A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
–Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB .
* Kĩ năng cơ bản:
– Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác .
* Tư duy:
– Bước đầu rèn luyện tư duy dạng :
“Nếu a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba “.
* Thái độ: cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài .
B. Chuẩn bị:
GV : sgk, thước đo độ dài .
HS :
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 9 đến tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9 Ngày soạn:
§8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
Tiết : 9 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
–Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB .
* Kĩ năng cơ bản:
– Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác .
* Tư duy:
– Bước đầu rèn luyện tư duy dạng :
“Nếu a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba “.
* Thái độ: cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài .
B. Chuẩn bị:
GV : sgk, thước đo độ dài .
HS :
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Trình bày nhận xét khi đo đoạn thẳng ?
– Phân biệt hai khái niệm “khoảng cách “ và “ độ dài đoạn thẳng “ ?
– Tính chu vi của tam giác cho trước ?
* Hoạt động 2 : Điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
Gv : Hãy vẽ 3 điểm thẳng hàng A, M, B sao cho M nằm giữa A, B ?
HS : Vẽ hình 48 (sgk)
( Chú ý sử dụng ô tập để dễ kiểm tra).
GV : Đo AM. MB, AB . So sánh AM + MB với AB ?
HS : Thực hiện so sánh hai trường hợp như sgk và nêu nhận xét .
GV : Chú ý trường hợp điểm M không nằm giữa hai điểm A, B.
– Rút ra nhận xét .
HĐ2 : Củng cố bằng ví dụ bên .
HS : Trình bày tương tự ví dụ sgk .
GV: Hướng dẫn làm các bài tập 46, 47 (sgk : 121).
HS : Vận dụng kiến thức khi nào IN + NK = IK ?. tìm IK ở bài tập 46, tương tự với bài tập 47 .
GV : Biết M là điểm nằm giữa hai điểm A và B . Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết độ dài cả ba đoạn thẳng AM, MB, AB . Có mấy cách làm ?
HS : Dựa vào tính chất : AM + MB = AB ( M là điểm nằm giữa hai điểm A và B).
Có 3 cách làm.
I. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
* Nhận xét:
– Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB . Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
Vd : Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B . Biết AM = 3cm, AB = 8 cm . Tính MB .
* Hoạt động 3 : Thực hành
HĐ3 : GV đặt vấn đề đo chiều rộng lớp học với thước dài 1m .Suy ra cách thực hiện .
HS : Tìm vài ví dụ đo chiều dài của đoạn thẳng trong thực tế và tiếp thu kiến thức sgk : tr 120, 121 với một số dụng cụ phổ biến .
II. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
-- Thước cuộn.
-- Thước chữ A.
* Hoạt động 5: Củng cố:
– Bài tập 50, 51 (sgk : tr 120, 121).
– Chú ý điều kiện xác định điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm còn lại.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Tìm hiểu dụng cu đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
– Học bài theo phần ghi tập .
– Làm các bài tập còn lại và chuẩn bị tiết ‘luyện tập’
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 10 Ngày soạn:
§ .LUYỆN TẬP
Tiết : 10 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
– Khắc sâu kiến thức : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB qua một số bài tập .
–Rèn luyện kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác .
– Bước đầu tập suy luận và rèn luyện kĩ năng tính toán.
B. Chuẩn bị:
GV : Thước thẳng, bảng phụ.
HS : Thước thẳng.
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Khi nào thì độ dài AM cộng MB bằng AB?
Sửa BT 46/121. Đáp: IK = IN + NK = 3 + 6 = 9 cm
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Củng cố cách sử dụng dụng cụ đo chiều dài kết hợp kiến thức ở bài 8 vào bài tóan thực tế .
Gv : Yêu cầu hs xác định :
– Chiều dài “thước đo “ .?
HS : Sợi dây 1.25 cm .
– So sánh chiều dài dụng cụ đo và khoảng cách cần đo ?
– Dụng cụ đo ngắn hơn khoảng cách cần đo.
– Số lần thực hiện việc đo chiều rộng lớp học ?
– Thực hiện 5 lần đo.
–Lần cuối cùng có số đo thế nào ?
sợi dây.
– Vậy chiều rộng lớp học tính thế nào ?
HS : Thực hiện như phần hướng dẫn bên.
GV : Chú ý hướng dẫn cách tìm số đo lần cuối.
HĐ2 : Rèn luyện khả năng phân tích từ trực quan hình vẽ, so sánh các đoạn thẳng
HS : Quan sát hình 52 .
GV : Xác định các đoạn thẳng bằng nhau ở H. 52a ? -HS : AN = BM.
– Đoạn thẳng AN bằng tổng hai đoạn thẳng nào ? HS: AN = AM + NM.
– Tương tự với đoạn BM ?
HS : BM = BN + NM.
GV : Từ đó ta có hai tổng bằng nhau ….
GV : So sánh các đoạn thẳng ở “hai vế “ của “đẳng thức”?
–GV hướng dẫn tương tự cho câu b.
BT 48 (sgk: tr 121).
– Gọi A, B là hai điểm mút của bề rộng lớp học . Gọi M, N, P, Q là các điểm trên cạnh mép bề rộng lớp học lần lượt trùng với đầu sợi dây khi liên tiếp căng dây để đo bề rộng lớp học . Theo đầu bài ta có :
AM + MN + NP + PQ + QB = AB.
Vì AM = MN = NP = PQ = 1,25 m.
QB = . 1,25 = 0,25.
Do đó AB = 5,25(m)
BT 49 (sgk : tr 121).
a. (H.52a, sgk) : AN = AM + NM .
BM = BN + NM.
Mà AN = BM
nên AM + MN = BN + MN.
Hay AM = BN.
b. AM = AN + NM. (H.52b)
BN = BM + MN .
Mà AN = BM và NM = MN .
Nên AM = BN .
* Hoạt động 3: Củng cố:
– Ngay sau mỗi phần có liên quan .
* Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
-- Làm BT 51/122 Hd: Tương tự BT 50.
BT 52/122 Hd: Quan sát h.53 để trả lời câu hỏi.
– HS xem lại bài “ Tia” và cách đo độ dài đoạn thẳng.
–Chuẩn bị bài “ Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài “
+ HS đem compa.
+ Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm.
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 11 Ngày soạn:
§9 .VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
Tiết : 11 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
–Trên tia Ox, có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị dài),(m > 0).
*Kĩ năng cơ bản: Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước đo độ dài, compa.
HS : thước đo độ dài, compa.
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Vẽ đoạn thẳng trên tia.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Vẽ đoạn thẳng OM có độ dài 2 cm.
GV : Hướng dẫn hs vẽ hình.
– Vẽ một tia Ox tùy ý .
– Dùng thước có chia khoảng vẽ điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2 cm. Nói rõ cách vẽ ?
HS : trình bày cách vẽ tương tự sgk.
– Ta có thể vẽ được bao nhiêu điểm M như thế ?
HS : Một điểm duy nhất.
GV : Nhận xét tính chất của điểm M .
GV : Hướng dẫn ví dụ 2 tương tự ví dụ 1.
HS : Thực hiện các bước hướng dẫn kết hợp quan sát hình vẽ sgk : tr 123.
–Dùng compa xác định vị trí điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2 cm.
I. Vẽ đoạn thẳng trên tia :
Vd1 : Trên tia Ox, hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm.
– Cách 1: dùng thước thẳng.
Cách 2 : dùng compa và thước thẳng.
Nhận xét :Trên tia Ox bao giờ cũng vê được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài).
Vd2 : Cho đoạn thẳng AB . Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
* Hoạt động 2 : Vẽ hai đoạn thẳng trên tia.
HĐ2 : Vẽ hai đoạn thẳng OM và ON trên tia Ox.
HS : Thực hiện các bước vẽ theo câu hỏi hướng dẫn của gv.
GV : Vẽ tia Ox tùy ý.
– Trên tia Ox, vẽ điểm M sao cho OM = 2 cm, vẽ điểm N biết ON = 3 cm.
– Trong ba điểm O, M, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
HS : Điểm M nằm giữa hai điểm còn lại.
GV : Tổng quát trên tia Ox, Om= a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
HS : Trả lời tương tự nhận xét sgk : tr 123.
II. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia :
Vd3 : (SGK)
Điểm M nằm giữa hai điểm O và N
– Nhận xét : Trên tia Ox, OM = a,
ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
* Hoạt động 3: Củng cố:
– Bài tập 58 (sgk : tr 124) : Vẽ đoạn thẳng AB dài 3.5 cm . Nói cách vẽ .
Lấy điểm A tùy ý, vẽ tia Ax. Trên tia Ax, xác định các điểm B sao cho
AB = 3.5 (cm)
– Bài tập 53, 54 (sgk : tr 124).
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Học lí thuyết như phần ghi tập .
– Bài tập 55, 56, 57 dựa vào độ dài đoạn thẳng, suy ra tìm điểm nằm giữa và so sánh đoạn thẳng theo yêu cầu của bài toán.
– Chuẩn bị bài 10 “ Trung điểm của đoạn thẳng “
*Rút kinh nghiệm:
Tuần : 12 Ngày soạn:
§ .TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
Tiết : 12 Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
* Kiến thức cơ bản:
–Hs hiểu được trung điểm của đoạn thẳng là gì ?
* Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng .
* Tư duy: Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thõa mãn hai tính chất. Nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng .
* Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ gấp giấy .
B. Chuẩn bị:
GV : Sgk, thước đo độ dài, compa, sợi dây, thanh gỗ.
HS : thước đo độ dài, compa.
C. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
– Cho hình vẽ .( GV vẽ : AM = 2 cm, MB = 2 cm).
Đo độ dài : AM = ?cm ; MB = ? cm . So sánh AM và MB .
Tính AB ?
Nhận xét gì về vị trí của M đối với A, B ?
* Hoạt động 2 : Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng :
GV : Củng cố điểm thuộc đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm trước khi hình thành trung điểm của đoạn thẳng .
– Hình 61 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
HS : Điểm M nằm giữa hai điểm còn lại .
HS : Quan sát H. 61 sgk và trả lời câu hỏi :
– Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?
HS : Trả lời như định nghĩa sgk .
GV : Giới thiệu cách gọi điểm chính giữa .
HS : Phân biệt điểm gữa và điểm chính giữa.
GV : Củng cố khái niệm trung điểm qua các bài tập 65, 60 (sgk : tr 126, 127).
-- Bài tập 65 :
HS đo các đoạn thẳng H. 64 và xác định điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng và giải thích vì sao .
– Bài tập 60 : hs vẽ hai đoạn thẳng có độ dài xác định trên cùng một tia, xác định trung điểm, giải thích
I. Trung điểm của đoạn thẳng :
A
B
M
– Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B .(MA = MB).
* Hoạt động 3 : Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
HĐ2 : Vẽ trung điểm của đoạn thẳng :
GV : Giới thiệu ví dụ tương tự sgk .
GV : Ví dụ trên ta phải thực hiện như thế nào ?
HS : Vẽ đoạn thẳng AB rồi xác định trung điểm M
GV : Điểm M nằm ở vị trí như thế nào ?
HS : M nằm giữa hai điểm A, B và cách A một khoảng 2,5 cm.
– Trình bày mẫu cách tìm trung điểm của đoạn thẳng có độ dài cho trước .
GV : Giới thiệu hai cách vẽ trung điểm như sgk .
– Giới thiệu bài toán thực tế qua bài tập ?
HS : Dùng sợi dây để đo độ dài thanh gỗ thẳng, chia đôi đoạn dây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ, dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm của thanh gỗ.
II.Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
Vd : Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài
5 cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy .
Giải :
Tìm độ dài AM:
Ta có : MA + MB = AB và MA = MB.
Suy ra : AM = MB = =
= 2,5 cm.
C1 : Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm .
C2 : Gấp giấy.
* Hoạt động 4: Củng cố:
– Diễn tả trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng cách khác :
M là trung điểm của đoạn thẳng AB MA + MB = AB và MA = MB
MA = MB =
– Làm bài tập 61 (sgk : tr 126), tương tự với BT 63 (sgk : tr126)
* Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
– Chú ý phân biệt : điểm nằm giữa, điểm chính giữa, trung điểm.
– Học bài theo phần ghi tập và hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk .
– Chuẩn bị bài “ Ôn tập chương “
*Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Hinh hoc 6_T9-12.doc