I. MỤC TIÊU
- HS biết và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho các số hạng vào trong dấu ngoặc)
- HS biết khái niệm tổng đại số, các phép biến đổi trong tổng đại số.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Bảng phụ ghi quy tắc dấu ngoặc và các phép biến đổi tổng đại số
HS :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 51, 52: Quy tắc dấu ngoặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21-12-2007 Ngày dạy:
Tiết 51,52 : Quy tắc dấu ngoặc
I. Mục tiêu
- HS biết và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho các số hạng vào trong dấu ngoặc)
- HS biết khái niệm tổng đại số, các phép biến đổi trong tổng đại số.
II. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Bảng phụ ghi quy tắc dấu ngoặc và các phép biến đổi tổng đại số
HS :
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gv nêu câu hỏi kiểm tra
HS 1: Phát biểu quy tắc trừ số nguyên
Tính a) 8 +(3 - 7)
b) (-5) - (9 -12)
HS 2: Chữa bài 84 (sbt/64)
Tìm số nguyên biết
a) 3 +x = 7
b) x +5 = 0
c) x + 9 = 2
? Tính gía trị của biểu thức
5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17)
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính bằng cách nhanh nhất.
HS 1: pPhát biểu quy tắc và thực hiện phép tính
a) 8 +(3 - 7) = 8 + (-4) = 4
b) (-5) - (9 -12) = (-50 +3 = -2
HS 2:’ chữa bài tập
a) a) 3 +x = 7 => x = 7 -3 = 4
b) x +5 = 0=> x= 0 - 5 = -5
c) x + 9 = 2=> x=2 - 9 = -7
HS : Ta có thể tính giá trị của từng ngoặc rồi thực hiện từ trái sang phải
HS : Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 +17 vì vậy nếu bỏ được dấu ngoặc thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn
GV: Muốn bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu + và - thì ta phải làm gì?
Hoạt động 2:
1) Quy tắc dấu ngoặc
- GV cho HS làm ?1 sgk/83
a) Tìm số đối của 2 - 5; 2 + (-5)
b) So sánh số đối của tổng 2 +(-5) và tổng các số đối của 2 và (-5)
? GV cho HS so sánh và yêu cầu HS nêu nhận xét
hãy so sánh số đối của tổng (-3 + 5 + 4) với tổng các số đối của các số hạng
? Qua ví dụ các em có nhận xét gì về dấu của số hạng khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu -
- GV yêu cầu HS làm ?2
Tính và so sánh kết quả
a) 7 + (5 -13) và 7 + 5 + (-13)
b) 12 - (4 - 6) và 12 - 4 +6
? Qua ?2 em hãy cho biết khi bỏ dấu ngoặc có dấu - đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc ntn?
? Khi bỏ dấu ngoặc mà đằng trước có dấu + thì dấu của các số hạng trong ngoặc ntn?
GV giới thiệu quy tắc sgk/84
GV nhấn mạnh lại quy tắc sau đó cho HS làm vd sgk/84
HS làm ra vở nháp sau đó trả lời
Số đối của 2 là - 2
Số đối của - 5 llà 5
Số đối của 2 + (-5) là -[2 + (-5)]
HS : số đối của tổng 2 + (-5) là -[2 + (-5)] = -(-3) = 3
Tổng các số đối cảu 2 và -5 là (-2) +5 = 3
HS nêu nhận xét : Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng
HS làm bài và trả lời
(-3 + 5 + 4) = -6
3 + (-5) + (-4) = -6
Vởy -(-3+5+4) = 3+(-5) =9-4)
HS : Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu - ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
HS cả lớp cùng làm sau đó 2 HS trình bày kết quả và so sánh
a) 7 + (5 -13) = 7 + 5 + (-13) = -1
b) 12 - (4 - 6) = 12 - 4 +6 = 14
HS Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu - đằng trước thì ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
HS : ... dấu của các số hạng vẫn giữ nguyên
HS đọc quy tắc sgk/84
Tính nhanh
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
b) (-257) - [(-251+156) - 56]
ở câu a, b GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện bỏ dấu ngoặc ( yêu cầu HS nêu cả 2 cách bỏ dấu ngoặc)
C1: Bỏ ngoặc ( ) trước
C2: Bỏ ngoặc [ ] trước
- GV yêu cầu HS làm bài tập ra lúc đầu
5+ (42 - 15 + 17) -(42 +17)
- GV cho HS làm ?3 sgk/84
Tính nhanh
a) (768 - 39) - 768
b) (-1579) - (12 - 1579)
HS làm
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
= 324 - 324 = 0
b) (-257) - [(-251+156) - 56]
= (-257) + 257 - 156 +56 = -100
- HS trao đổi bài làm để kiểm tra kết quả
HS làm
5+ (42 - 15 + 17) -(42 +17)
= 5 + 42 - 15 +17 - 42 - 17
= -10
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính , HS cả lớp cùng làm
a) = -39
b) = -12
Hoạt động 3
2) Tổng đại số
- GV cho HS chuyển phép trừ thành phép cộng
5 -3 + 6 - 7 - 5 + (-3) + 6 + (-7)
- Gv giới thiệu
+Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là 1 tổng đại số
+ Khi viết tổng đại số ta có thể bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc
VD: 5 + (-3) - (-6) -(+7)
= 5 + (-3) + (+6) +(-7)
= 5 - 3 + 6 - 7
- GV giới thiệu các phép biến đổi trong một tổng đại số
- GV nêu ví dụ
a - b - c = - b + a - c = -b -c +a
a - b - c = (a-c) - c = a- (b+c)
- GV yêu cầu HS áp dụng để tính
a) 97 - 150 - 47
b) 284 - 75 - 25
GV giải thíỉchõ các phép biến đổi sử dụng để thực hiện phép tính
GV nêu chú ý sgk/85
HS đọc kết quả
HS đọc phần in nghiêng sgk
HS thực hiện phép tính
a) 97 - 150 - 47 = (97 - 47) - 150
= 50 - 150 = -100
b) 284 - 75 - 25 = 284 -(75 +25)
= 284 - 100 = 184
Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc và đặt dấu ngoặc
- Nêu cách viết gọn tổng đại số
- GV cho HS làm bài 57 sgk/85
? Nêu các phép biến đổi đã dùng khi thực hiện phép tính
- GV cho hhs làm bài 59 sgk/85
- Phép biến đổi sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 15 -(25 +12) = 15 - 25 +12
b) 43 - 8 - 25 = 43 -(8 -25)
c) (a - b +c) - (-b +a - c)
= a - b +c +b -a -c = 0
HS phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc và đặt dấu ngoặc
HS trả lời
HS cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng thực hiện
HS giải thích các phép biến đổi phép tính
2 HS lên bảng làm bài 59
HS dưới lớp cùng làm bài và đổi bài cho bạn kiểm tra
HS trả lời
Sai: Vì không đổi dấu của 12
Sai: vì chưa đổi dấu của 20
Đúng
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc quy tắc bỏ dấu ngoặc đặt dấu ngoặc, các phép biến đổi tổng đại số.
- Làm bài 58,60 sgk
làm bài 92, 93, 94 sbt
File đính kèm:
- T 51.doc