cảm.(8-10’)
- Gọi 3 HS đọc nối nhau 3 khổ thơ, lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- HS nêu cách đọc và giọng đọc bài thơ. - GV chọn một khổ thơ, hướng dẫn HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi HS hti đọc diễn cảm. Lớp và GV nhận xét, bình chọn HS đọc hay nhất.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS về nhà HTL bài thơ.
Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Toán
Qui đồng mẫu số các phân số
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Biết cách qui đồng mẫu số hai phân số (trong trường hợp đơn giản).
- Bước đầu biết thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi HS nêu cách rút gọn phân số. Chữa BTVN.
B- Bài mới : ( 30’ )
1/ Hướng dẫn HS cách qui đồng mẫu số các phân số.(14-15’)
- GV nêu ví dụ: Cho hai phân số và . Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng và một phân số bằng .
- HS trao đổi theo cặp tìm cách thực hiện
- Gọi HS nêu kết quả và cách tiến hành.
- GV nhận xét, đánh giá. Hướng dẫn HS thực hiện:
= = ; = =
- Hai phân số và đều có mẫu số bằng 15, tức là đã cùng mẫu số.
+ = ; =
- Vậy từ hai phân số và chuyển thành hai phân số và , trong đó = và = gọi là qui đồng mẫu số hai phân số 15 gọi là mẫu số chung của hai phân số và .
- HS rút ra quy tắc.(SGK)
- Gọi HS đọc, lớp đọc thầm.
* Chú ý: MSC chia hết cho các mẫu số của hai phân số đem qui đồng.(15 chia hết cho 3 và 5)
2/ Thực hành.(15-16’)
* Bài 1: HS áp dụng kiến thức bài học tự làm rồi chữa.
- Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, lớp và GV nhận xét, đánh giá kết quả.
+ Qui đồng mẫu số các phân số sau:
và ta có: = = ; = =
* Bài 2: HS làm cá nhân vào vở (tương tự bài tập 1)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm bài, gọi 1 HS lên chữa bảng. Nhận xét kết quả.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở về nhà học bài.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả đồ vật
I- Mục tiêu:
- Qua bài, giúp HS:
- Nhận thức đúng về lỗi bài trong văn miêu tả của bạn và của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
- Thấy được cái hay của bài được thầy cô khen.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi những lỗi HS thường mắc về chính tảe, dùng từ đặt câu, ý… cần sửa chữa cho HS.
III- Hoạt động dạy học.
1/ Nhận xét chung về kết quả bài làm .(8-10’)
- GV đọc, chép đề bài lên bảng. Gọi HS đọc lạ, nêu yêu cầu của đề bài.
- GV nhận xét các ưu, khuyết điểm bài viết của HS:
+ Ưu điểm: HS xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), tả được các bộ phận của chiếc cặp. Biết chọ các chi tiết tiêu biểu để tả.
+ Khuyết điểm: Lời văn chưa hay, cách chọ từ còn chưa chuẩn, bố cục bài văn còn lộn xộn. Cách dùng dấu câu chưa thâ5j chính xác, …
- GV trả bài cho HS
2/ hướng dẫn HS sửa chữa bài.
a/ Hướng dẫn sửa lỗi.
- GV phát phiếu cho HS làm việc:
+ Đọc lời nhận xét của thầy cô. Viết vào phiếu các lồi trong bài: (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt ý,…) và sửa lỗi.
- HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn để soát lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra.
b/ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
- GV treo bảng phụ viết một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu, ý,…
- Gọi HS lên bảng chữa, lớp tự chữa trên nháp.
- HS theo dõi, trao đổi về bài chữa trên bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa cho đúng bằng phấn mầu.
- HS chép vào vở.
3/ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài vă hay cho HS theo dõi.
- HS trao đổi, tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn để rút kinh nghiệm cho mình.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’)
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Ôn Luyện từ và câu
Câu kể Ai thế nào ?
I- mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Xác định được bộ phận CN- VN trong câu.
- Biết viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào ?
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 1- phần nhận xét
Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- Gọi 2 HS lên chữa BT 2- tiết trước.
- Lớp theo dõi, nhận xét kết quả.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.(1-2’) GV nêu yêu cầu tiết học.
2- Phần nhận xét.(14-15’)
* Bài tập 1; 2: HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong SGK.
- HS dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ tính chất, đặc điểm hoặc trạng thái của sự vật trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá, treo bảng phụ- chốt ý đúng.
+ Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um. + Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
+ Câu 4: Chúng thật hiền lành. + Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
* Chú ý: Các câu 3; 5; 7 là câu kể Ai làm gì? không phải câu kể Ai thế nào ?
* Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.
- Lớp suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS nêu miệng từng câu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chốt ý.
+ Câu 1: Bên đường, cây cối thế nào?
+ Câu 2: Nhà cửa thế nào ?
+ Câu 4: Chúng (đàn voi) thế nào ?
+ Câu 6: Anh (người quản tượng) thế nào ?
* Bài tập 4;5: HS đọc yêu cầu bài tập 4 và 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- HS nêu các từ ngữ chỉ sự vật rồi đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- GV theo dõi, nhận xét chốt ý. Rút ra kết luận.
3- Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc SGK, lớp đọc thầm.
4- Luyện tập.(15-16’)
* Bài 1: HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm SGK.
- HS trao đổi theo cặp, tìm câu kể Ai thế nào? Tìm bộ phận CN- VN trong mỗi câu vừa tìm được.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp nhận xet. - GV đánh giá, chốt ý đúng.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ.(có dùng câu kể Ai thế nào?) - Gọi HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình.
- Lớp và Gv nhận xét, đánh giá kết quả.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Thứ năm, ngày 22 tháng 1 năm 2009
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câuy kể Ai thế nào?
- Xác định được bộ phận VN trong các câuy kể Ai thế nào? biết đặt câu đúng mẫu. - HS biết vận dụng kiến thức bài học vào luyện tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi 6 câu kể Ai thế nào? trong phần nhận xét.
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(4-5’)
- Gọi HS đọc đoạn văn kể về người bạn trong tổ có sử dụng câuy kể Ai thế nào?
- GV và lớp nhận xét, đánh giá kết quả.
B- Bài mới.
1/ Phần nhận xét.(12-14’)
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2 lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS trao đổi theo cặp: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- GV đánh giá, kết luận: Các câu kể Ai thế nào? (câu 1; 2; 4; 6; 7)
* Bài 3: HS nêu yêu cầu, xác điịnh bộ phận CN- VN của các câuy vừa tìm được.
- Gọi 1 HS lên xác định trên bảng phụ.
- Lớp trình bày kết quả, GV treo bảng phụ- nhận xét, chốt ý đúng.
VN
thật im lặng
thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
trầm ngâm.
rất sôi nổi.
hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
CN
cảnh vật
sông
ông Ba
ông Sáu
ông
Về đêm
Trái lại
Bài 4: HS đọc lại các câu kể Ai thế nào? trong bài tập 3 và đọc các VN trong các câu đó.
VN trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo th ?
- HS trình bày ý kiến, GV nhận xét chốt ý: Các VN trên biểu thị về trạng thái, đặc điểm … của người, cảnh vật được nêu ở CN. Các VN đó do các tính từ, động từ hay các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.
2/ Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc , lớp đọc thầm SGK.
3/ luyện tập.(15’)
* Bài tập 1: HS đọc nội dung bài, trao đổi theo cặp làm bài.- Gọi một số HS nêu kết quả.
- GV treo bảng phụ, dùng phấn màu sửa chữa cho HS.
+ Câu 1: Cánh đại bàng/ rất khoẻ. (cụ TT) + Câu 2: Mỏ đại bàng/ dài và cứng. (hai TT)
+ Câu 3: Đôi chân của nó/ giống như cái móc hàng của cần cẩu. (cụm TT)
+ Câu 4: Đại bàng/ rất ít bay. (cụm TT)
+ Câu 5: Khi chạy trên mặt đất, nó/ giống như một con….hơn nhiều. (2 cụm TT)
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập, làm vào vở. - Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu văn là câu kể Ai thế nào? do mình đặt tả 3 cây hoa yêu thích. - GV và lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Qui đồng mẫu số các phân số (tiếp)
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Biết aui8 đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung (MSC)
- Tiếp tục củng cố về qui đồng mẫu số hai phân số cho HS.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực hành cho HS.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ.(4-5’)
- Gọi HS nêu lại cách qui đồng mẫu số hai phân số?
- GV và lớp nhạn xét, đánh giá.
B- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài. (15’)
1/ Hướng dẫn HS cách qui đồng mẫu số hai phân số: và
- GV đọc và ghi VD lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu, nêu mối quan hệ giữa hai mẫu số của hai phân số: 6 và 12. Để HS nhận ra: 6 x 2 = 12 hay 12 : 6 = 2, tức là 12 chia hết cho 6.
- GV hướng dẫn HS cách qui đồng mẫu số hai phân số:
+ Vì: 12 : 6 = 2, nên: = = và giữ nguyên phân số .
- Như vậy, qui đồng mẫu số hai phân số và được hai phân số và .
- HS nêu nhận xét về cách qui đồng mẫu số hai phân số trên:
- GV nhận xét, chốt ý và rút ra kết luận: + Xác định MSC
+ Tìm thương của MSC và mẫu số của phân số kia.
+ Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là MSC. - Gọi HS nhắc lại kết luận, lớp đọc thầm.
2/ Luyện tập.(15’)
* Bài 1: HS tự làm vào vở. GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS lên chữa bảng, lớp nhận xét.
- GV đánh giá, sửa chữa.
a/ Qui đông mẫu số hai phân số: và
- Vì: 9 : 3 = 3 nên = = . Giữ nguyên phân số .
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
- Hai HS làm trên bảng phụ.
- Gọi HS nêu miệng kết quả. GV treo bảng phụ, cùng lớp nhận xét đánh giá.
* Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập, làm vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét kết quả:
+ Vì 24 là MSC của hai phân số: và . - Vì: 24 : 6 = 4 nên = = HS làm trên bảng pjHSS
- Vì: 24 : 8 = 3 nên = =
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS:
- Chon được câu chuyện về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành câu chuyện có đầu có cuối.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
- Có ý thức lắng nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn.
II- đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết tiêu đề đánh giá, gợi ý dàn bài.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi HS lên kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tài.
B- Bài mới.(27-28’)
1/ Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm- nêu yêu cầu của đề bài.
- GV gạch dưới các từ quan trọng trong đề bài: Kể lại câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- HS suy nghĩ, nói nhận vật mình định kể: Người ấy là ai? ở đâu? Có tài gì?...
- GV dán lên bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3.
- HS đọc, lựa chon theo 1 trong 2 phương án đã nêu.
3/ HS lập dàn ý cho câu chuyện của mình.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
4/ Thực hành kể chuyện.
- HS tập kể theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp. + GV dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
+ Gọi HS lần lượt lên kể , nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp và GV theo dõi, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét giờ học, nhắc nhở giờ sau.
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I- Mục tiêu: Qua bài, giúp HS biết:
- Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất nước ta.
- Nêu được một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Dựa vào tranh, ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc sản xuất lúa gạo.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ.
II- Đồ dùng dạy học.
Bản đồ Việt Nam.
Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng Nam Bộ
III- Hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi HS nêu tên các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ?
- Nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
B- Bài mới.(27-28’)
1/ Giới thiệu bài: Bản đồ, tranh minh họa (SGK).
2/ Giảng bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta.
* HĐ 1: Làm việc cả lớp.
- GV nêu yêu cầu:
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ta?
- Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- GV nhận xét, chốt ý- kết luận.
2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất nước ta.
* HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, giao việc cho các nhóm và gợi ý cho HS thảo luận:
+ Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
+ Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở Nam Bộ?
+ Tuủy sản ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu?
- GV theo dõi HS trình bày, đánh giá kết quả.
- GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng Nam Bộ.
* HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- Vẽ sơ đồ xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người?
- GV nhận xét, kết luận:
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, suy nghĩ- trả lời:
+ Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nênđồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
+ Lúa gạo và trái cây của đồng bằng Nam Bộ đã cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu .
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp từng câu một.
- Lớp nhận xét, bổ sung:
+ Vùng biển có nhiều cá tôm và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
+ Thuỷ sản ở đây được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
- HS dựa vào kiến thức đẫ học, tự vẽ sơ đồ vào vở.
- Gọi 1 HS lên trình bày trên bảng phụ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc ghi nhớ SGK.
IV- Củng cố dặn dò.(1-2’) GV nhận xét bài học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 23 tháng 1 năm 2009.
Buổi sáng: Toán
Luy
File đính kèm:
- bai soan tuan 21 lop 4.doc