Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng

- HS biết tìm dấu của tích nhièu số nguyên

- Bước đầu HS có ý thức biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Bảng ghi các tính chất của phép nhân

HS: Ôn lại các tính chất của phép nhân trong N

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17-01-2008 Ngày dạy: 23-01-2008 Tiết 63:Tính chất của phép nhân I. Mục tiêu: - HS hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng - HS biết tìm dấu của tích nhièu số nguyên - Bước đầu HS có ý thức biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: Bảng ghi các tính chất của phép nhân HS: Ôn lại các tính chất của phép nhân trong N III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút) HS 1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên. Làm bài tập 85. HS 2: Viết các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. áp dụng tính nhanh: 8. 13.125. 25.4 GV giới thiệu: Các tính chất của phép nhân trong N có còn đúng trong Z hay không? Hoạt động 2: Tính chất giao hoán 1.Tính chất giao hoán: a.b = b.a GV cho HS phát biểu tính chất giao hoán bằng lời HS phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân VD: 2.(-3) = (-3).2 (= -6) (-7).(-4) = (-4). (-7) (= 28) Hoạt động 3: Tính chất kết hợp HS: a.(b.c) = (a.b).c Tương tự như phép nhân trong N em nào có thể nêu công thức về tính chất kết hợp của phép nhân trong Z, phát biểu tính chất đó. Học sinh nêu và phát biểu thành lời. áp dụng, hãy tính bằng hai cách Học sinh nêu 2 cách tính a, 9.(-5).2 9.(-5).2 = [9.(-5)].2 = (-45).2 = -90 b, 15.(-2).(-5)(-6) 9.(-5).2 = 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90 GV giới thiệu các chú ý (SGK/94): -Tích của nhiều số nguyên. -Đổi chỗ khi tính tích. -Luỹ thữa của số nguyên a. HS đọc lần lượt các chú ý (SGK/94) GV cho học sinh hoạt động nhóm bài ?1, ?2 yêu cầu HS lấy VD minh hoạ HS hoạt động theo nhóm (4 HS/nhóm) khoảng 3 phút GV giới thiệu nhận xét (SGK/94) áp dụng tính: HS thực hiện phép tính a, 4.7.(-11).(-2) a, = (4.7).[(-11).(-2)] = 28.22 = 616 b, (-3)3 b, = (-3) .(-3) .(-3) = -27 c, (-3)4 c, = (-3) .(-3) .(-3) .(-3) = 81 Hoạt động 4: Nhân với 1 HS phát biểutính chất nhân với 1 a.1 = 1.a = a “Mọi số nguyên nhân với 1 đều bằng chính nó” GV cho HS làm ?3 và ?4 HS cả lớp cùng làm ?3 và ?4 GV yêu cầu HS báo cáo kết quả của ?3 và ?4 HS trả lời GV Vậy hai số đối nhau có bình phương bằng nhau ?3 a.(-1) = (-1).a = -a ?4 (-3)2 = 32 (=9) Hoạt động 5: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng GV cho học sinh nêu công thức và phát biểu nội dung của tính chất trên GV Phép nhân trong Z cũng có tính chất tương tự HS: a.(b+c) = a.b + a.c Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại. (?) Tính chất trên có đúng với phép trừ hay không? Lấy VD minh hoạ HS Tính chất trên có đúng với phép trừ vì phép trừ được định nghĩa bởi phép cộng VD: 5. (2-7) = 5.(-5) = - 25 5. (2-7) = 5.2 - 5.7 = 10 - 35 = -25 GV giới thiệu chú ý (SGK/95) a(b-c) = a.b - a.c GV cho HS làm ?5 HS cả lớp cùng làm ?5 GV cho 2 HS lên bảng làm bài HS 1 lên bảng làm câu a HS 2 lên bảng làm câu b ĐS: a, = -64 b, = 0 Hoạt động 6: Củng cố GV cho HS phát biểu lại các tính chất của phép nhân trong tập hợp Z. So với tính chất của phép nhân trong N HS phát biểu các tính chất của phép nhân trong Z Các tính chất của phép nhân trong Z hoàn toàn tương tự như các tính chất của phép nhân trong N GV cho HS làm bài 91(SGK) Thay một thừa số bằng tổng để tính 2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp cùng làm a, -55.11 b, 75.(-21) a, -55.11 = - 55.(10+1) = -605 b, 75.(-21) = 75.(-20-1) = 75.(-20) - 75.1 = -1500-75 = - 1575 Làm bài 92 (SGK/95) GV cho 2 HS lên bảng làm theo 2 cách khác nhau Nhận xét cách nào nhanh hơn ? Làm bài 94a (SGK/95) C1: (37-17).(-5)+23.(-13-17) = 20.(-5)+23.(-30) = -100-690 = -790 C2: (37-17).(-5)+23.(-13-17) = 37.(-5)+17.5+23.(-13)-23.17 = -175+85-299-392 = -790 Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà Học thuộc các tính chất của phép nhân trong Z Làm bài 92b, 93, 94b (SGK), 134, 135, 137 (SBT) HS khá giỏi làm bài 139, 140, 141 (SBT)

File đính kèm:

  • docT 63.doc