I.- Mục tiêu :
1./ Kiến thức cơ bản :
- Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số .
2./ Kỹ năng cơ bản :
- Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố , từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số
3./ Thái độ :
- Học sinh biết phân biệt được qui tắc tìm BCNN với qui tắc tìm ƯCLN
- Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể
- Biết vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản .
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 35 - Bài 18: Bội chung nhỏ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 §§ 18 . BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
Cách tìm bội chung nhỏ nhất
Có khác gì với cách tìm ước chung lớn nhất ?
I.- Mục tiêu :
1./ Kiến thức cơ bản :
Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số .
2./ Kỹ năng cơ bản :
Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố , từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số
3./ Thái độ :
Học sinh biết phân biệt được qui tắc tìm BCNN với qui tắc tìm ƯCLN
Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể
Biết vận dụng tìm BC và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản .
II.- Phương tiện dạy học :
Sách giáo khoa , bảng con
III.- Hoạt động trên lớp :
1./ Oån định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp , tổ trưởng báo cáo tình hình làm bài tập về nhà của học sinh .
2./ Kiểm tra bài củ : Kiểm tra bài tập 148 trang 57
3./ Bài mới :
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Bài ghi
- Hỏi - Đáp
- Viết các tập hợp B(4) ; B(6) ; BC(4;6)
B(4) = { 0 ; 4 ; 8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; 28 ; 32 ; 36 . . . }
B(6) = { 0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 . . . }
BC (4:6) = { 0 ; 12 ; 24 ; 36 . . . }
I.- Bội chung nhỏ nhất
Ví dụ :
B(4) = { 0 ; 4 ; 8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; 28 ; 32 ; 36 . . . }
B(6) = { 0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 ; 42 . . . }
Vậy BC (4:6) = { 0 ; 12 ; 24 ; 36 . . . }
- Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4;6)
- Giới thiệu Bội chung nhỏ nhất và ký hiệu
- Có nhận xét gì về liên hệ giữa các phần tử trong tập hợp BC(4;6)
- Phân tích các số 8 ; 18 ; 30 ra thừa số nguyên tố
- Để chia hết cho 8 ,BCNN của ba số 8 , 18 , 30 phải chức thừa số nguyên tố nào ? Với số mũ bao nhiên ?
- Để chia hết cho 8 , 18 , 30 BCNN của ba số phải chứa thừa số nguyên tố nào ?
- Giới thiệu cách tìm BCNN
- Nhận xét gì về BCNN(5;7;8) và các số 5 ; 7 ; 8
BCNN(12;16;48) với các số 12 ; 24 ; 48
- 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6
- 24 , 36 . . . . là bội của 12
- Học sinh
8 = 23
18 = 2 . 32
30 = 2 . 3 . 5
- 23
- 2 , 3 , 5
- Củng cố : Làm ?
Số nhỏ nhất trong tập hợp BC(4;6) là 12
Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 4 và 6 Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó
Chú ý :
Mọi số tự nhiên đều là bội của 1
Do đó : Với mọi số tự nhiên a và b khác 0 ta đều có BCNN(a,1) = a
II.- Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố :
Ví dụ : Tìm BCNN(8 ; 18 ; 30)
BCNN(8 : 18 : 30) = 23 . 32 . 5 = 8 . 9 . 5 = 360
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1 , ta thực hiện ba bước sau :
- Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố .
- Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng .
- Lập tích các thừa số đã chọn , mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của chúng . Tích đó là BCNN phải tìm .
Chú ý :
- Nếu các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng là tích các số đó
Ví dụ : BCNN(5 ; 7 ; 8) = 5 . 7 . 8 = 280
- Trong các số đã cho , nếu số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của các số đã cho chính là số lớn nhất đó .
Ví dụ : BCNN(12 ; 16 ; 48) = 48
4./ Củng cố : Bài tập 149 SGK trang 59
5./ Hướng dẫn dặn dò : Về nhà làm các bài tập 150 và 151 SGK trang 59
File đính kèm:
- Tiet 35.doc