Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 58

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: + Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của các loài ĐV (đa dạng, phong phú số lượng)

+ Bảng phụ hình1.4 SGK

- HS: Sưu tầm tranh ảnh ĐV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc210 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 58, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 19/8/2013 Tiết : 1 Ngày dạy : 20/8/2013 MỞ ĐẦU Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - GV: + Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của các loài ĐV (đa dạng, phong phú số lượng) + Bảng phụ hình1.4 SGK - HS: Sưu tầm tranh ảnh ĐV. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể Mục tiêu:HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 5,6 và trả lời câu hỏi: - HS Cá nhân HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi: ? Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? - 1 vài HS trình bày đáp án, các HS khác nhận xét, bổ sung - GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và phần bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông? - HS thảo luận từ những thông tin đọc được hayqua thực tế và nêu được: ? Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu? - GV lưu ý thông báo thông tin nếu HS không nêu được. ?-Em có nhận xét gì vè số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật. - HS lắng nghe GV giới thiệu thêm. - GV thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. Hoạt động 2: Sự đa dạng về môi trường sống Mục tiêu: HS nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống, nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống. I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể: + Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu loài. + Kích thước của các loài khác nhau. Kết luận: Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài. II. Sự đa dạng về môi trường sống: - GV yêu cầu HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.(SGK-7) - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin và hoàn thành bài tập. Yêu cầu: - GV cho HS chữa nhanh bài tập. - GV cho HS thảo luận rồi trả lời: ? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? - Cá nhân vận dụng kiến thức đã có, trao đổi nhóm và nêu được: ? Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực? ? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao? - GV hỏi thêm: ? Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật? HS có thể nêu thêm 1 số loài khác ở môi trường như: Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển... - Đại diện nhóm trình bày. - GV cho HS thảo luận toàn lớp. - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận. Kết luận: - Động vật phân bố được ở nhiều môi trường: Nước, cạn, trên không - Do chúng thích nghi cao với mọi môi trường sống. 4. Củng cố: - GV cho HS đọc kết luận SGK. - Yêu cầu HS làm tập câu 1, 2 (SGK.)/ Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Động vật có ở khắp mọi nơi do: a. Chúng có khả năng thích nghi cao. b. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa. c. Do con người tác động. Câu 2: Sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở: a.Sự đa dạng về kích thước. b.Sự đa dạng về loài. c.Sự đa dạng số lượng cá thể. d. Cả a,b,c đều đúng 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập. ********************************************** Tuần: 1 Ngày soạn: 19/8/2013 Tiết : 2 Ngày dạy : 21/8/2013 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. - Nêu được đặc điểm chung của động vật. - Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to H 2.1 , 2.2 SGK Bảng phụ 1và 2 SGK 2. HS: Ôn kiến thức Tế bào, nghiên cứu trước nội dung bài. III. HOẠT DỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng,phong phú không? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật Mục tiêu: HS tìm được đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật. GV yêu cầu HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9.( GV Treo tranh) bảng phụ ? Phân biệt ĐV với TV ? HS: Cá nhân quan sát hình vẽ SGK/9, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời - GV kẻ bảng 1 lên bảng phụ để HS chữa bài. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm. - Một HS trả lời,Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa bài. - GV lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học. - GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng. - GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới. - GV yêu cầu tiếp tục thảo luận: ? Động vật giống thực vật ở điểm nào? ?Động vật khác thực vật ở điểm nào? * HS ghi k. luận: I. Phân biệt động vật với thực vật Kết luận: - Động vật và thực vật : + Giống nhau: Đều là các cơ thể sống ,đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản. + Khác nhau: ĐV có khả năng Di chuyển, Có hệ thần kinh và giác quan, sống dị dưỡngnhờ vào chất hữu cơ có sẵn - TV: không di chuyển,không có HTKvà giác quan, sống tự dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ để sống. Đặc điểm Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulo của tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Không Có Không Có Động vật X X X X X X Thực vật X X X X X X Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của động vật. GV:Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10. ? Động vật có những đặc điểm chung nào? -HS N.cứu và trả trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. - GV ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa. HS rút ra kết luận. - GV thông báo đáp án. * Ô 1, 3, 4. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. II. Đặc điểm chung của động vật: Kết luận: - Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng( khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn) Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật Mục tiêu: HS nắm được các ngành động vật sẽ học trong chương trình sinh học lớp 7. - HS : N.cứu SGK /10 ?Người ta phân chia giới ĐV NTN? - HS trả lời - GV giới thiệu: Động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện qua hình 2.2 SGK. Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. III. Sơ lược phân chia giới động vật: ( SGK/10) Kết luận: - Có 8 ngành động vật + Động vật không xương sống: 7 ngành(ĐV nguyên sinh,Ruột khoang,Các ngành giun :(giun dẹp, giun tròn,giun đốt), thân mềm, chân khớp). + Động vật có xương sống: 1 ngành (có 5 lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Hoạt động 4: Tìm hiểu vài trò của động vật Mục tiêu: HS nắm được lợi ích và tác hại của động vật GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2: Động vật với đời sống con người (SGK/11) HS: Các nhóm hoạt động, trao đổi với nhau và hoàn thành bảng 2. HS: Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kẽ sẵn bảng 2 để HS chữa bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? - HS hoạt động độc lập, yêu cầu nêu được: + Có lợi nhiều mặt nhưng cũng có một số tác hại cho con người. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. IV. Tìm hiểu vài trò của động vật: (Bảng 2 SGK/11) Kết luận: - Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại. STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: - Thực phẩm - Lông - Da - Gà. lợn, trâu, thỏ, vịt... - Gà, cừu, vịt... - Trâu, bò... 2 Động vật dùng làm thí nghiệm: - Học tập nghiên cứu khoa học - Thử nghiệm thuốc - Ếch, thỏ, chó... - Chuột, chó... 3 Động vật hỗ trợ con người - Lao động - Giải trí - Thể thao - Bảo vệ an ninh - Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà... - Voi, gà, khỉ... - Ngựa, chó, voi... - Chó. 4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp... 4. Củng cố: - GV cho HS đọc kết luận cuối bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK trang 12.(tham khảo ôn tập sinh trang/8, SGV) 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Có thể em chưa biết”. - Chuẩn bị cho bài sau: + Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh. + Ngâm rơm, cỏ khô vào bình trước 5 ngày. + Lấy nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản. Tuần: 2 Ngày soạn: 24/8/2013 Tiết : 3 Ngày dạy : 26/8/2013 Chương I: NGHÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 3: TH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là trùng roi và trùng đế giày. - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. - Tranh trung đế giày, trùng roi, trùng biến hình. 2. HS: Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nứơc trong 5 ngày. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra : 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Quan sát trùng giày Mục tiêu: HS tìm và quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô. - GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên,và phân chia nhóm. HS làm việc theo nhóm đã phân công. - GV hướng dẫn các thao tác: + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình) + Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi. + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ. + Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày. HS: Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV. - GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm. - Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết hình dạng trùng giày. GV hướng dẫn cách cố định mẫu:Dùng la menđậy lên giọt nước có trùng, lấy giấy thấm bớt nước. - HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày. - GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển - HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển . ? Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến? - GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng. - HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo kết quả đúng để HS tự sửa chữa, nếu cần. Hoạt động 2: Quan sát trùng roi - GV cho HS quan sát H 3.2 và 3.3 SGK trang 15. - HS tự quan sát hình trang 15 SGk để nhận biết trùng roi. - GV yêu cầu HS làm với cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày. - Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát. - Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi. - GV gọi đại diện một số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1. - GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm. - GV lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu. - Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 16. - Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo đáp án đúng: 1. Quan sát trùng giày: * Hình dạng: Cơ thể hình khối, không đối sứng, có hình chiếc giày. *Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay, Có lông bơi 2. Quan sát trùng roi ( SGK/15-16) a.Quan sát ở độ phóng đai nhỏ b. Quan sát ở độ phóng đai lớn + Đầu đi trước + Màu sắc của hạt diệp lục. 4. Củng cố: GV yêu cầu HS vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích. -Viết thu hoạch nộp -Nhận xét giờ thực hành chấm điểm thực hành, Yêu cầu dọn vệ sinh lớp học. - Ba rem chấm bài thu hoạch: ý thức: 2 điểm, Dụng cụ:1 điểm, vệ sinh 2 điểm,bản trường trình 5 điểm. 5. Dặn dò: - Vẽ hình trùng giày, trùng roi và ghi chú thích. - Đọc trước bài 4. - Kẻ phiếu học tập “Tìm hiểu trùng roi xanh vào vở bài tập”. ************************************************ Tuần: 2 Ngày soạn: 24/8/2013 Tiết : 4 Ngày dạy : 31/8/2013 Bài 4: TRÙNG ROI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng. - HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Phiếu học tập, tranh phóng to H 1, H2, H3 SGK, bảng phụ 2. HS: Ôn lại bài thực hành. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ( không) 3. Bài học mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh - GV yêu cầu: + Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước. ?Trùng roi sống ở đâu? - Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17 và 18 SGK. ? Hình thức dinh dưỡng? ? Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh? - HS dự vào H 4.2 SGK và trả lời, lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác. (.Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể.) Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi Mục tiêu: HS thấy đựơc tập đoàn trùng roi xanh là động vật trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. - GV yêu cầu HS: + Đọc, Nghiên cứu SGK quan sát H 4.3 trang 18. Cá nhân đọc TT. + Hoàn thành bài tập mục s trang 19 SGK (điền từ vào chỗ trống). - Trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập: - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. - 1 vài HS đọc toàn bộ nội dung bài tập. - GV nêu câu hỏi: ?Tập đoàn Vôn vôc dinh dưỡng như thế nào? - Hình thức sinh sản của tập đoàn Vônvôc? - GV lưu ý nếu HS không trả lời được thì GV giảng: Trong tập đoàn 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới. - Tập đoàn Vônvôc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào? - GV rút ra kết luận. I. Trùng roi xanh: 1. Nơi sống: Trong nước ngọt (ao, hồ, đầm, ruộng, vũng nước mưa... 3. Dinh dưỡng: - Tự dưỡng và dị dưỡng. - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào. - Bài tiết: Nhờ không bào co bóp. 4. Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. II. Tập đoàn trùng roi: Kết luận: - Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào, bước đầu có sự phân hoá chức năng. 4. Củng cố: - GV cho hs đọc ghi nhớ Sgk/19 - HS trả lời các câu hỏi 1, 2 Sgk/19 5. Dặn dò: - Học bài. - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 5: Trùng biến hình và trùng giày. Tuần: 3 Ngày soạn: 31/8/2013 Tiết : 5 Ngày dạy : 2/9/2013 Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. - HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Hình phóng to 5.1; 5.2; 5.3 trong SGK. - Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh. 2. HS: - Chuẩn bị bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK HS Cá nhân tự đọc các thông tin trong SGK trang 20, 21. - GV: Yêu cầu hs quan sát H 5.1 Sgk. ? Nêu đặc điểm của trùng biến hình? - HS: Trả lời. ? Trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào của cơ thể? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. ? Trùng biến hình tiêu hóa và bài tiết như thế nào? - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. ? Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức nào? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. - Nêu quá trình tiêu hóa và bài tiết của trùng giày? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. ? Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức nào? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. I. Trùng biến hình: 1. Cấu tạo và di chuyển: - Gồm 1 tế bào có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân + Không bào tiêu hoá, không bào co bóp. - Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía). 2. Dinh dưỡng: - Tiêu hoá nội bào. - Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi nơi. 3. Sinh sản: Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể. II. Trùng giày: 1. Dinh dưỡng: - Thức ăn qua miệng tới hầu tới không bào tiêu hoá và biến đổi nhờ enzim. - Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ để thoát ra ngoài. 2. Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. - Hữu tính: bằng cách tiếp hợp. 4. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ Sgk/22. - HS trả lời câu hỏi 1, 2 Sgk/22 5. Dặn dò: - Học bài. - Đọc mục “Em có biết” - Đọc trước bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Tuần: 3 Ngày soạn: 31/8/2013 Tiết : 6 Ngày dạy : 5/9/2013 Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. - HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể. I. CHUẨN BỊ: 1.GV: Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK. 2. HS: Kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở. Phiếu học tập STT Tên động vật Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét 1 Cấu tạo 2 Dinh dưỡng 3 Phát triển III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ?.Trùng giày lấy thức ăn, thải bã như thế nào? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Trên thực tế có những bệnh do trùng gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét - GV: Trùng giống trùng biến hình chỉ khác nhau ở một số đặc điểm. ? Khác nhau ở những đặc điểm nào? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. - GV: Trùng sốt rét có cấu tạo như thế nào? ? Trùng sốt rét di chuyển ntn? - HS: Trả lời. - GV: Chốt lại và ghi nội dung lên bảng. - GV: Cho hs quan sát h 6.4 Sgk và đọc nội dung. ? Nêu vòng đời của trùng sốt rét? - HS: Làm theo hướng dẫn của GV. - GV: Rút ra KL. GV cho HS làm nhanh bài tập mục s trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình. GV lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian. Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào? Nếu HS không trả lời được, GV nên giải thích. GV cho HS làm bảng 1 trang 24. GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn. Cá nhân tự hoàn thành bảng 1. Một vài HS chữa bài tập, các HS khác nhận xét, bổ sung. I. Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Cấu tạo: Có chân giả ngắn, không có không bào. - Dinh dưỡng: Thực hiện qua màng tế bào, nuốt hồng cầu. - Phát triển: Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột. II. Trùng sốt rét: 1.Cấu tạo và dinh dưỡng: - Không có cơ quan di chuyển. - Không có các không bào. - Thực hiện qua màng tế bào. - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu. 2. Vòng đời: Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hc. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hc, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. Chúng phá vỡ hc để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới. Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét Đặc điểm Động vật Kích thước (so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh Trùng kiết lị To Đường tiêu hóa Ruột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu. Kiết lị. Trùng sốt rét Nhỏ Qua muỗi -Máu người -Ruột và nước bọt của muỗi. - Phá huỷ hồng cầu. Sốt rét. GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bảng 1, kết hợp với hình 6.4 SGK. HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời. Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì? GV đề phòng HS hỏi: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta Mục tiêu: HS nắm được tình hình bệnh sốt rét và các biện pháp phòng tránh. GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi: HS Cá nhân đọc thông tin SGK và thông tin mục “ Em có biết” trang 24, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời. Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào? Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng? GV hỏi: Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét? GV thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: + Tuyên truyền ngủ có màn. + Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí. + Phát thuốc chữa cho người bệnh. GV yêu cầu HS rút ra kết luận II. Bệnh sốt rét ở nước ta: Kết luận: - Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần được thanh toán. - Phòng bệnh: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi. 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ Sgk/25 - Bài tập: Khoanh tròn vào đầu câu đúng. Câu 1: Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên? a. Trùng biến hình b. Tất cả các loại trùng c. Trùng kiết lị Câu 2: Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu? a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Tiểu cầu Câu 3: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào? a. Qua ăn uống b. Qua hô hấp c. Qua máu Đáp án: 1c; 2b; 3c. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu về bệnh do trùng gây ra. - Đọc trước bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Tuần: 4 Ngày soạn: 8/9/2013 Tiết : 7 Ngày dạy : 9/9/2013 Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. - HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh vẽ một số loại trùng, Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật. 2. HS: kẻ bảng 1 và 2 vào vở và ôn bài hôm trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trùng kiết lị và trùng biến hình giống và khác nhau những điểm cơ bản nào? 3. Bài mới: -VB: Động vật nguyên sinh, cá thể chỉ là một tế bào, song chúng có ảnh hưởng lớn đối với con người. Vậy ảnh hưởng đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh. -GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1. - Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ. Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. - GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài, GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. Hoàn thành nội dung bảng 1. - Đại diện nhóm trình bày bằng cách ghi kết quả vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV ghi phần bổ sung của các nhóm vào bên cạnh.,GV cho HS quan sát bảng 1 kiến thức chuẩn, HS sửa đúng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời 3 câu hỏi: HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được: -Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì ? -Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì? -Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung? -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - Cho 1 HS nhắc lại kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Mục tiêu: HS nắm được vai trò tích cực và tác hại của động vật nguyê

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 7 CA NAM.doc
Giáo án liên quan